Lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh tại Lebanon năm 1982 và cuộc thảm sát hơn 2000 thường dân tại trại tị nạn Sabra và Shatila, "Waltz with Bashir" kể câu truyện của chính đạo diễn Ari Folman, người đã từng tham chiến tại chiến trường Lebanon và chứng kiến cuộc thảm sát tàn khốc trên. Bằng cách tiếp cận tự do và sáng tạo, cuộc hành trình tìm lại kí ức của Folman đã xuất sắc nhận được giải thưởng danh giá của Viện hàn lâm Oscar trong hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 2009. Bộ phim cũng được trao hạng mục tương tự tại Liên hoan phim Cannes.

Bối cảnh

 Để có thể hiểu được phim một cách rõ ràng và không bị bỡ ngỡ do thiếu kiến thức trước khi xem và cũng như cho ai đã xem xong mà không hiểu gì, chúng ta cần phải biết được bối cảnh chiến tranh trong phim. 
 Sau hơn 2000 năm bị người Ả Rập chiếm đất và đánh đuổi ra khỏi vùng đất thánh Jerusalem, người Do Thái đã lưu vong khắp nơi trên thế giới giờ đây,  tề tựu lại và lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh phục quốc vĩ đại chỉ vài năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Dưới sự ủng hộ của quốc tế, kết thức công cuộc kiến thiết quốc gia, Israel đã giành được quyền kiểm soát tại nam Lebanon, cao nguyên Golan, bờ tây Palestine, đông Jerusalem và dải Gaza. Trong đó, vụ thảm sát tại Sabra và Shatila nhắm đến những người dân thường Hồi giáo thuộc cuộc chiến tranh chiếm đóng miền nam Lebanon vào năm 1982.

 Vụ thảm sát Sabra và Shatila đã tước đi sinh mạng của 460 đến 3.500 thường dân, chủ yếu là người Palestine và người Shiite Liban , bởi một lực lượng dân quân thân cận với Đảng Kataeb (còn gọi là Phalange), một cánh chủ Thiên chúa giáo Lebanon chủ yếu ở khu vực Sabra và trại tham dự Shatila liền kề ở thủ đô Beirut , Lebanon . Từ khoảng 18:00 ngày 16 tháng 9 đến 08:00 ngày 18 tháng 9 năm 1982, một cuộc tàn sát trên diện rộng đã được thực hiện bởi lực lượng dân quân trước sự chứng kiến của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), đồng minh của họ. Các Phalanges được IDF ra lệnh chuyển các máy bay chiến đấu của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ra khỏi Sabra và Shatila.  IDF đã được nhận thông báo về một số vụ đánh bại hành động của Phalange ở Sabra và Shatila nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào để ngăn chặn thảm họa.
 Vào ngày 30 tháng 8 năm 1982, dưới sự giám sát của Lực lượng đa quốc gia (International Force) - một lực lượng quốc tế gìn giữ hoà bình, PLO rút khỏi Lebanon sau nhiều tuần giao tranh ở Tây Beirut, không lâu trước khi cuộc thảm sát diễn ra. Quân đội Israel đã bao vây Sabra và Shatila và đóng quân tại các đường ngắn của khu vực để ngăn những người dân trong trại rời đi.


 Theo lời của một cựu nhà báo người Pháp, thủ phạm trực tiếp là "Young Men ", một băng nhóm được tuyển mộ bởi Elie Hobeika (một nhân vật nổi bật trong Phalanges cũng như Lực lượng Lebanon). Những kẻ giết người được cho là theo lệnh trực tiếp từ Hobeika. Gia đình và hôn thê của Hobeika đã bị dân quân Palestine và đồng minh Lebanon sát hại trong thảm họa Damour năm 1976. Ngoài ra, các chỉ huy Phalangist khác có liên quan đến từ Nam Lebanon và từ Đông Beirut. Trong tất cả 300-400 dân quân đã tham gia, bao gồm một số từ Quân đội Nam Lebanon.
 Vào năm 1983, một lệnh cấm được ban hành bởi Tổng thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đã kết luận rằng Israel , với tư cách là lực lượng đóng trại, phải chịu trách nhiệm về các hành động bạo lực xảy ra ở Sabra và Shatila. Họ cũng kết luận rằng thảm sát là một định dạng diệt chủng.
  Cũng vào năm đó, Mệnh lệnh Kahan của Israel, được chỉ định để phục vụ công việc giúp các quân nhân Israel nhận thức rằng họ đã không thực hiện các tiêu chuẩn để ngăn chặn cuộc thảm sát diễn ra và Israel phải chịu trách nhiệm gián tiếp cho vụ việc này. 

Sự độc đáo từ "Điệu Valse của kí ức"

 Mặc dù lấy đề tài về chiến tranh khá là căng thẳng và 'nặng đô' như vậy nhưng Ari Folman đã chọn một cách làm khá độc lạ khi kể nó trong một bộ phim hoạt hình. Đồ hoạ có thể không đẹp nhưng nó chân thực và đủ đẹp theo góc nhìn nghệ thuật khi ngôn ngữ điện ảnh trong phim được truyền đạt đầy đủ. Đây được coi là một quyết định sáng suốt đấy vì sau khi xem, bạn sẽ thấy cách làm hoạt hình này thực sự phù hợp đến hoàn hảo.
 Bộ phim là cuộc hành trình tìm lại những kí ức vụn vỡ về sự kiện thảm sát kể trên, một ảo mộng kì lạ cứ lặp đi lặp lại thôi thúc Folman đi tìm gặp những người bạn mà ông cho rằng đã có mặt trong thời điểm diễn ra cuộc thảm sát ấy. 

 Dường như không thực sự có một nhân vật chính nào xuyên suốt bộ phim mặc dù Folman đóng vai trò là một phóng viên tiếp nối các câu truyện trong một bộ phim tài liệu, nhưng người xem dễ dàng bị cuốn hút vào trong các câu truyện hồi tưởng của những người đồng đội, về những giây phút cận kề với sự sống và cái chết, về hình ảnh những người đồng đội ngã xuống và máu của họ bắn lên người, lên mặt, về những tháng ngày trườn bò khắp các mảnh rừng nhiệt đới hòng thoát thân và về những âm thanh đạn bay vèo vèo, khói bụi mù mịt, tiếng nổ động trời, tất cả đã tạo nên một kiệt tác điện ảnh phản chiến "trung thực đến đau đớn". Phi thường và ám ảnh, bộ phim khiến bạn cảm tưởng như chính mình đã bị đẩy vào một cuộc chiến đầy đẫm máu và bi thương.

 Để mà so sánh với "Percepolis", một bộ phim khác cũng mang đề tài về chiến tranh Trung Đông thì "Waltz with Bashir" chọn cách tiếp cận bi quan và trần trụi hơn hẳn.  Sự khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh được miêu tả qua lời kể của các cựu chiến binh lúc nào cũng chân thật và hấp dẫn hơn cả. Với từng chi tiết một, cảm tưởng như ta đang sống trong những kí ức hoài niệm ấy. Thêm nữa, "Waltz with Bashir" còn cho người xem thấy ảnh hưởng của chiến tranh đối với cuộc sống và tinh thần của các cựu chiến binh lớn đến nhường nào.

 Cái tên phim được lấy cảm hứng từ một kí ức nơi hình ảnh của một binh lính đang nhảy một điệu valse giữa làn mưa đạn. Anh ta xả súng như điên khắp mọi nơi, xung quanh là những tấm poster của Bashir, tổng thống mới nhậm chức của Lebanon năm 1982, người lãnh đạo Đảng Kataeb (Phalange). Hành động diệt chủng ở Sabra và Shatila được coi là một sự trả thù đầy giận giữ tới từ quân đội Lebanon để khiêu khích người Palestine. Sự giết chóc bỗng trở thành một hình ảnh đầy lãng mạn và nên thơ, điều đó nhấn mạnh sự vô nhân đạo của cuộc chiến và sự tôn thờ đầy mê muội của quân dân Lebanon đối với Bashir. 

 Có thể nói, bộ phim là một bài học lịch sử hoàn toàn sáng tạo, nguyên bản và quan trọng, với hoạt hình tiên phong, "Waltz with Bashir" truyền tải thông điệp về Trung Đông theo một phong cách đầy mê hoặc, miêu tả một bức tranh đáng ghê tởm và khiêu khích về chiến tranh. Ngoài ra, tại Liên hoan phim Tokyo Filmex, "Điệu Valse của kí ức" còn được ca ngợi là đã phát minh ra một ngôn ngữ điện ảnh mới.

 Chiến tranh luôn đem lại những hậu quả tồi tệ

 Cuộc chiến tranh phục quốc của Israel trong mắt dư luận quốc tế thường được coi là chính nghĩa. Không những thế, người Do Thái còn nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ quân đội Liên Hợp Quốc. Điều này đúng vì bởi lẽ, người Do Thái cổ đại đã bị chính những người anh em Ả Rập chiếm toàn bộ quê hương khiến họ phải lưu vong khắp nơi, vậy nên Israel hợp lí khi đòi Ả Rập phải trao trả lạị lãnh thổ cho họ. Lãnh thổ Israel theo những ghi chép cổ xưa còn được cho là rộng lớn hơn hiện tại gấp nhiều lần. 
 Tuy chính nghĩa và hay ho như vậy nhưng cuộc thảm sát tại Sabra và Shatila đã đặt ra nhiều tranh cãi về tính đúng đắn của cuộc chiến này. Quân đội Israel bị chỉ trích vì đã không có bất kì hành động ngăn chặn nào, họ không ném bom vào các đường dây tàu hoả dẫn đến những trại tị nạn ấy mặc dù họ được trang bị đầy đủ bom trong tay. Với cá nhân đạo diễn và với tác phẩm của mình,"Waltz With Bashir" lập luận rằng bản thân Israel không vô tội trong các hành động diệt chủng thụ động, một lập luận được nhấn mạnh bởi phản ứng không cân xứng của Israel đối với các hành động khiêu khích của Hamas (một tổ chức khủng bố Hồi giáo quá khích).

 "In war, they say, no one sees the big picture." Một số người có thể biết nó, một số có thể ngăn chặn nó nhưng sự không chắc chắn trong mối liên hẹ giữa hai điều này hầu như luôn luôn là trường hợp xảy ra với một tôi ác diệt chúng. Khi tội ác đó đã xảy ra và chiến tranh về căn bản là đã kết thúc, con người gần như không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận và hối hận vì đã không ngăn chặn nó. Khi có những người thừa biết rằng có những cuộc tàn sát sắc tộc đẫm máu đang diễn ra ở Châu Phi, họ đứng sang một bên. Những kẻ kích hoạt những tội ác ấy ngay lập tức là những sát nhân nhưng những người chịu trách nhiệm về nó (dù gián tiếp) vẫn được coi là có tội về mặt đạo đức.

 Đối với một bộ phim anti chiến tranh như "Waltz with Bashir", một cuộc chiến tranh dù được coi là chính nghĩa hay phi nghĩa thế nào đi chăng nữa thì một sự thương vong lớn đối với người dân vô tội là một điều tất yếu sẽ xảy ra và không một sự cảm thông nào có thể được chấp nhận cho những kẻ đã gây ra hoặc biết mà không ngăn chặn nó. Và bạo lực luôn là cách giải quyết cuối cùng, khi nhìn về những hậu quả tồi tệ của nó, chiến tranh không đáng được ca ngợi và tự hào quá nhiều.