Khái niệm thiết kế kiến trúc "bền vững", "vì môi trường" nghe như một trend tốn kém và không thực tế ở các quốc gia đang phát triển, khi mà vấn đề giảm ngân sách xây dựng ban đầu vẫn luôn rất quan trọng với mỗi dự án, mỗi công trình, và lợi ích về thuế và kinh doanh cho công trình được công nhận bền vững chưa được quy định rõ. Tuy nhiên bảo vệ môi trường chỉ là một phần của bền vững, không phải là tất cả, nó còn là bền vững về lợi nhuận kinh tế lâu dài cho chủ đầu tư, đến từ nhiều yếu tố được thu hút, duy trì và phát triển từ nỗ lực "bền vững" đến cố chấp từ ban đầu.
Trong chuỗi bài viết này mình xin giới thiệu các tiêu chuẩn, nguyên lý thiết kế đã có trên thế giới, để thực tế hóa thiết kế bền vững, thiết kế tự phục hồi và cùng thảo luận về các nguyên lý này trong môi trường xây dựng Việt Nam. Mục đích chính là để mọi người có thêm thông tin khi thuyết phục khách hàng, mang lại lợi ít lâu dài cho tất cả các bên liên quan tới dự án.
Mình xin nhấn mạnh thiết kế bền vững ngoài đem lại lợi ích cho môi trường, còn phải mang lại thuận lợi tài chính, lợi ít cho sức khỏe, hỗ trợ xã hội, cộng đồng. Mà suy cho cùng, ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường cũng sẽ quy về đem lại lợi nhuận kinh tế cho chủ đầu tư theo nhiều cách khác nhau. Xứng đáng với khoản đầu tư bỏ ra ban đầu
Phương pháp luận cho thiết kế toàn diện của Viện Kiến Trúc Hoa Kỳ (AIA)
Bộ hướng dẫn cho thiết kế bền vững (sustainable), thiết kế tự phục hồi (Resilient), và thiết tích hợp (Inclusive), bao gồm 10 nguyên lý:

1. Design for Integration: Thiết kế tích hợp

Làm rõ, truyền cảm hứng về mục tiêu, giá trị theo đuổi của dự án để mọi người đồng lòng thực hiện, bảo vệ mục tiêu này và có cảm giác gắn kết với không gian.

Vẻ đẹp và niềm hứng khởi:

Kích hoạt, gắn kết càng nhiều giác quan của con người với không gian càng tốt. Khi con người ta trải nghiệm càng nhiều, gắn kết càng nhiều với công trình, người ta càng có cảm giác sở hữu và thuộc về, càng tự giác bảo tồn và phát triển dự án. Đánh vào phần trải nghiệm sinh học, tâm lý và vật lý: nhìn, nghe, chạm.

Đồng lòng ý tưởng thiết và mục tiêu vận hành:

Tập trung tất cả các bên liên quan gồm người sử dụng, cộng đồng, thiết kế, thầu, chủ đầu tư, ... từ sớm để hiểu rõ lợi ích của thiết kế bền vững và cùng xây dựng phương pháp thực hiện và kiểm tra lẫn nhau để mục đích ban đầu được đảm bảo từ những ngày đầu của dự án.

Kết nối vị trí, khí hậu, văn hóa, và con người:

Tận dụng lợi thế của tất cả yếu tố mà khu đất mang lại. Tìm hiểu các yếu tố bản địa, cách và lý do con người sử dụng khu đất trong lịch sử để hỗ trợ dự án và cộng đồng trong tương lại.

Quy trình thiết kế tích hợp:

Tiếp cận thiết kế bằng thái độ tôn trọng, kết hợp góc nhìn, và chuyên môn từ tất cả các bên liên quan từ khởi đầu dự án. Khi nhà thầu, người dùng, chủ đầu tư, thợ xây, cộng đồng, chính quyền,... thấy rõ đóng góp gốc nhìn của mình được tôn trọng thực hiện trong thiết kế, họ sẽ cảm giác muốn đồng lòng bước tiếp và cùng bảo vệ mục tiêu bền vững.
Thảo luận chung:
Khi nhà thầu, đội thợ và cộng đồng hiểu rõ mục tiêu thiết kế, được đóng góp và ghi nhận vào sự thành công của mục đích chung vốn có lợi cho không chỉ chủ đầu tư, thợ sẽ thi công kĩ càng hơn, trân trọng công việc của mình, hạn chế tháo dỡ và hư hao vật liệu, cộng đồng sẽ hỗ trợ vật lực, nhân lực cho công trình, thông cảm cho thời gian thi công, cung cấp thông tin quan trọng về đặc điểm địa phương. Người dùng khi dùng công trình đúng mục đích của thiết kế, tránh lãng phí. Thông tin về yêu cầu tương lai của người dùng trực tiếp được nêu rõ ban đầu và được triển khai sẽ hạn chế chi phí cải tạo về sau. Thiết kế tích hợp giúp các bên hiểu rõ mình sẽ cần làm gì từ sớm và lên kế hoạch chi tiết sớm, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Sự gắn kết về mặc cảm xúc với công trình của cộng đồng sẽ rất có lợi cho hoạt động kinh doanh về lâu dài của chủ đầu tư. Thử tưởng tượng nếu tất người dân có thể khoe về một gốc nhỏ trong một khu phức hợp mà mình đã tự tay xây nên hay đóng góp ý kiến, hay một khoản sân mà họ đã có một trải nghiệm vui với gia đình và hàng xóm, họ sẽ muốn rủ bạn bè, gia đình quay lại ăn uống, vui chơi, mua sắm thường xuyên. Nếu là công trình nhà ở mà trước đó đã làm rõ sự tôn trọng cho cộng đồng thì hàng xóm có thể yêu quý, giúp giữ sạch sẽ khu vực xung quanh nhà, thông cảm và hỗ trợ cho quá trình thi công hay cần sửa sang. Lợi ích về kinh tế, môi trường và tình cảm làng xóm đều khả thi.

2. Design for Equitable Communities: Thiết kế cho một cộng đồng công bằng

Thiế kế tôn trọng và xây dựng một cộng đồng bình đẳng, dễ tiếp cận, đa dạng. Tháo dỡ các rào cản và gắn kết mọi tầng lớp. Chăm sóc các cộng đồng dễ bị tổn thương. Thiết kế bảo vệ sức khỏe và khả năng tự hồi phục của cộng đồng cả trong cac thời kì khó khăn.

Thiết kế quan tâm tới các vấn đề cộng đồng ngoài phạm vi dự án:

Hành động để tháo bỏ rào cản, để mọi người đều có cơ hội bình đẳng để kết nối, sống và phát triển, đặc biệt là nhóm đang bị giới hạn bởi rào cản vật lý và rào cản xã hội. Ví dụ như một bức tường cấm một số đối tượng vào khu vực có thể biểu diễn nghệ thuật đường phố, hay tiếp nhận thông tin về cơ hội việc làm.
Dùng dự án để tăng nhận thức của cộng đồng về tác động kinh tế, môi trường và xã hội. Ví dụ dùng một khu vực trống trước sân để xây dựng lớp học nghề sau giờ làm việc văn phòng, Thực nghiệm cách tái sử dụng nước ngoài công trình cho mọi người xem và học tập,...

Thiết kế ủng hộ xã hội công bình, đa dạng và tích hợp:

Thiết kế không gian tụ hợp, ủng hộ kết nối giữa người với người. Thành lập team thiết kế với đa dạng thành phần để có thể nghĩ cho đa dạng đối tượng. Tính toán cách bảo vệ người dân ở các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai, bệnh tật. bằng thiết kế nhà chính phủ tốt hơn, hỗ trợ các chương trình cộng đồng, mở rộng không gian xanh công cộng. Sử dụng vật liệu xây dựng không có hóa chất ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Thiết kế không gian có thể sử dụng thuận lợi và đem lại nhiều lợi ích cho nhiều nhóm người, từ già đến trẻ, tất cả tầng lớp, giới tính, tình trạng sức khỏe. Sử dụng vật liệu từ các nhà sản xuất chứng minh được sự ủng hộ cho cộng đồng, tôn trọng con người và môi trường.

Trao quyền và ủng hộ sự tham gia của cộng đồng

Tìm hiểu kĩ đặc trưng cộng đồng để có giải pháp thiết kế tăng cường sức sống, sức phục hồi và đáng sống của cộng đồng. xây dựng sự tin tưởng giữa nhóm dự án và cộng đồng. Tổ chức sự kiện tham khảo ý kiến thiết kế, lấy thông tin về các vấn đề và nhu cầu của cộng đồng và ghi nhận đánh giá. Cổ vũ người dân tham gia vào mọi giai đoạn và quy mô dự án. Thay đổi suy nghĩ của team dự án từ "Ở đây đang thiếu gì mà thiết kế có thể bổ sung ?" sang "Team có thể học hỏi được gì từ kiến thức và chuyên gia địa phương". Tăng khả năng tiếp cận cho mọi người, và sử dụng nguồn lực địa phương. Dùng chi tiết thiết kế ví dụ như ghế ngồi, bóng mát để thu hút người dân đến tương tác và kết nối với nhau.

Cộng đồng tự hồi phục

Thiết kế đảm bảo an toàn và nhu cầu sống thiết yếu của tất cả nhóm dân trong trường hợp xấu. Cải thiện một phần cơ sở hạ tầng và chuẩn bị cho các tình huống xấu trong tương lai, ví dụ như thủy triều cao hơn hàng năm. Chuẩn bị cho công trình có thể tự thích nghi và thay đổi cùng cộng đồng trong tương lai. Kết nối với các cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho tương lai ở địa phương. Thí dụ như các phòng có thể mở rộng hơn khi nhu cầu sử dụng tăng lên trong tương lai, các khu vực đa chức năng, không gian mở mà cộng đồng có thể thay đổi linh động.

Tính di động và khả năng tiếp cận

Tăng khả năng tiếp cận, không tạo thêm rào cản xã hội. Tìm hiểu tất cả các hình thức người dân có thể dùng để tiếp cận và tạo thuận lợi cho tất cả tình huống đó. Vì dụ bãi đậu xe, ramp xe lăn, nơi dừng cho taxi thả người, trạm xe bus,... Áp dụng nguyên lý thiết kế phổ quát (Universal Design). Xem xét toàn bộ trải nghiệm di chuyển của mọi nhóm người và tạo đường đi, lối tiếp cận đơn giản, thuận lợi ở mọi ngóc ngách. Ưu tiên con người chứ không phải phương tiện. Cung cấp đủ ánh sáng và tầm nhìn dọc lối di chuyển để đảm bảo an toàn. Xem xét tác động về mặt cảnh quan và hiệu ứng đảo nhiệt của các bãi xe.
Thảo luận chung:
Hỗ trợ sự phát triển đồng đều của cả cồng đồng để mọi người đều có nguồn lực để đem về cho dự án. Mội khu vực dân trí và mức sống cao sẽ nâng cao giá trị dự án, khả năng cho thuê, đa dạng tệp khách hàng cho các dư án kinh doanh, an ninh hơn. Tạo không gian cho mọi người kết nối xã hội với nhau sẽ giúp quảng bá cho dự án, kết hợp với khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng để di chuyển thuận lợi sẽ thu hút đầu tư cho các hoạt động kinh doanh.
Khi công trình đã có chuẩn bị để tự phục hồi hay thích nghi với thay đổi trong tương lai sẽ tiết kiệm được chi phí cải tạo rất lớn, Khi trao quyền và khuyến khích tương tác của cộng đồng thì cũng mang lại tính sở hữu và lợi ích kinh doang như nguyên lý 1. Tận dụng kiến thức, kinh nghiệm và những vật liệu, hình thức đã được tồn tại qua thử thách thời gian của địa phương có thể hạn chế sai lầm thiết kế và chi phí sửa chữa không cần thiết.
...
Còn tiếp