Xây-dựng-thương-hiệu như thế nào [building brand]? 1 góc nhìn của người làm NCTT [research]
Bài viết này chỉ lạm bàn một khía cạnh nhỏ xíu, nhỏ xíu về research giúp ích cho xây dựng thương hiệu [ brand building ] như thế...
Bài viết này chỉ lạm bàn một khía cạnh nhỏ xíu, nhỏ xíu về research giúp ích cho xây dựng thương hiệu [brand building] như thế nào nhé, vì research làm được nhiều quá, nếu nói hết chắc già mất ^_^, và các mảng khác cũng làm được rất nhiều cho việc xây dựng thương hiệu cho 1 cá thể/tập thể/đối tượng nào đó.)
Xây dựng thương hiệu, là việc làm của bất kỳ một thương hiệu nào, dù vừa vào thị trường, hay đã ngự trị rất lâu tại một thị trường nào. Xây dựng thương hiệu đòi hỏi tính sáng tạo, khả năng thấu hiểu người tiêu dùng, khả năng nhìn ra tiềm năng của thị trường,…
Khi làm brand building, cái khó là làm sao (1) định vị rõ được giá trị của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng [Value Proposition] của nhãn hiệu của mình là gì, và phải (2) thật chắc, thật sâu; để rồi (3) “tiêm” điều ấy vào trong trí nhớ người tiêu dùng và (4) tác động đến hành vi của họ.
Mô hình sau mô tả rất hay một trong các cách các bạn có thể xây dựng Value Proposition.
Sự thấu hiểu người tiêu dùng [consumer insight], có thể lấy ra từ research thông qua quan sát, điều nghiên dữ liệu, tổng hợp và phân tích đưa ra kết luận.
Tuy nhiên ứng dụng sự thấu hiểu ấy, và diễn dịch được sang các lợi ích cho người dùng [translate insight into consumers’ benefits] cũng là một hành trình đòi hỏi nhiều công sức, không hề dễ dàng, đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng hiểu thị trường, hiểu người tiêu dùng, hiểu vấn đề của marketer lẫn researcher, nhằm đạt đến mục tiêu quan trọng nhất là đưa ra được giải pháp hiệu quả [effective solution] cho người dùng, dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ đang cung cấp.
====
nếu đã thích thú với phần trên, tiếp theo sẽ là một ít chi tiết thêm.
phần đa, các dịch vụ/sản phẩm sẵn có trên thị trường, thì nhà sản xuất hay đội marketing của sản phẩm đó thường luôn nghĩ rằng, bản thân đã hiểu hết về brand proposition và service value họ cung cấp. NHƯNG đôi khi, có sự "vênh" trong cách hiểu của bên cung cấp và bên tiếp nhận.
Cùng nhau thử nhìn vào ví dụ này nhé. [A] đoạn đối thoại trong một gia đình nhé.
Bạn có bị ngộ nhận giống nhân vật "cha"/ "mẹ" không? Đôi khi, vì kiến thức sẵn có, vì kinh nghiệm đã trải qua, những giả định có sẵn trong ý thức và tiềm thức, sẽ khiến ta không hoàn toàn nghe đúng những điều khách hàng đang muốn nói với chúng ta.
Và vì ngộ nhận ban đầu, dẫn đến những câu hỏi hay phản ứng về sau này của chúng ta sẽ không còn khách quan và phản ánh đúng điều thị trường (người tiêu dùng) đòi hỏi nữa.
Đây là một trong những bài học lớn nhất, và đầu tiên, mà mình nghĩ ai cũng nên học được khi bước vào tìm hiểu một vấn đề nào đó. Có thể tóm gọn bằng câu nói sau:
“It’s when you drop all your assumptions… that the dialogue starts”
Để thấu hiểu người tiêu dùng, trước hết phải hiểu đúng, biết đúng về vấn đề họ đang nói hay muốn nói mà chưa thành lời. Đó gọi là dialogue (đối thoại). Và đối thoại này, là bước đầu tiên cho xây-dựng-thương-hiệu trong tâm trí đối tượng bạn hướng đến.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất