XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT QUAN TRỌNG KHÔNG ? CÁCH LẤY HƠI VÀ HÁT NOTE CAO?
XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT QUAN TRỌNG KHÔNG? Xác định giọng hát là một yếu tố cần thiết bậc nhất đối với việc học hát. Sau khi xác định được...
XÁC ĐỊNH GIỌNG HÁT QUAN TRỌNG KHÔNG?
Xác định giọng hát là một yếu tố cần thiết bậc nhất đối với việc học hát. Sau khi xác định được giọng hát mình là loại giọng gì, có ưu điểm, khuyết điểm là gì, từ đó mới có phương pháp luyện tập thích hợp. Khi tìm được phương pháp phù hợp, giọng hát sẽ được phát triển tốt ở nhiều khía cạnh như mở quãng hơn, âm thanh dày hơn, vang hơn,.. nhưng chú ý, nếu như không được học theo phương pháp phù hợp nhất với giọng của mình, nhiều trường hợp sẽ làm giọng không phát triển, thậm chí hỏng giọng là chuyện thường.
Giọng hát của mỗi người đều khác nhau do cấu tạo cơ thể mỗi người khác nhau, từ những cơ quan hô hấp đến các cơ quan phát âm đều khác nhau, vậy nên nếu chỉ xếp giọng hát vào một số loại giọng nhất định cũng chỉ là tương đối, mỗi người cần có mỗi lộ trình, phương pháp đào tạo riêng, tiến độ phát triển khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy, người học nhạc nên lựa chọn cho mình 1 người hướng dẫn, huấn luyện giọng hát cho mình nhằm theo sát sự thay đổi và phát triển của giọng hát, đảm bảo phương pháp phù hợp, tốt cho giọng.
Thật ra các bạn không nên bám quá sâu vào những kiến thức trên sách vở, báo mạng mà tập luyện mù quáng không phân biệt cái nào phù hợp cái nào không phù hợp, người Coach (huấn luyện giọng) sẽ có vai trò hỗ trợ, theo dõi và định hướng cho các bạn, không để các bạn bị phát triển sai hướng mà khó sách vở nào có thể làm được. Tuy kiến thức sách vở không sai, nhưng chỉ cần bạn lỡ hiểu sai hướng và tập theo hướng sai quá nhiều lần thì nhiều vấn đề nghiêm trọng sau đó sẽ nối tiếp xảy ra rất đáng tiếc, người Coach của bạn sau này sẽ phải chỉnh lại mất rất nhiều thời gian đấy!
CÁCH LẤY HƠI VÀ HÁT NOTE CAO?
Trong ca hát, việc chinh phục nốt cao luôn là chủ đề được chú ý rất nhiều. Có rất nhiều lí do khiến cho chúng ta bị hạn chế những nốt cao, ví dụ như những vấn đề về khẩu hình, phát âm, vị trí âm thanh... và một trong số những dấu hiệu thường thấy nhất đó là thiếu hơi
Sau dây là những cách bạn có thể áp dụng để lấy hơi khi hát không chỉ ở quãng cao mà còn áp dụng được nhiều quãng giọng khác nhau!
Lấy hơi lớn:
Thường ở những dấu lặng dài, chỗ nghỉ dài trong câu hát, người ta dùng cách lấy hơi thong dong, không vội vã.
Lấy hơi nhỏ:
Ở những dấu lặng ngắn, lấy hơi đủ đầy trong thời gian ngắn nhưng không vội
Lấy hơi lén:
Trong những câu hát dài, cần có chỗ lấy hơi để bổ sung, đảm bảo sự liên tục trong câu hát, cố gắng lấy hơi sao cho người nghe không nhận ra chỗ lấy hơi đó, cần có sự luyện tập nhất định để đạt được kỹ thuật lấy hơi này
Cướp hơi:
Những đoạn hát cao trào, sôi nổi, nhịp điệu dồn dập cần cách lấy hơi mau lẹ, nhanh chóng ở trường hợp thời gian cực ít, động tác chắc chắn, không được chậm trễ, cần rèn dũa nhiều để làm được kỹ thuật này
Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất