When Mrs. Harris goes to Paris
Một “hidden gem khác mình vừa khám phá trên Netflix, phim sẽ hết hạn vào 13.2 này nên nếu được thì rất mong mọi người sẽ xem nhé. ...
Một “hidden gem khác mình vừa khám phá trên Netflix, phim sẽ hết hạn vào 13.2 này nên nếu được thì rất mong mọi người sẽ xem nhé.
Thực ra, dòng phim “feel good” thoạt đầu mình nghĩ sẽ không khó để làm hay, công thức chuyện tốt xảy đến với người tốt hoặc from zero to hero thường sẽ dễ chạm đến đại đa số khán giả, nhưng quả thực trong nhiều phim mình xem, rất hiếm phim “feel good” có được một kết cấu chặt chẽ như ‘When Mrs. Harris goes to Paris”
Với cốt truyện mang nhiều yếu tố thu hút sẵn: một người dọn dẹp trung niên tốt bụng, chăm chỉ, trung thực theo đuổi giấc mơ nghe rất phù phiếm là mua một chiếc đầm Dior tại chính quê hương của nhà sáng lập - Paris - thì, việc giữ cho mạch truyện liền lạc vừa có tính gợi mở vừa thu hút khán giả vào hành trình của bà Harris, hồi hộp, cổ vũ theo từng diễn tiến tiếp theo , để rồi khi phim khép lại, mọi người đều có thể mỉm cười và thực sự feel good” với hơn 1 tiếng rưỡi xem phim - là một sự duyên dáng rất đáng được tưởng thưởng của đạo diễn Anthony Fabian.

Poster chính thức của phim
Sự “feel good” này không khiên cưỡng vì phim không phải là cổ tích, phép màu quả thực có xảy ra, nhưng không phải đến từ một ngọn đũa thần nào đó của một bà tiên, mà quả ngọt đến từ những hạt giống tử tế của bà Harris đã gieo trước đó, và sâu sắc hơn, là đến từ cả một đời trong sạch, thiện lương mà bà, dẫu có bị cuộc đời xô dập nhiều lần, bị người khác xem thường hay lợi dụng, bà vẫn chọn làm theo những gì con tim bà mách bảo, trung thực và đầy bao dung.
Và điều ngọt ngào đọng lại của phim còn nằm ở việc đưa khúc ca về cái đẹp ngân vang trong từng khung hình, không chỉ là những thiết kế thời vàng son của Christian Dior, mà còn là “chất” lãng mạn thi vị của người Paris, là nghịch lý giữa cái đẹp hàn lâm của thơ ca, triết học với cái đẹp của đời thường, của cuộc sống chân phương, của những người lao động. Truyền tải được những nét đẹp này mà không bị lố hoặc dìm một phần này xuống để tôn cái khác lên, sự cân bằng tinh tế của cách kể chuyện mà phim mang lại đã mang đến cảm giác nhẹ nhàng thoải mái cho người xem, họ không bị bắt phải chọn hoặc “về phe” nào cả.
Cái đẹp nào cũng đẹp, nghệ thuật đến từ đâu không quan trọng, quan trọng là có rung động được đến con tim của người thưởng lãm hay không, mà thôi.
Trong phim, bà Harris vẫn luôn giữ được trái tim rung động với những điều đẹp đẽ: là tình yêu đôi lứa, là sự lãng mạn khi ta theo đuổi giấc mơ, là sự hồi hộp đấu tranh cho những gì mình tin là đúng và cuối cùng, là sự kết nối giữa người với người- chính sự chân phương này đã mang đến những lấp lánh nhẹ nhàng khi phim khép lại, và mình tin là những lấp lánh ấy sẽ còn chấp chới bay lên đâu đó giữa những bộn bề, xấu xí, mệt mỏi của đời này.

Một “bà Harris” mà mình tin là ai đó cũng sẽ bắt gặp giữa đời thường - đáng tin cậy, thuần khiết, giản đơn nhưng tràn đầy cảm hứng.

Movie
/movie
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất