Ở một hình thái nào đó, giận nhau là một trong những biểu hiện, hay hệ quả của sự xung đột giữa những mối quan hệ. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra quyền lợi của mình hoặc đối lập, hoặc bị ảnh hưởng bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của nó.
@markuswinkler unslash
Có thể nói xung đột là điều cần thiết để cho mọi thứ phát triển, và việc hi vọng một mối quan hệ không xảy ra xung đột thì tôi chỉ có thể lặp lại đoạn rap “Anh ước mình đã không cãi vã nhưng khác nào ước Sài Gòn không xe” - Rapper Yang said. Điều khó ở đây là làm thế nào để giữ những lần cãi vã, xung đột của một mối quan hệ không đi quá giới hạn của nó, hay nói một cách khác, các làm sao để giữ cán cân vẫn luôn nghiêng về Sự phát triển sau mỗi lần “Giận nhau”. 
Vie Channel - Rap Việt
Con người có 2 khía cạnh hành vi cơ bản (tính quyết đoán và tính hợp tác), sau khi định hình rõ mối quan hệ giữa các bên, ta có thể xác định 5 phương thức khác nhau để ứng phó với các tình huống xung đột, điều này đều nằm trong mô hình TKI (Thomas Kilmann Conflict mode Instrument) hay được áp dụng để tìm ra cách ứng xử với những nhóm người có tính cách khác nhau. Trong mô hình này 2 tác giả Dr. Kenneth W. Thomas và Dr. Ralph H. Kilmann có nêu ra 5 cách để xử lý xung đột mà chúng ta hay áp dụng.
1. Cạnh tranh: Quyết đoán, bất hợp tác — Mỗi người đều theo đuổi những mục tiêu của riêng mình với những hệ giá trị khác nhau. Đây là phương pháp khẳng định quyền lực, trong đó bạn sử dụng bất kỳ sức mạnh, nguồn lực nào tốt nhất để khẳng định được vị trí của chính mình như; khả năng tranh luận, cấp bậc, địa vị xã hội hoặc các biện pháp trừng phạt. Cạnh tranh có nghĩa là "bảo vệ quyền lợi của mình", bảo vệ một điều mà bạn tin là đúng hoặc chỉ đơn giản là cố gắng giành chiến thắng.
2. Thích nghi: Tuân theo và hợp tác - Đây là phương pháp hoàn toàn trái ngược với phương pháp cạnh tranh. Khi thích nghi, bạn chọn bỏ qua cái tôi, mối quan tâm của mình để thỏa mãn cái tôi, muối quan tâm của người khác; luôn cần có một sự hi sinh một phần của bản thân mình khi bạn chọn cách làm này.
3. Né tránh: Không quyết đoán và cũng không hợp tác — Khi chọn cách này, bạn không theo đuổi việc khẳng định quan điểm của mình cũng như tuân theo người khác. Bạn không đối phó với xung đột, bạn chọn bỏ qua nó. Việc né tránh có thể diễn ra dưới hình thức từ bỏ , hay trì hoãn cho đến thời điểm tốt hơn hoặc đơn giản là rút lui.
4. Hợp tác: Vừa mang tính quyết đoán vừa mang tính hợp tác - Đây lại lại phương pháp hoàn toàn trái ngược với phương pháp né tránh. Hợp tác là nỗ lực cùng với người khác để tìm ra giải pháp, thoả mãn được quản điểm, giá trị và lợi ích của các bên. Việc này có nghĩa là bạn phải đào sâu vào một vấn đề để xác định nhu cầu và mong muốn cơ bản của hai cá nhân. Việc cộng tác giữa hai người có thể dưới hình thức tìm ra cuội nguồn của sự bất đồng, học hỏi từ những góc nhìn, khiến thức của nhau và cùng cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề của cả hai bên.
5. Thỏa hiệp: Là phương pháp trung hoà ở cả tính quyết đoán và tính hợp tác. Mục tiêu là tìm ra một số giải pháp phù hợp, được cả hai bên chấp nhận và thỏa mãn một phần. Nó nằm đâu đó ở giữa Cạnh tranh và Thích nghi. Thỏa hiệp, bạn cần giảm bớt cái tôi nhiều hơn cạnh tranh nhưng ít hơn khi Thích nghi. Có thể thấy, phương pháp này giải quyết vấn đề một cách trực tiếp hơn là né tránh, nhưng không khám phá vấn đề sâu sắc như việc Hợp tác. Trong một số tình huống, thỏa hiệp có thể có nghĩa là chia cắt sự khác biệt giữa hai lập trường, trao đổi nhượng bộ hoặc tìm kiếm một giải pháp trung lập nhanh chóng.
Chúng ta có thể sử dụng 1 trong 5, hoặc kết hợp nhiều phương pháp một lúc để tìm ra các giải quyết tốt nhất cho xung đột của bạn, và việc này cần rất nhiều sự tập luyện, vì thế hãy bắt đầu mọi thứ một cách bình thản cùng với sự quan sát tinh tế.