“Có những bộ phim không chỉ để giải trí, mà còn để thay đổi góc nhìn của bạn về cuộc sống. Nếu có một lần trong đời để xem, hãy chọn một bộ phim khiến bạn suy ngẫm mãi về nó.” Và Phim: "When Life Gives You Tangerines" (Khi cuộc đời cho bạn quả quýt) đã cho tôi được cảm xúc đó. "Chẳng cầu mong được cả thế giới yêu thương, chỉ ước đời này có thể trở thành ngoại lệ củ một ai đó mà thôi"
Sao lại đặt tên phim là ‘Khi cuộc đời cho bạn quả quýt’? Tên tiếng Hàn của phim là Pokssak Sogatsuda, cụm từ phương ngữ đảo Jejumang ý nghĩa "Bạn đã làm việc chăm chỉ”. Khi dịch sang tiếng Anh, thay vì sử dụng nghĩa đen, biên kịch và đạo diễn đổi thành When Life Gives You Tangerines, có nghĩa tiếng Việt là “Khi cuộc đời cho bạn quả quýt”. Đối với khán giả, tựa đề này là lựa chọn khéo léo, lấy cảm hứng từ câu nói nổi tiếng “When life gives you lemons, make lemonade” (tạm dịch: Khi cuộc đời cho bạn những quả chanh, hãy pha thành nước chanh). Câu nói này truyền tải thông điệp thích nghi với cuộc sống, sẵn sàng đương đầu khi đối mặt với nghịch cảnh. Lý do “quả quýt” được đưa vào tựa đề thay vì “quả chanh” như câu nói gốc vì nó là loại trái cây đặc trưng trên đảo Jeju - bối cảnh chính của tác phẩm. Sự thay đổi này giúp tên phim chân thực và mang đậm bản sắc địa phương.
Tại buổi họp báo ra mắt phim, IU (đóng vai nữ chính Ae Sun và con gái cô) có đề cập đến ý nghĩa này: “Ngay cả khi cuộc sống mang đến cho chúng ta những quả quýt chua, hãy biến chúng thành mứt quýt ngọt ngào và thưởng thức tách trà quýt ấm áp”.
Tiêu đề phim khi được dịch sang ngôn ngữ khác cũng ưu tiên nắm bắt được bản chất ý nghĩa, hơn là bám sát tên gốc theo nghĩa đen. Tiêu đề tiếng Tây Ban Nha, Si la vida te da mandarinas..., có nghĩa là "Nếu cuộc đời cho bạn quả quýt". Tiêu đề tiếng Thái được dịch thành "Hãy mỉm cười ngay cả trong những ngày quả quýt không còn ngọt ngào".
"Mỗi ngày lao động của anh là một ngày gia đình được sống."
Gwan Shik, người chồng, người cha ấy, luôn nỗ lực không ngừng.
Từ khi còn trẻ, anh đã dành trọn tình yêu thương cho vợ. Khi có con, anh càng trở nên mạnh mẽ hơn. Bất chấp khó khăn và bất công, Gwan Shik kiên cường chiến đấu với hoàn cảnh, với số phận, để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
img_0
Có một chi tiết rất nhỏ trong bộ phim "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" đã khiến mình rất cảm động. Đó chính là cách Ae Sun và Gwan Sik đặt tên cho những đứa con của mình.
img_1
Cô con gái lớn tên Geum Myeong. "Geum" trong Geum Myeong có nghĩa là Vàng
Cậu con trai giữa tên Eun Myeong. "Eun" trong Eun Myeong có nghĩa là Bạc
Cậu con út tên Dong Myeong. "Dong" trong Dong Myeong có nghĩa là Đồng
Ngày còn trẻ nếu có điều kiện thì cha của bọn trẻ Gwan Sik có lẽ đã theo đuổi con đường làm vận động viên điền kinh. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, cậu đã chọn theo tàu đánh cá để kiếm kế sinh nhai cho gia đình nhỏ. Có một giấc mơ đã kết thúc lặng lẽ như thế nhưng bù lại cậu đã có 3 chiếc huy chương vàng - bạc - đồng giá trị hơn bất kỳ chiếc huy chương nào.
Và có lẽ ba mẹ cũng từng lặng lẽ kết thúc giấc mơ của mình vì chúng ta. Mình nghĩ rằng nếu được chọn lại chắc ba mẹ cũng sẽ chọn từ bỏ giấc mơ tuổi trẻ ấy để cho chúng ta có cơ hội theo đuổi ước mơ của mình. Hoặc có thể ước mơ lớn nhất mà ba mẹ theo đuổi chính là được thấy chúng ta bình an mà trưởng thành.
Con cái chính là những chiếc huy chương danh dự và quý giá nhất của ba mẹ. Vì nó được hun đúc bằng tình yêu vô điều kiện.
img_2
Tác phẩm do Kim Won Suk đạo diễn, Lim Sang Choon biên kịch. Bối cảnh phần đầu đặt tại đảo Jeju năm 1950-1960, theo chân Ae Sun (IU) và Gwan Sik (Park Bo Gum), có tuổi thơ gắn liền hòn đảo. Ae Sun mồ côi cha mẹ, tự bươn chải để nuôi bản thân và hai em cùng mẹ khác cha. Cô thích sáng tác thơ và muốn học đại học ở Seoul, nhưng nghèo đói và định kiến về giới tính kìm hãm Ae Sun. Phim ghi dấu ấn nhờ câu chuyện nhẹ nhàng, khắc họa nỗ lực vượt khó của các nhân vật. Ae Sun bề ngoài mạnh mẽ nhưng tâm hồn mong manh. Cô mang nhiều nỗi đau nhưng vẫn cố gắng bước tiếp, với sự giúp sức từ cậu bé Gwan Sik. Biên kịch lồng ghép nhiều tình tiết cho thấy điều hạnh phúc có thể đến từ điều nhỏ nhặt. Đó là việc Gwan Sik lấy trộm cá của nhà mình để cho Ae Sun ăn trong 10 năm, bài thơ viết về người mẹ đoạt giải nhì của Ae Sun, hay giây phút trò chuyện vui đùa của những hải nữ sau giờ làm việc. Tác phẩm không có nhân vật phản diện, biên kịch cũng không chỉ ra việc làm của họ đúng hay sai mà cho thấy mỗi người đều có lý do riêng. Nhiều câu thoại gợi suy ngẫm cho người xem, ví dụ: "Cha mẹ chỉ nhớ những điều khiến họ hối tiếc, và con cái chỉ nhớ điều làm họ buồn", "Ngay cả khi cả cha và mẹ đều mất trước, con của họ vẫn sẽ sống tiếp". Những cảnh quay về đảo Jeju hiện lên vừa trữ tình, vừa mang nét gai góc, phản ánh thực tế cuộc sống của người dân. Dự án ghi hình tại nhiều địa điểm nổi tiếng của Jeju, gồm tòa nhà Jeju Mokgwana - từng là cơ quan chính phủ trung ương, nơi diễn ra các vấn đề chính trị và hành chính từ năm 1392 đến năm 1910, ngọn núi Seongsan Ilchulbong, bãi biển Gimnyeong và cánh đồng hoa kiều mạch Oradong. Phim còn tái hiện phong cách thời trang qua nhiều giai đoạn, cho thấy sự biến đổi của xã hội Hàn Quốc. Nhờ đó, tác phẩm có góc nhìn hoài niệm, đồng thời mang màu sắc tươi mới trong bối cảnh.
img_3
img_4
Những câu thoại "Xé lòng" trong "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" ."Suốt tang lễ, bà nội tôi không trách, móc gì mẹ. Bà bảo một người mẹ mất con thì nước mắt còn nhiều hơn cả biển cả". "Trên đời này chả có nơi nào ấm áp chờ đón em. Người duy nhất quan tâm đến em chỉ có anh Yang Gwan Sik" ."Nghe nói sự phù phiếm bắt nguồn từ nỗi trống rỗng.Có lẽ con mua sắm nhiều như vậy vì đã lớn lên trong nghèo khó. Có lẽ đó là vết hằn đã ăn sâu vào tận gốc rễ". Tôi không muốn dùng văn phong của mình để nói đến những câu thoại ở trên vì tôi biết mỗi chúng ta đều có suy nghĩ cách hiểu riêng về chúng . Bạn biết điều gì làm chúng ta tiếc nuối nhất không là nếp nhăn, là tiền bạc (cũng quan trong nhưng không phải), cả đời cứ mải miết lao về phía trước và nghĩ rằng cố gắng một chút, dàng dụng thêm một chút rồi đến một ngày sẽ được thảnh thơi mà tận hưởng. Nhưng đến khi quay đầu thì tuổi trẻ đã trôi qua thời gian cũng chẳng còn nữa. Tôi nghĩ "Một cuộc đời đáng giá là khi ta có thể cười thật nhiều ngay từ những ngày còn trẻ. Vậy nên ta đừng khắt khe với niềm vui của chính mình. Đừng lúc nào cũng nghĩ đến tương lai mà quên mất đi hiện tại. Đó là điều tôi cảm nhận được từ cuộc đời của Ae Sun chúng ta hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc . Khi cha mẹ ra đi, người ta gọi con là "mồ côi". Khi mất đi người bạn đời người ta gọi là "goá". Nhưng khi con cái lìa xa, không một từ ngữ nào trên đời đủ sức mang tên nỗi đau ấy. Khi mất đi ai đó ta không thật sự bước tiếp, ta chỉ học cách sống chung với nỗi trống vắng. Bởi lẽ, dù thế nào đi nữa, cuộc đời này vẫn luôn lặng lẽ trôi...Trong bộ phim "Queen of Tears" có một câu thoại như thế này: "Ai cũng có những gánh nặng trong đời. Ngay cả những người vô tư nhất cũng mang đá nặng trong túi. Ý nghĩa câu nói này chính là:" Ai trên đời cũng có những nỗi khổ riêng. Ngay cả những người nhìn vô tư và lạc quan nhất, họ cũng có những gánh nặng trong lòng mà chỉ họ mới biết.
img_5
" Ba mẹ yêu con cái chưa chắc gì con cái sẽ hạnh phúc nhưng ba mẹ yêu nhau thì chắc chắn con cái sẽ hạnh phúc."
img_6
Vượt lên trên diễn xuất tuyệt vời, bộ phim đặc biệt ở cách khắc họa vòng lặp hy sinh giữa các thế hệ. Mẹ của Ae Sun chấp nhận làm việc đến kiệt sức để con gái không phải trở thành " haenyeo" (nữ thợ lặn biển). Ae Sun, dù phải trải qua nhiều khó khăn, vẫn cố gắng xây dựng gia đình và mở ra cơ hội cho con gái mình - Geum Myeong. Có thể Geum Myeong chưa nhận ra điều đó, nhưng chính sự độc lập, sự nghiệp vững vàng và cuộc sống nơi thành phố của cô là minh chứng rõ ràng nhất cho những gian truân mà cha mẹ cô đã trải qua.Mẹ của Ae Sun cũng từng có những hoài bão, nhưng bà chấp nhận buông bỏ để con gái không phải trở thành một hải nữ như mình, để Ae Sun có cơ hội học tập, tốt nghiệp và thực hiện ước mơ trở thành nhà thơ.
img_7
img_8
img_9
Ae Sun không thể hoàn thành hết những khát vọng của bản thân, dù cô phải trải qua vô vàn khó khăn sau khi mẹ mất, cô vẫn nỗ lực lấy bằng trung học, có gia đình hạnh phúc và người chồng yêu thương mình. Và trên hết, cô quyết tâm nuôi dạy con gái Geum Myeong với sự tự do và những cơ hội mà cô chưa từng có.
Nếu tình yêu của mẹ như quả hồng chín mọng, ngọt ngào và dễ nhận biết thì tình yêu của cha lại như quả quýtđược nước trên lửa, chua chát bên ngoài nhưng ngọt dịu bên trong. Tình yêu của cha là những ngày cõng con trên vai, băng qua những cánh đồng xa tít tuổi thơ, là những ngày đón con trên con đường quen thuộc từ nhà đến trường, là những khuya mải miết đợi chờ khi con từ phố về quê. Tình yêu của cha là vết chai ở hai bàn tay, là những cơn đau gối, là màu da nhuộm đầy vệt nắng để con sống cuộc đời rực rỡ nơi xa.
img_10
Khi còn nhỏ, chúng ta thường cảm thấy thất vọng vì bố mẹ không thể mua cho mình món đồ chơi mới nhất. Đôi khi, ta nghĩ tuổi thơ thật thiếu thốn, thậm chí tẻ nhạt. Nhưng so với cha mẹ và các thế hệ trước, cuộc sống của ta đã đủ đầy hơn rất nhiều. Geum Myeong chắc chắn sẽ có hành trình trưởng thành và nhận ra điều này. Cô có sự nghiệp ổn định trong văn phòng, căn hộ nhỏ của riêng mình, nhiều đôi giày để lựa chọn - tất cả thứ mà mẹ cô chưa bao giờ có được ở độ tuổi ấy. Khoảng cách giữa hai thế hệ không chỉ nằm ở vật chất mà còn ở cơ hội và sự tự do lựa chọn. Ae Sun và Gwan Sik đã làm tất cả để con gái họ không phải chịu cảnh nghèo đói hay bị bó buộc vào số phận của cô gái đảo Jeju như thế hệ trước.Khi cuộc đời cho ta quả quýt đã khắc họa tinh tế sự khác biệt này, không chỉ để so sánh mà còn để người xem suy ngẫm và trân trọng hơn những gì mình đang có - bởi đằng sau đó là những hy sinh lặng lẽ của cha mẹ, những người đã gạt đi ước mơ riêng để mang đến tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.
Theo giáo sư Yoon Seok Jin của Đại học Quốc gia Chungnam chia sẻ: “Rất nhiều bộ phim truyền hình gần đây tập trung vào những câu chuyện của giới tài phiệt, xa rời thực tế của phần lớn người xem. Khi cuộc đời cho bạn quả quýt có sức hút mạnh mẽ vì chúng lược bỏ những yếu tố hào nhoáng không cần thiết, thay vào đó phản ánh một cách chân thực những khó khăn trong cuộc sống đời thường”. Với câu chuyện ấm áp, nhân vật gần gũi và thông điệp sâu sắc, Khi cuộc đời cho bạn quả quýt không chỉ là phim truyền hình, mà còn là bức thư gửi đến những bậc cha mẹ - những con người đã dành cả đời để hy sinh cho thế hệ sau. đạo diễn Kim Won Seok từng chia sẻ tác phẩm chính là “lời tri ân dành cho thế hệ cha mẹ”.
img_11
img_12
Sau khi xem phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" Tôi nhận ra rằng: Thời gian mà ai đó dành cho bạn chính là biểu hiện của tình yêu họ dành cho bạn. Không phải ai có nhiều thời gian sẽ dành cho bạn nhiều hơn, mà là người yêu bạn thật lòng sẽ luôn tìm cách ở bên bạn, vượt qua mọi giới hạn để mang đến cho bạn sự quan tâm và trân trọng. Tình yêu không phải chỉ đo bằng những khoảnh khắc dài, mà là trong từng giây phút, trong những cử chỉ nhỏ bé và nó hiện diện sự chân thành. Vì vậy,khi ai đó yêu bạn, họ sẽ làm mọi thứ để bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc dù cho cuộc sống có bận rộn đến đâu. Và hãy nhớ rằng không ai quá bận, vấn đề ở đây bạn là " sự ưu tiên" hay là "sự lựa chọn" mà thôi. Vì thế nên chúng ta "Chẳng cầu mong được cả thế giới yêu thương, chỉ ước đời này có thể trở thành ngoại lệ củ một ai đó mà thôi". Liệu tôi có thể làm được như Yang Gwan Sik thì chỉ thời gian mới biết câu trả lời.
img_13
img_14
img_15