Weekend Update 15/09 – Thị trường biến động giằng co quanh mốc 1,250 điểm
Cập nhật về tình hình danh mục đầu tư và bức tranh thị trường chung 2 tuần đầu của Tháng 09/ 2024
Nội dung chính:
1. Tình hình thị trường chung
2. Điểm nhấn vĩ mô quốc tế
3. “Skin in the game” trong hoạt động tư vấn đầu tư khách hàng
4. Cập nhật các khoản đầu tư phân bổ trên Pro-Advice tại MBS
5. Kết luận
I. Tình hình thị trường chung: Chỉ số VNINDEX trong 2 tuần đầu của tháng 9 có sự giảm nhẹ ( -1.75% ) so với cuối tháng 08. Đồng thời, Mức thanh khoản của thị trường cũng ở mức thấp với giá trị khớp lệnh trung bình ~ 13,000 tỷ, ~ (- 24.8%) so với trung bình 5 tuần gần đây.
Yếu tố thanh khoản thấp của thị trường:
H1: Thanh khoản thị trường từ năm 2021 – 03/2024
Em ước tính mức thanh khoản trung bình hiện tại đang ở giai đoạn Q4/2023. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn của các công ty chứng khoán.
Định giá của các doanh nghiệp đầu ngành đã ở mức định giá tương đối cao trong lịch sử. Điều này phản ánh một phần qua mức sinh lời ( performance ) của ngành chứng khoán thấp so với mặt bằng chung của các ngành từ đầu năm đến nay.
II. Điểm nhấn vĩ mô quốc tế:
a. Chỉ báo suy thoái: Duy trì ở trạng thái Expansion (mở rộng ) tiếp tục trong cuối Tháng 08/2024.
H2: Phân rã chỉ số suy thoái kinh tế cuối Tháng 08.2024
Một số yếu tố có sự thay đổi trong kỳ:
1. Jobless Claims: Thị trường lao động đã có mức ảnh hưởng và có hệ quả đáng kể trong tháng 08 sau quá trình tăng lãi suất 2 năm vừa qua.
2. Commodities: Lần đầu tiên yếu tố về hàng hóa đã chuyển sang trạng thái tích cực. Em theo dõi về chỉ số tổng hợp các loại hàng hóa đã cân bằng về mức trước tháng 05/2021.
3. Tín hiệu yếu ở khu vực sản xuất sau thời gian ở trạng thái cảnh báo ( Caution ). Mặc dù tỷ trọng của ngành sản xuất trong nền kinh tế Mỹ ở mức tương đối nhỏ ~ 11% GDP nhưng cần theo dõi sắp tới.
Tiến trình của cuộc chiến chống lại lạm phát có bước tiến sang giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ. Em cho rằng nên quan sát hơn để có chiến lược phân bổ danh mục đầu tư phù hợp với giai đoạn tới.
b. Biến động của thị trường trong 12 tháng khi FED cắt giảm lãi suất lần đầu tiên
H3: Biến động của S&P 500 trong các lần cắt giảm lãi suất lần đầu tiên của thị trường chứng khoán Mỹ
Phần các đợt giảm lãi suất thị trường sẽ có hiệu suất khá tốt 1 năm kể từ lần cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Tuy nhiên, Thị trường cũng sẽ khá biến động trong khung thời gian ngắn hạn hơn từ 3 – 6 tháng trong lịch sử.
Hiệu suất của các ngành 1 năm kể từ lần giảm lãi suất đầu tiên
Một số điểm chính về hiệu suất của các ngành ( so với tham chiếu chỉ số chính ) trong lịch sử:
· Các ngành thuộc phân lớp phòng thủ ( tiêu dùng thiết yếu, không mang tính chu kỳ) có hiệu suất đầu tư tốt nhất so với chỉ số tham chiếu.
· Các ngành thuộc nhóm công nghệ có hiệu suất kém hơn trong ngắn hạn 6 tháng đầu và phục hồi mạnh vào các tháng cuối năm.
· Ngành tài chính là ngành có hiệu suất thấp nhất do nền kinh tế có khuynh hướng chậm lại, gặp áp lực tăng trưởng cho vay và gia tăng nợ xấu.
III. “Skin in the game” trong hoạt động tư vấn đầu tư khách hàng
Khi thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư khách hàng, Em sẽ có hành động can thiệp về danh mục đầu tư của khách hàng nếu nhận thấy các rủi ro về thị trường hoặc danh mục đầu tư ảnh hưởng đáng kể đến tài sản ròng của khách hàng. Cụ thể như sau:
· Rủi ro về thị trường: Liên quan đến yếu tố margin, định giá thị trường chung và quản trị tổng thể về danh mục đầu tư.
· Cảnh báo độ biến động liên quan của cổ phiếu có độ tương quan cao với thị trường nếu biến động xảy ra; định giá của ngành đại diện ở mức thái quá so với quá khứ & tiềm năng …
· Trạng thái thái quá của một số cổ phiếu đầu tư vào có thể gây ra rủi ro sụt giảm lớn tài sản và phát sinh xu hướng biến động cao: ( Ví dụ: HVN thời gian vừa qua … ).
· Khách hàng có phân bổ khoản đầu tư cực kỳ rủi ro và gây mất phần lớn số tiền đầu tư sẽ được cảnh báo với khách hàng. Các trường hợp như LDG, POM, RDP…. em đã có sự can thiệp thời gian vừa qua.
Ngoài các trường hợp cơ bản trên, Em sẽ không có đề xuất về hoạt động đầu tư của khách hàng để tránh ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và đưa ra khuyến nghị khi chưa có đánh giá chi tiết về doanh nghiệp khách hàng đầu tư.
IV. Cập nhật các khoản đầu tư trên Pro-Advice tại MBS
H4: Các khoản đầu tư được phân bổ trong danh mục,13/09
Các khoản đầu tư ưu tiên bao gồm: VCG : DHC: VNM : HHP : ITC : MSB, đang có mức định giá hấp dẫn và ít có sự biến động lớn khi kết hợp thành một danh mục phân bổ so với thị trường chung. Em tiếp tục duy trì phân bổ ưu tiên cho các doanh nghiệp này.
Các khoản đầu tư chưa được ưu tiên để phân bổ tỷ trọng cao bao gồm: PLX : SMC, Em có sự phân bổ trong danh mục với tỷ trọng phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp & diễn biến thị trường chung.
KẾT LUẬN
Em nhận thấy một số yếu tố có thể có tác động đến thị trường chung trong thời gian tới:
Áp lực tỷ giá đã có chuyển biến tích cực ngoài kỳ vọng. Hiện tại mức mất giá của VND ở mức khoảng hơn 1% so đầu năm 2024 so với Thời điểm cuối tháng 07 vừa qua 4.4% so với đầu năm 2024. Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến doanh nghiệp đã được chiết khấu trong các tháng cuối năm 2024.
Sự phục hồi về hoạt động kinh doanh có thể chưa tích cực ở các nhóm ngành, đặc biệt ở ngành công nghiệp nặng tài sản cố định như sắt thép và cần cân nhắc thận trọng hơn khi phân bổ vào danh mục.
Trong thời điểm giao thoa của chính sách tiền tệ, Em cho rằng danh mục nên có tỷ trọng tiền mặt để tạo bộ đệm khi thị trường biến động. Các biến động ở ngưỡng cho phép sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định khi các cơ hội đầu tư hấp dẫn xuất hiện.
Trân trọng!
Lê Tấn Đạt | MBS – 0961.504.434 ( Zalo – Viber )
Tầng trệt, Toà nhà The Prince Residence, 17-19-21 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất