Xã hội học đại cương - môn học chiếu sáng tâm hồn bé bổng của cô sinh viên năm 2 🍓
Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan...
Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, sự tương tác giữa các chủ thể xã hội cùng các hình thái biểu hiện của chúng.
Theo mình, đó là một định nghĩa đơn giản nhất khi nói về Xã hội học. Hiện tại mình vẫn chưa dám đào sâu vào nó để có thể tự tin diễn tả một cách sâu sắc hơn, nhưng mà mình mong trong tương lai niềm hứng thú của mình vẫn còn vẹn nguyên để mình có thể miệt mài khám phá.
Vốn dĩ ngay từ nhỏ mình đã thích dấn thân vào những môn học thuộc về xã hội và luôn chán ngắt với từng con số rạch ròi, từng định luật vật lí chắc như đinh đóng cột. Vì những gì luôn luôn đứng ở trạng thái chính xác xấp xỉ 100 phần trăm thường khiến mình bất lực và không thể hi vọng gì thêm. Đó cũng là lí do mà lúc còn mang mác một đứa học sinh trung học, mình luôn thích những bài kiểm tra Lịch sử, Địa lí, Sinh học ở dạng tự luận. Mình tin rằng dẫu mình không thuộc bài thì những nội dung mình trình bày cũng có thể chính xác và chiếm được một phần điểm. Và mình có thể khám phá ra những điều kì lạ đáng yêu này từ bản thân, cũng chính là nhờ môn học "Xã hội học đại cương". Ví dụ được đưa ra không phải để nhấn mạnh rằng Xã hội học hoàn toàn không chính xác, mà nó là một chuỗi những gì gắn kết, liên quan, giao hợp để cấu tạo thành những định nghĩa mang tính xã hội chung. Và nó khiến mình hứng thú ngay từ lúc những luận điểm hình thành, những nguyên do dẫn đến một tính chất được tồn tại. Đặc biệt được nhìn nhận thông qua tất cả những chủ thể tồn tại trong cuộc sống.
Xã hội học hấp dẫn hơn một chiếc bánh bông lan trứng muối (món bánh mình yêu thích). Nó đối với mình là cả một vũ trụ đầy màu sắc, mà khi những gam màu được lật mở thì những gì sâu thẳm nhất sẽ được chiếu rọi.
Vì vấn đề bản quyền từ thầy giáo Tuấn Long (một trong những giảng viên tuyệt vời nhất đối với mình), nên mình chỉ có thể công khai những câu hỏi không rõ ràng cùng câu trả lời của mình đối với từng bài tập mà thầy ra.
Câu hỏi: Từ những định nghĩa về hành động xã hội. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào là hành động xã hội? (Thầy cho ba ví dụ, nhưng ở bài viết này mình chỉ nêu một ví dụ)
- Hình ảnh Jack đi vào rừng kiếm mồi, để tích trữ thêm lương thực cho gia đình.
Câu trả lời của mình:
Em xin trả lời câu hỏi.
Đây là một hành động xã hội.
Gia đình mình hình như đang thiếu lương thực, và bây giờ mình phải đi săn thôi. Mặc dù ra ngoài săn sẽ gặp mưa, gió, nguy hiểm nhưng không, mình không muốn gia đình đói, mình QUYẾT TÂM đi săn (CHỦ ĐÍCH)
Các con mình sẽ như thế nào khi được ăn đồ ăn ngon nhỉ? Có phải chúng nó sẽ vui lắm. Vợ mình sẽ như thế nào khi thấy một bao lương thực mới? Có phải vợ mình sẽ tự hào lắm. (SỰ TÍNH TOÁN)
Mình MONG sau cuộc đi săn này, các con và vợ mình sẽ có thêm nhiều đồ ăn ngon. Gia đình mình sẽ tích trữ được thức ăn trong những ngày không thể ra ngoài. Gia đình hạnh phúc, đủ đầy. (SUY NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC)
Em nghĩ, nếu đơn giản về "hành động xã hội" với những con người bình thường là (1/ Trăn trở, tính toán của mình về những điều mình sắp làm và muốn làm. 2/ Quan tâm, trăn trở, tính toán đến suy nghĩ của người khác sẽ ra sao nếu mình làm việc đó. 3/ Mong muốn nhận được sự phản hồi của mọi người - hoặc người mà mình nhắm đến về việc mà mình làm - hoặc "đạt được một điều gì đó" mà ảnh hưởng đến họ thông qua việc mình làm).
Các con mình sẽ như thế nào khi được ăn đồ ăn ngon nhỉ? Có phải chúng nó sẽ vui lắm. Vợ mình sẽ như thế nào khi thấy một bao lương thực mới? Có phải vợ mình sẽ tự hào lắm. (SỰ TÍNH TOÁN)
Mình MONG sau cuộc đi săn này, các con và vợ mình sẽ có thêm nhiều đồ ăn ngon. Gia đình mình sẽ tích trữ được thức ăn trong những ngày không thể ra ngoài. Gia đình hạnh phúc, đủ đầy. (SUY NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC)
Em nghĩ, nếu đơn giản về "hành động xã hội" với những con người bình thường là (1/ Trăn trở, tính toán của mình về những điều mình sắp làm và muốn làm. 2/ Quan tâm, trăn trở, tính toán đến suy nghĩ của người khác sẽ ra sao nếu mình làm việc đó. 3/ Mong muốn nhận được sự phản hồi của mọi người - hoặc người mà mình nhắm đến về việc mà mình làm - hoặc "đạt được một điều gì đó" mà ảnh hưởng đến họ thông qua việc mình làm).
Câu hỏi: Từ những định nghĩa về Xã hội hóa. Theo bạn những phát biểu nào đúng, sai. Tại sao?
PB1: Cá nhân vừa là khách thể lẫn chủ thể của quá trình xã hội hóa.
PB2: Cá nhân có thể chủ động hoặc từ chối quá trình xã hội hóa.
Câu trả lời của mình:
Em xin trả lời.
PB1: Phát biểu này đúng. Và đây chính là mối quan hệ hai chiều giữa cá nhân và xã hội trong quá trình xã hội hóa. Cá nhân là khách thể và xã hội chính là người cầm cân. Xảy ra khi cá nhân chịu tác động từ xã hội (gia đình, nhà trường, bạn bè, truyền thông), từ đó mà loài "con" trở thành "người". Cá nhân là chủ thể khi ảnh hưởng và tác động đến xã hội. Đối với xã hội thì họ có một vai trò và một ý nghĩa nhất định. Họ khiến xã hội phát triển và thay đổi dựa vào tư duy, kĩ năng và mục đích sống của họ. Để quá trình xã hội hóa không bị ngừng lại, thì phải luôn luôn tồn tại sự tương tác qua về giữa con người và xã hội.
PB2: Câu này em không chắc chắn. Nên em chia ra theo 2 luồng quan điểm.
+ Sai. Vì quá trình xã hội hóa diễn ra khi một cá thể chưa định hình được nó là gì. Một đứa bé vừa chào đời sẽ không thể biết được mình đang ở bộ dạng thế nào và xã hội là gì. Chính lúc chưa nhận thức được rõ ràng về xã hội thì quá trình xã hội hóa đã diễn ra với cá nhân. Mà tác nhân đầu tiên ấy chính là gia đình.
+ Đúng. Vì nếu sự từ chối đấy diễn ra đột ngột. Đến một thời điểm cá nhân không còn muốn xã hội tác động đến mình nữa. Hoặc họ trở thành một vật thể vô cảm và ngăn chặn những tác nhân ảnh hưởng đến mình (gia đình,bạn bè,nhà trường,truyền thông). Cá nhân sống như một vật thể vô hình, hoặc phải chịu sự giam hãm từ một cái gì đó khiến họ không liên quan đến xã hội, đến cuộc sống nữa.
PB2: Câu này em không chắc chắn. Nên em chia ra theo 2 luồng quan điểm.
+ Sai. Vì quá trình xã hội hóa diễn ra khi một cá thể chưa định hình được nó là gì. Một đứa bé vừa chào đời sẽ không thể biết được mình đang ở bộ dạng thế nào và xã hội là gì. Chính lúc chưa nhận thức được rõ ràng về xã hội thì quá trình xã hội hóa đã diễn ra với cá nhân. Mà tác nhân đầu tiên ấy chính là gia đình.
+ Đúng. Vì nếu sự từ chối đấy diễn ra đột ngột. Đến một thời điểm cá nhân không còn muốn xã hội tác động đến mình nữa. Hoặc họ trở thành một vật thể vô cảm và ngăn chặn những tác nhân ảnh hưởng đến mình (gia đình,bạn bè,nhà trường,truyền thông). Cá nhân sống như một vật thể vô hình, hoặc phải chịu sự giam hãm từ một cái gì đó khiến họ không liên quan đến xã hội, đến cuộc sống nữa.
Và tất nhiên, về câu hỏi mà mình không chắc chắn. Mình đã sai, mặc dù thế mình vẫn thấy thích thú khi đưa ra câu trả lời đó. Thầy bảo thầy sẽ vui hơn khi mình chịu rút ngắn các câu trả lời lại, nhưng không. Như thế sẽ không thể hiện hết được sự yêu thương của mình đối với những bài tập thuộc về môn học Xã hội học đại cương này.
Với bài thuyết trình đầu tiên, cũng là cuối cùng để kết thúc môn học này. Mình đã lên ý tưởng và nội dung các hình ảnh trong vòng nửa tháng, cùng với sự trợ giúp từ bạn Su của mình. Vì bài thuyết trình mình chỉ muốn khai thác một khía cạnh tích cực, nên nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều và tạo ra những luồng suy nghĩ không thuyết phục. Tuy nhiên, với mình nó đã hoàn hảo và đi đúng con đường hoa mà mình đã trải. Mình hạnh phúc khi thầy bảo đây là bài trình bày khiến thầy hồi hộp và chờ mong nhất. Đến sau khi bài thuyết trình kết thúc, những điều cuối cùng mà thầy có thể dành cho mình chính là, "Nhớ nhé, tìm NGOs mà làm!"
Dạ, có thể em sẽ nghe lời thầy!
Buổi học cuối cùng của môn học "Xã hội học đại cương"Huế, ngày 5 tháng 12 năm 2019I'm going to do what feeds my soul
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất