Đầu tiên thì đây hoàn toàn không phải là một bài review phim mà chỉ là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi sau phim xem "A Classic Horror Story" - một phim vừa mới được ra mắt trên Netflix trong thời gian gần đây và cách con người ta bị thao túng tâm trí bời truyền thông hiện đại.
Nguồn: Netflix
Nguồn: Netflix
[CẢNH BÁO SPOILER]
[Tóm tắt cốt truyện]
Mở đầu và xuyên suốt bộ phim đưa người xem vào một bối cảnh diễn ra câu truyện "kinh dị điển hình" như chính tiêu đề của phim. Khán giả được giới thiệu đến với một nhóm gồm 5 người, họ tình cờ quen nhau trên một chuyến xe ghép với đích đến là một miền quê tại Ý. Không may, khi màn đêm xuống họ gặp phải một tai nạn xe hơi và khi tỉnh lại, họ nhận ra mình đã bị đưa đến khu đất trống giữa một khu rừng và mọi chuyện kinh dị đằng sau bắt đầu từ đây.
Thật lòng mà nói thì xuyên suốt quá trình xem phim tôi đã không quá ấn tượng với bộ phim này cho đến màn "plot twist" vào giai đoạn cuối của phim. Khi mà thực ra tất cả những điều kinh dị mà nhóm người phải đối mặt từ đầu cuộc hành trình thực ra chỉ là một màn kịch được đạo diễn bởi chính một trong các thành viên trong nhóm, và tất cả điều đó đều nhằm phục vụ cho mục đích tạo nên một phim kinh dị điển hình thỏa mãn những người thưởng thức bộ phim.
[Thực trạng của mạng xã hội và sự chi phối của truyền thông]
Bỏ qua những điểm còn hạn chế của cốt truyện hay những hạt sạn trong phim thì cái hay "A Classic Horror Story" không chỉ đến từ hình ảnh, âm thanh được trau chuốt mà còn là thông điệp xã hội mà nhà biên kịch muốn truyền tải.
Bộ phim cho chúng ta thấy được hiện thực của truyền thông hiện đại, những "nạn nhân" mà nó thêu dệt lên nhằm thỏa mãn thị hiếu của công chúng. Cũng như phê phán thói quen sử dụng mạng xã hội cũng như tiếp nhận thông tin một cách "bừa bãi" của khán giả đại chúng.
Thực tế ngày nay, có một điều chúng ta không thể phủ nhận được đó chính là lượng thông tin "rác" mà còn người ta tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn hẳn lượng thông tin chính thống hoặc có ích. Con người hiện nay thường có xu hướng thích "chỉ trích", "phán xét", "lên án" hơn là "đóng góp" hay "học hỏi" từ một cá nhân hay một sự kiện nào đó diễn ra trong xã hội. Và bắt vào tâm lý chung đó thì truyền thông đã liên tục chiều theo thị hiếu của khán giả bằng việc liên tục thải ra "môi trường mạng"những "drama", "scandal" hay những thông tin tiêu cực nhằm tạo hiệu ứng đám đông, thu hút người đọc từ đó hưởng lợi từ các nhãn hàng hay nhà tài trợ. Những điều này dần dà tạo nên những "nạn nhân" của truyền thông.
Những "nạn nhân" đó có thể là những "con tốt" mà giới truyền thông thêu dệt nên để nhằm mục đích tạo ra những vụ lùm xùm trên mạng xã hội. Điển hình ta có thể thấy đó là nhân vật chính của bộ phim khi cô bị đặt vào trong một vở kịch mà chính cô cũng không hề hay biết và vở kịch ấy chính là để nhằm thỏa mãn thị hiếu của xã hội - những người đứng sau màn hình. Ngoài ra, những "nạn nhân" đó còn là chính những người dùng mạng xã hội chúng ta khi hằng ngày phải tiêu thụ quá nhiều thông tin tiêu cực, thiếu kiểm duyệt.
Nguồn: www.news24.com
Nguồn: www.news24.com
[Kết luận]
Thông qua thông điệp mà phim muốn truyền tải. Nếu như chúng ta không sáng suốt, biết thu nạp thông tin một cách chọn lọc, thì chính chúng ta sẽ trở thành những "nạn nhân" của mạng xã hội, của truyền thông và mắc kẹt trong "xã hội thông tin mì ăn liền"
[ 28 / 7 / 2021 ]
- DA BUI -