Web 3 từng được cộng đồng blockchain tung hô như một vùng đất hứa dành cho sự dân chủ đối với tài sản số và dữ liệu cá nhân. Ethereum có thể coi là một lá cờ đầu cho cuộc cách mạng này khi các Dapp rất nổi tiếng dựa trên công nghệ này luôn tuyên bố là những nền tảng phi tập trung.
Đây có thể là một tác phẩm NFT của tôi :D
Đây có thể là một tác phẩm NFT của tôi :D
Sự tăng trưởng kinh khủng của các thị trường như Cryptocurrency hay NFT trong những năm qua. Sự ủn mông từ những người ảnh hưởng cùng số ít chính phủ trên thế giới. Tương lai và lý tưởng đẹp đẽ của một sự lặp lại của cuộc cách mạng trong quá khứ như Web2 , hay một nền dân chủ thực sự ít nhất là về mặt tài sản và dữ liệu cá nhân.
Một NFT — bức ảnh kỹ thuật số được coi như tác một tác phẩm nghệ thuật có thể tải xuống bằng cách click chuột phải. Nguồn: opensea.io.
Một NFT — bức ảnh kỹ thuật số được coi như tác một tác phẩm nghệ thuật có thể tải xuống bằng cách click chuột phải. Nguồn: opensea.io.
Tất cả những thứ đó khiến rất nhiều người thời gian vừa qua tin rằng Web3 - lá cờ vô chính phủ đã thật sự tồn tại và sẽ mang lại công bằng cho những người yếm thế. Trịnh Văn Must và Jack Dorsey là một trong số ít người từng phản đối sự tồn tại của Web3. Thời điểm 2 vị này tuyên bố điều đó đã bị rất nhiều fan quay xe khi bỏ follow ngay sau đó trên twitter.
Ngày hôm nay, một loạt các nền tảng nổi tiếng như Opensea (nền tảng hàng đầu về giao dịch NFT), hay Meta Mask (hot wallet hàng đầu) đã tuyên bố chặn tất cả người dùng từ các quốc gia bị Mỹ cấm vận (trong đó có Nga - quốc gia số 3 về số lượng người ủng hộ ethereum). Và sức ép để dẫn đến việc này thì chắc ai cũng rõ cả.
Đồng ethereum giảm điểm vào ngày 4/3/2022. Nguồn: binance.com
Đồng ethereum giảm điểm vào ngày 4/3/2022. Nguồn: binance.com
Có thể đây là lý do khiến nhiều đồng coin giảm điểm mạnh trong ngày 4/3, trong đó có ethereum giảm từ khoảng 2900$ xuống ~ 2600$ (thời điểm viết bài này). Hàng loạt NFT bị đóng băng hoặc xóa bỏ do Opensea đã tiến hành chặn/xóa các tài khoản của các nhà sưu tập và nghệ sỹ tại các quốc gia như Iran (có thể tiếp theo sẽ là một số quốc gia khác).
Opensea đăng đàn giãi bày nỗi lòng với dư luận và giải thích mình là một công ty của Mỹ và phải tuân thủ pháp luật của nước này. Nguồn: twitter.com.
Opensea đăng đàn giãi bày nỗi lòng với dư luận và giải thích mình là một công ty của Mỹ và phải tuân thủ pháp luật của nước này. Nguồn: twitter.com.
Với sức ép ngày càng lớn từ các chính phủ và cộng đồng quốc tế, 2 sàn giao dịch tiền điện tử CoinBase và Binance, hiện tại vẫn đang từ chối lời kêu gọi cấm giao dịch đối với các tài khoản từ Nga. Nhưng không có gì đảm bảo là các sàn giao dịch tập trung này sẽ không làm thế trong tương lai, trước sự căng thẳng ngày càng leo thang từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Điều này làm cho rất nhiều người đặt câu hỏi nghi vấn về sự "phi tập trung" của công nghệ blockchain mà bấy lâu nay được ca tụng có phải lại là một cuộc đại bịp kế tiếp. Chắc chắn rằng sau sự kiện này sẽ có vô số người vỡ mộng vì đã đặt niềm tin vào những thứ khá là viển vông.
Nhiều người trong chúng ta có thể do không tìm hiểu sâu hoặc quên mất rằng đa phần các nền tảng trên đều thuộc sở hữu của các công ty đặt tại Mỹ. Và trước đó, quốc gia số 1 về kinh tế và dân số là Trung Quốc cũng đã từng có những cuộc đàn áp đối với tiền số do lo ngại về an ninh tiền tệ. Ngân hàng trung ương của quốc gia đang là tâm điểm của dư luận thế giới hiện nay là Nga cũng đã từng đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử.
Nhà sáng lập của Ethereum là Vitalik Buterin – một người gốc Nga cũng công khai phản đối gay gắt về hành động xâm lược Ukraine của chính quyền Putin. Cậu ta cũng đăng trên twitter rằng “Ethereum phi tập trung, nhưng tôi thì không” vào ngày Nga mở cuộc tấn công. Không rõ với sức ảnh hưởng của của Vitalik đối với cộng đồng, đặc biệt là với nền tảng Ethereum thì anh chàng này sẽ thực hiện những gì tiếp theo. Hay đây cũng chính là một phần của “Mùa đông crypto” mà Vitalik đã nhắc đến?
Vitalik Buterin đăng dòng tweet vào ngày Nga mở cuộc tấn công Ukraine. Nguồn: twitter.com.
Vitalik Buterin đăng dòng tweet vào ngày Nga mở cuộc tấn công Ukraine. Nguồn: twitter.com.
Tương lai thật sự rất khó có thể tiên đoán. Liệu những người thuộc cộng đồng blockchain nói chung và tài sản số nói riêng có thể thúc đẩy và biến Web3 dần trở thành sự thật giống như đất nước Israel và chủ nghĩa phục quốc Do Thái?
“Lý thuyết luôn phải dựa vào sự thực hành của con người, và những người thực hành lý thuyết đều có lợi ích riêng của họ” – Song Hong Bing.