Xã hội lý tưởng khoa học
(Bài viết không liên quan chút nào đến chính trị. Đừng bẻ lái. Cực kỳ khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, thắc mắc, tranh...
(Bài viết không liên quan chút nào đến chính trị. Đừng bẻ lái.
Cực kỳ khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, thắc mắc, tranh luận về bài viết.)
Xã hội lý tưởng có thể hiểu là xã hội trong mơ, được tưởng tượng ra nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong xã hội hiện tại. Mình sẽ thử miêu tả khái niệm về xã hội lý tưởng của mình để mọi người cùng tranh luận nhé.
Trước hết sẽ đi từ những vấn đề tồn tại cho tới những giải pháp được mình cho là “chắc chắn sẽ xảy ra” để giải quyết những vấn đề đó.
Đầu tiên đó là vấn đề nghèo đói. Dù cho xã hội hiện tại có phát triển đến đâu, công nghiệp, kinh tế, hiện đại hóa cũng không thể ảnh hưởng tới tầng dưới chót của xã hội. So với 200 năm trước hay kể cả 1000 năm trước đi nữa, người chết đói được chết đói trên tivi còn ăn mày sẽ được ăn mày trên nền bê tông và dưới ánh đèn (k nói đến những người giả ăn mày) đấy là sự khác biệt duy nhất họ nhận được =)))))) Vậy giải quyết thế nào.
Nhìn một chút vào hiện trạng, thống kê năm 2017 cho biết rằng chỉ riêng lương thực bị lãng phí ở Mỹ có thể nuôi sống thêm 2 tỷ người. Và mình mạnh dạn giả thuyết rằng khoa học và công nghệ của chúng ta ở hiện tại có thể dễ dàng tạo nên một mô hình nông nghiệp tự động hóa 100%, không cần bàn tay của con người, tái sử dụng và lợi dụng 100% tài nguyên sẵn có, không tạo ra bất kỳ sự lãng phí hay ô nhiễm cũng như tiêu hao thêm bất kỳ tài nguyên nào nhưng vẫn có thể nuôi sống toàn thế giới ở mức cơ bản (dù dân số có gấp đôi đi nữa). Tương tự với các nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt khác.
Và nó ảnh hưởng tới lợi ích của rất rất nhiều người đang nắm quyền, hoắc đang sở hữu tài sản không lồ, những người đang tận hưởng cảm giác quyền lực khi đứng trên người khác. Vì trong xã hội như vậy, mọi đều bình đẳng. Hay nói đúng hơn, mọi người chẳng có lý do gì để phải đứng dưới người khác cả.
Tất cả những mô hình xã hội hay chính quyền từ trước tới nay đều tồn tại những bất cập riêng. Vậy thì chúng ta cứ thử giả sử một mô hình xã hội không tưởng được lãnh đạo bởi các nhà khoa học (chế độ nghị viện). Cứ bỏ qua quá trình đạt được nó đi (chiến tranh, biểu tình, lật đổ, hay tự hợp nhất theo xu thế, hay thí nghiệm về xã hội của người ngoài hành tinh). Tại sao lại là các nhà khoa hoc. Vì họ là cá thể có ích duy nhất đối với sự phát triển của văn minh khi phát triển tới văn minh cấp vũ trụ và chắc bạn không muốn mình sống dưới luật pháp của cộng đồng cuồng tín hay cộng đồng anti-vax, trái đất phẳng nào đó phải không ? . Tri thức là thiên địch của những thứ đó. Và nó lại sinh ra một vấn đề, nếu những nhà khoa học trở nên biến chất khi nắm quyền thì sao, chẳng phải nếu vẫn tồn tại giai cấp sẽ vẫn tồn tại sự bất bình đẳng hay sao, làm cách nào để đảm bảo lợi ích của những người khác trong xã hội.
Đầu tiên là hạn chế quyền lực của những nhà lãnh đạo, họ chỉ có quyền đưa ra và bỏ phiếu định hướng chung cho xã hội và khung luật pháp chung áp dụng cho tất cả mọi người. Họ không có quyền chấp hành luật pháp. Luật pháp được chấp hành bởi máy móc và không có sự thiên vị . Quyền lực không mãi mãi tồn tại trong một cộng đồng cố định, bất cứ ai sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc và hoàn thành trên 70% kiến thức trong một lĩnh vực chỉ định và đưa ra được chu trình thí nghiệm của cá nhân để kiểm chứng giả thuyết của cá nhân đều được công nhận là nhà khoa học (học tập không tạo ra giá trị cho xã hội) và tham gia vào quá trình thiết lập luật pháp (thứ về sau sẽ biến mất theo chiều hướng phát triển). Quyết định của cá nhân mỗi người lãnh đạo (hay mỗi nhóm) sẽ không thể mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân hay nhóm đó được. Những thứ như thực phẩm, nhu yếu phẩm, năng lượng, bất động sản đều được quản lý và cung cấp bình quân. Hằng năm sẽ có những cuộc đánh giá các thành tựu khoa học và bỏ phiếu độ cống hiến để xác định kinh phí các thí nghiệm trong năm sau.
Con người khi đó sẽ được cung cấp một cuộc sống ở mức cơ bản (chắc chắn sẽ cao hơn mức trung bình ở thời điểm hiện tại) gồm cả giải trí và chăm sóc y tế mà không cần phải lao động. Vậy thì sẽ có vấn đề sinh ra:
Khi đó, ai sẽ là người lao động? Tại sao tôi phải lao động khi tất cả mọi người không phải lao động. Giá trị chung của xã hội sẽ suy giảm vì không có những giá trị mới được tạo ra. Dù cho máy móc cũng sẽ cần người vận hành và bảo dưỡng.
Có 3 đáp án cho câu hỏi này.
Đầu tiên là những người hiện tại vẫn đang cố gắng, vẫn đang lao động, học tập, nghiên cứu vì chính lý tưởng của họ, vì trí tò mò và sự khát khao chân lý của họ mà không phải vì cơm áo gạo tiền hay sự hưởng thụ cao hơn - những nhà khoa học. Và họ là yếu tố quan trọng nhất trong xã hội này. Nhưng những nhà khoa học sẽ chỉ hứng thú, chỉ cố gắng với nghiên cứu của họ, với tri thức của họ, vậy những công việc khác sẽ trao cho ai.
Đáp án thứ 2. Những người muốn được hưởng nhiều hơn, và những người phạm tội.
Những người vi phạm luật pháp sẽ bị phạt giam giữ cải tạo hoặc lao động những công việc nặng nhọc không có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe chung của xã hội (các công việc như bảo dưỡng máy móc, . . .)
Mỗi một người khi đó sẽ được phát 100 điểm mỗi tháng (1 loại tiền tệ, sức mua sẽ được quyết định sau dựa vào sức sản suất của toàn xã hội), mỗi người sẽ được phát “gạch” hàng ngày tại nơi ở, tức thực phẩm nén đủ chất dinh dưỡng và các vi chất, năng lượng nhưng khẩu vị sẽ không tốt. Các cá nhân, công ty game, đĩa nhạc, phim ảnh, truyện tranh, ẩm thực, thời trang, . . . tất cả các ngành nghề giải trí và phục vụ đời sống vẫn tồn tại và hoạt động bình thường, tất cả mọi người sẽ kiếm “điểm” thay vì tiền như hiện tại. Sự thay đổi xã hội sẽ chỉ ảnh hưởng tới tầng lớp cao nhất và thấp nhất của hiện tại. (cả phần này nghe giống hệt chủ nghĩa xã hội phải không =)))))), đúng đây. Vậy tại sao chủ nghĩa xã hội lại chưa thành công. Theo mình vì chủ nghĩa xã hội không tính đến yếu tố con người (lười biếng, xa đọa, hưởng thụ, đam mê quyền lực, . . .) còn mình đơn giản là loại nó sang một bên)
Đáp án thứ 3. Nếu xã hội này phát triển lên bậc cao hơn nữa, không có công việc dành cho con người, sẽ có những dây chuyền sản xuất ra những máy móc bảo dưỡng được cho chính dây chuyền và những máy móc khác. Tất cả mọi thứ không cần đến bàn tay của con người kể cả việc chấp hành luật pháp, tất cả sẽ được quản lý dưới một hệ thống không kẽ hở như TQ hiện nay đang hướng đến. Không còn án oan, không còn bất công, không còn thiên vị. Hệ thống quản lý giờ đây trở thành một phần trong đời sống của người dân như không khí hay quần áo vậy. Không ai bàn vấn đề riêng tư với không khí.
Một người bình thường từ khi sinh ra đến khi chết đi chỉ có 3 việc bắt buộc phải làm. Hoàn thành giáo dục bắt buộc, tuân thủ luật pháp và hưởng thụ cuộc sống.
Tiếp tục về một vấn đề hiện nay đang khá bức xúc. Vấn đề về kiến thức. Thời đại con người đang hướng tới vũ trụ, vẫn tồn tại những thành phần như anti-vax, trái đất phẳng, thực dưỡng, thuần tự nhiên, một vài tôn giáo buồn cười, . . . Tất cả là vấn đề nhận thức. Điều này có thể giải quyết bằng cách áp dụng giáo dục bắt buộc. Trọng tâm đang hướng về những kiến thức tiền đại học để nhắm đến những kiến thức dùng trong công việc. Do không còn công việc nữa nên điều này là vô nghĩa. Giáo dục bắt buộc chỉ chú trọng vào khoa học tự nhiên, sinh học, hay tất cả những kiến thức khiến con người có nhận thức đúng, không còn dễ dàng tin vào những “kiến thức” mà “ai đó” nói. Còn những kiến thức cao hơn để hướng về nghiên cứu khoa học sẽ là lựa chọn tự do và hoàn toàn miễn phí, hoàn toàn ủng hộ bất cứ ai có ý định nghiên cứu về nó. Vấn đề “tự do ngôn luận” giờ được giới hạn trong “sự thật”. Bất cứ nguồn thông tin sai lệch hay không có cơ sở sẽ bị gỡ bỏ và xử phạt, ý kiến dự đoán và suy luận luôn được ủng hộ, các ý kiến suy luận về lĩnh vực đã được chứng minh sẽ được đính kèm bài chứng minh ngay lập tức bởi AI.
Khoa học phát triển tới mức con người giờ được bảo hộ trong mỗi “cỗ máy” riêng, nhỏ gọn như một bộ quần áo. Thứ có tính bảo hộ cực cao và là một đơn nguyên quan sát của hệ thống pháp luật. Tự do thay đổi vẻ ngoài và màu sắc. Mọi nghiên cứu về “quần áo cá nhân” phải được thực hiện ở phòng nghiên cứu chỉ định. Mọi hành vi tự nghiên cứu sẽ bị xử phạt. “Quần áo cá nhân” ít nhất sẽ đảm bảo mỗi người sẽ hoàn toàn an toàn trước sức công phá của một quả lựu đạn trở xuống. Mọi nghiên cứu về chất nổ và “vũ khí” đều phải được thực hiện ở phòng nghiên cứu chỉ định, mọi hành vi tự nghiên cứu sẽ đều tính là vi phạm.
Phương tiện di chuyển cá nhân cũng đều sẽ được kết nối với hệ thống AI, và tính an toàn cá nhân được đảm bảo tuyệt đối bởi “quần áo cá nhân”. Không một cá thể nào có thể làm đau người khác hay phá hoại bất cứ thứ gì trong xã hội này nên pháp luật sẽ được tối giản hóa. Chỉ còn 2 điều. Không ép buộc người khác làm điều họ không muốn và nếu có hứng thú nghiên cứu với bất kỳ lĩnh vực nào có khả năng gây hại đều phải tham gia bộ môn quy định.
Vậy nếu những sự “nguy hại” đến từ cha mẹ đối với đứa con của họ thì sao. Quy định bất kỳ cha mẹ nào trước khi sinh con phải hoàn thành các khóa học và thẩm định về tâm lý. Nếu không hoàn thành sẽ bị tước quyền nuôi con cho tới khi hoàn thành bổ sung.
Do việc chu cấp hoàn toàn nên việc lập gia đình nay chỉ còn phụ thuộc vào tình cảm mà không phải vì sự an toàn cho cuộc sống tương lai như hiện tại. Sinh con cũng chỉ còn là sở thích và tình cảm chứ không phải sự đầu tư cho tương lai. Đơn nguyên gia đình dần dần bị làm nhạt, việc sinh con càng ngày càng ít. Con người có thêm một việc bắt buộc phải làm nữa. Là giao 2 lần tế bào sinh dục của bản thân cho cơ sở y tế vào năm 18 tuổi. Những đứa trẻ sẽ được sinh ra trong những cơ sở y tế lớn, được phát triển trong ống dinh dưỡng và sẽ được nhận vào các cơ sở giáo dục. Chính quyền sẽ trả thêm nhiều “điểm” cho những người tham gia các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, trẻ em, giáo dục, . . .
Mỗi cá thể sẽ không còn là quan trọng đối với chỉnh thể xã hội, nhưng bất kỳ ai cũng sẽ có cơ hội và được khuyến khích, ủng hộ để trở nên quan trọng.
p/s: Cách đây vài năm mình từng mất 4-5 ngày để suy nghĩ về đủ mọi lĩnh vực, đủ mọi mặt, đủ mọi vấn đề trong cái xã hội này. Nhưng toàn bộ chúng đều được giải quyết bằng những điều đã nói ở trên (hoặc sẽ không còn tồn tại trong xã hội tương lai này nữa) nên mình quên hết để bớt dung lượng rồi . Hôm qua có bạn nhắc lại mình mới có hứng để viết bài lên cho mọi người tranh luận. Bất cứ thắc mắc, ý kiến nào hay suy nghĩ trái chiều nào hay những “vấn đề” bạn nghĩ sẽ xuất hiện và cần giải quyết mình đều cực kỳ hoan nghênh và sẽ trả lời cẩn thận và hoàn thiện dần mô hình này nhé. Cảm ơn các bạn.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất