Dạo này đọc các tin tuyển dụng Designer (cứ gọi chung là Creative đi) cứ thấy đa phần các bạn HR than thở rằng tuyển hoài mà vẫn ko tìm đc người, candidates chê lương thấp so với JD, hẹn pv rồi ko đến…. Ngoại trừ việc các post tuyển dụng cố tình “lái” theo trend “Em tuyển mãi mà chưa đc đây này. Các bạn apply hộ em đi…” thì ko nói. Còn lại thì mình tin là mình biết đc nguyên nhân vì sao nên mình mạo muội viết ra post này để chia sẻ.  
Trước hết để lý giải nguyên nhân vì sao thường các creatives ko mấy mặn mà với thế giới In-house (IH) hơn là Agency (AG) thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cả 2 bên có những ưu khuyết gì ở các mặt. Mình k thể nêu hết tất cả mọi thứ vì như vậy thì bài viết này chắc phải dài cả trăm trang A4 mất nên tạm thời bên dưới chỉ là những thứ mình cho là đáng lưu ý nhất:  
(mình với “may mắn” là đã đc trải nghiệm cả ở 2 thế giới trên nhưng ko dám nói là mọi thứ đều đúng ở mọi trường hợp & mọi tổ chức. Nên nếu có gì ko phải thì mong anh chị em ở cả 2 thế giới lượng thứ & bỏ qua cho. “Em mới vô nghề hà!”
1. Môi trường, giờ giấc làm việc:  
+ IH:
Các bạn có 1 văn phòng theo chuẩn standard (ý mình là bàn làm việc là để ngồi làm việc & bàn ăn là để ngồi ăn ;) ), máy tính cung cấp cho nhân viên cũng là standard với công việc văn phòng.
Sáng 8-9h là bắt đầu làm đến chiều 17-18h là ra về.
Deadline: ko quá gấp (trừ phi trường hợp đặc biệt), mọi thứ đều có thể “dời lại” đc vì cơ bản là phòng thiết kế (cứ tạm cho là có “phòng thiết kế” đi ;) ) chỉ có nhiêu đó con người thì ko thể đòi hỏi phải “cân” 1 khối lượng công việc khủng (nếu có) đc.  
+ AG:
1 văn phòng tạo cảm giác thoải mái (mình gọi là như vậy chứ k đánh giá là nó cao cấp hay cùi bắp vì còn tùy vào qui mô của tổ chức ;) ), ko bị gò bó bởi đồng phục hay những qui tắc: Bạn có thể 1 ngày nào đó bận quần short đi làm cũng k ai có ý kiến gì (miễn là vẫn đẹp & lịch sự), tương tự là bạn cứ tự do ngồi lên bàn làm việc của mình hoặc ra ghế salon “nằm làm” cũng chả ai nói: Miễn là bạn làm việc hiệu quả!
Deadline: lúc nào cũng gấp, rất gấp, cực gấp (nhưng có gấp thực hay giả thì chỉ có account & khách hàng biết :)) ) & kèm theo là nhiều tasks đến cái độ mà ko biết là nên làm cái nào trước. Đến cái độ mà đang mắc…tè nhưng cũng ráng cho xong cái task rồi mới đứng lên đi (mình k nói quá đâu!).
Sáng bạn có thể 10h-11h vào cty nhưng kèm theo đó là đêm qua bạn vừa làm đến hơn 0h cho kịp deadline hoặc vẫn còn đang ở ngoài site (trường quay, nơi tổ chức event….).  
2. Qui trình vận hành:  
+ IH:
Đa phần là các phòng ban chuyên biệt nên cá nhân mình thấy là mọi thứ hơi lung tung & nhất là sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau thực sự là rất có vấn đề:  
Phòng marketing thì hoạch định chiến lược & ý tưởng. Và có khi là từ đó định hình luôn thành cái mà designer phải làm. Nhưng vì đa phần là các marketers ko có kinh nghiệm về visual (nghĩa là từ ý tưởng marketing biến nó thành 1 hình ảnh visual của poster, của viral clip hay TVC…sao cho mọi thứ dễ hiểu mà đối tượng xem mục tiêu có thể hiểu trong vòng vài giây & lại còn phải đẹp, phải phù hợp với budget & năng lực của nhân sự hiện có, kèm deadline cho phép thì còn là 1 công đoạn dài và cần phải có chuyên môn nữa) nên khi làm việc với các designers thì mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn :))
Vì các bạn designers chỉ là đang là designer nên việc follow theo directions của các marketers ( mà ko follow thì cũng ko đc ;) ) sẽ đôi khi tạo ra những sản phẩm “dở khóc dở cười” như post quảng cáo cho các mặt hàng cực luxury như trang sức cao cấp thì lại có hiệu ứng xẹt xẹt hoa hòe hoặc 1 brand cỡ như Hermes lại lọt ra 1 post rất trendy & nhí nhố kiểu như “độ nàng không độ ta” trên fanpage của mình.  
Mình thật sự ko có ý chê gì nhân lực của IH cả. Vấn đề ở đây là vì mọi bộ phận đều đc tổ chức 1 cách chuyên biệt & hầu như là ko có khái niệm gì về kiến thức cũng như công việc của các bộ phận khác nên khi phối hợp với nhau gặp “chênh” thì cũng là lẽ tất nhiên. 
Tóm lại rằng nếu bạn lựa chọn IH thì bạn phải chấp nhận đôi khi mình chỉ là 1 con sói cô đơn. Ko phải đồng nghiệp xung quanh bạn ai cũng có thể hiểu Typography là cái gì hoặc size chữ, khoảng cách dòng, khoảng cách đoạn chữ quan trọng thế nào, vì sao nên xài font chữ này mà k phải là 1 font khác, tại sao nên chia nhỏ content ra chứ k nên gom hết tất cả vào trong 1 design…
Và tin mình đi: bạn sẽ ko có đủ tgian để giải thích cũng như thuyết phục những thứ đó với anh bạn marketer đang ngồi cạnh đâu!  
+ AG:
Mọi thứ đc chia theo team & trong team hầu như là có đủ các nhân lực về marketing, content, writer, designers…nên việc mọi người cùng ngồi lại brainstorm hoặc thỏa thuận với nhau về cv là gần như thường xuyên.
Vì vậy các bạn ở mỗi bộ phận khác nhau của team ko “lấn sân” & khi có bất đồng xảy ra (bạn thấy cái design này đẹp nhưng tôi thì ko hoặc với tôi câu chữ này ổn nhưng bạn thì thấy nó nên đc sửa ở điểm này….) thì leader của từng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm (kiểu như “Art Director nói size của dòng copy này là OK rồi & ko cần sửa, bạn cứ gửi cho khách hàng đi…) & quyết định.  
Và chính như vậy thì mọi sản phẩm làm ra từ phòng sáng tạo đều sẽ có sự đồng nhất (nếu là cùng 1 camp) trên mọi thứ như tone, mood, màu sắc...cũng như luôn luôn target đúng với brief của Client.  
3. Cơ hội học hỏi những thứ mới:  
+ IH:
Nếu bạn k biết gì về thành phần dưỡng chất hoặc DHA+ là gì thì sau 1 tgian làm in-house cho 1 nhãn sữa bạn sẽ có thể thuyết trình vach vách vì sao trẻ sơ sinh nên sử dụng sữa ngoài kèm với sữa mẹ. Hoặc nếu là làm cho ngân hàng thì bạn sẽ có khả năng đi tư vấn vay cho bạn bè người thân :))))  
Và ngoài đó ra thì…với các ngành nghề khác hoặc công việc của các bộ phận khác thì bạn…mù :)))
Ý mình là với nhãn hàng bạn đang làm thì bạn biết rất sâu nhưng ko rộng qua các nhãn hàng khác.
Vì không thể đòi hỏi bạn phải vừa đưa ra ý tưởng về chiến lược, sau đó lại ngồi vào máy làm layout, rồi còn phải tính toán chi phí để thực hiện sản phẩm đó, rồi lại còn ra làm việc với các supplier khác về giá cả, về máy móc thiết bị…Bạn sẽ chỉ làm tốt công việc của mình mà thôi. 
+ AG:
Có thể bạn ko biết quá sâu về 1 nhãn hàng nào đó nhưng cứ mỗi project & mỗi clients bạn sẽ có cùng câu hỏi với họ như “Làm cách nào để thuyết phục người tiêu dùng chọn mua sản phẩm của mình?” hoặc thậm chí bạn tự mò ra đến tận quầy sữa rửa mặt của nam giới trong siêu thị để quan sát từng đối tượng có ý định mua hàng: “Họ quan tâm tới bao bì có màu sắc & kiểu dáng thế nào? Họ có ngửi mùi hương của sản phẩm khi chọn mua hay ko?”  
Bạn sẽ học đc cách làm việc cùng với những người có chuyên môn cao (đồng nghĩa với việc họ có cái tôi & cá tính rất mạnh) & tràn ngập sự sáng tạo cùng thú vị khác nhau. Có thể bề ngoài họ là những kẻ ko có nguyên tắc hay thậm chí thích phá vỡ nó nhưng trên hết trong công việc họ đều rất tôn trọng thành quả cũng như ý kiến cá nhân của các thành viên trong team theo tinh thần “Đừng bỏ qua bất cứ ý tưởng nào cả. Ko có ý tưởng nào là tệ. Điều cần là điều chỉnh nó hoặc tìm cho nó một khách hàng & 1 bản brief phù hợp!”.  
Bạn cũng sẽ học đc cách phải sắp xếp & lưu trữ data liên quan tới công việc của mình một cách thật khoa học (mình biết có 1 vài Agency còn phát hẳn bản hướng dẫn cho nhân viên cách đặt tên file thế nào, tên folder thế nào…để cho tất cả đều phải hệ thống) vì đơn giản là với 1 khối lượng file & công việc khổng lồ cũng như sẽ có nhiều công đoạn cùng với người đảm trách khác nhau thì…chỉ cần bạn ko tìm đc hoặc email nhầm 1 cái file nhỏ cũng sẽ khiến mọi việc trở nên…nát bét :))).
Thế giới Agencies bọn mình vẫn luôn truyền tai nhau 1 câu nói “Hãy cho tôi xem cách bạn lưu trữ & sắp xếp trong máy tính cá nhân. Tôi sẽ chỉ ra bạn đang làm việc ở vị trí nào.” 
Bạn càng làm ở vị trí cao (Manager, Director…) thì bạn càng phải ngăn nắp & lưu trữ thật rõ ràng để có thể quản lý thật tốt từng công việc của nhân sự bên dưới.  
Còn nhiều, nhiều thứ khác nữa mà bạn sẽ đc biết nếu chẳng may vô tình va vấp vào thế giới AG này.
Và mình tin rằng đó là những trải nghiệm thú vị mà k 1 trường lớp hay khóa học nào có thể truyền thụ cho bạn trong ngày một ngày hai.  
4. Qui trình tuyển dụng:
+ IH:
Bạn đang cố gắng “giành giật” nhân lực với “gã khổng lồ” AG trên kia.
"Hắn" có gì nào?
Hắn có 1 môi trường làm việc thoải mái, máy tính Apple, các đồng nghiệp thú vị, chung 1 kiến thức về chuyên môn, qui trình chuyên nghiệp, công việc đa lĩnh vực, đa góc nhìn & luôn “khát” những ý tưởng “khác biệt”….ngoài những thứ đó ra thì hắn cũng chả có cái gì nữa sất :)))  
Còn bạn có gì?
Mức lương tạm ổn (chứ k cao). Môi trường ổn định nhưng rất có thể ứng viên vào làm chỉ 1 mình người đó ở vị trí designer, cũng rất có thể họ sẽ ko có nốt các “đồng đội” nói chung "một ngôn ngữ thiết kế” với nhau. Một qui trình làm việc rất có thể bị “lệch pha” ở các công đoạn giữa các bộ phận. Đi làm đúng giờ về đúng giờ. Tăng lương theo định kì.
Và quan trọng là “PHỤC VỤ CHỈ CHO 1 NHÃN HÀNG DUY NHẤT”.  
Và bạn đã sử dụng “vũ khí” gì để chiến đấu chống lại hắn khi tuyển dụng?
Post tuyển dụng kèm theo 1 cái design mà mình cho là ko có gì gọi là sáng tạo (mình k nói tất cả nhưng…gần như là đa số). JD gần như cách viết giống nhau & hầu như là ko hấp dẫn với các bạn Creative (mấu chốt ở đây là “Luôn luôn sẽ có những khách hàng mới, những thử thách mới, projects mới…” thì gần như là ko hề có ).
Cá biệt có khi mình thấy những content tuyển dụng như “..Tìm đồng đội thiết kế để vào team trà sữa…”.
Mình hiểu là các bạn HR muốn viết như thế cho thêm phần “hấp dẫn” nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi: bạn bán cái gì thì người ta sẽ mua cái đó, bạn viết theo style trà sữa & không khí thoải mái trẻ trung, nhí nhố…hơn là mô tả cụ thể về công việc sẽ phải làm thì bạn sẽ nhận đc đúng những ứng viên quan tâm đúng vào những thứ đó trước công việc.  
+ AG:
Mình xin lấy vd bằng cái hình ở trên: mọi thứ đều rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, hài hước & “làm theo 1 cách khác” đúng k?
Nhìn là biết họ muốn tuyển 1 vị trí biết sử dụng PS, Lightroom và 1 vị trí biết sử dụng AI, Indesign, AE. Trên hết là họ đã làm khác đi bằng cách sửa các chữ cái trên cái icon của các app kia ghép thành dòng chữ “WE’RE HIRING” (“Chúng tôi đang tuyển dụng”).
Bên dưới là địa chỉ email để các ứng viên gửi CV===> Đâu cần phải quá phức tạp, đơn giản mà hiệu quả!
Mình cũng đã từng thấy 1 Creative Director phỏng vấn cho vị trí Art Director: ông chỉ đơn giản hỏi “Bạn hãy cho biết 1 campaign của 1 nhãn hàng nào đã làm cho bạn thích nhất? Tại sao bạn thích nó? Bạn học hỏi gì đc từ nó?” & “Hãy kể cho tôi nghe 1 camp mà bạn tự hào nhất mà bản thân đã từng tham gia? Và nếu có cơ hội quay trở lại tgian để sửa chữa lại thì bạn sẽ sửa nó ở điều gì?” là đủ.
Mọi thứ khác về khả năng design, sử dụng màu sắc hay phần mềm gì đó mình nghĩ tất cả đã đc thể hiện trong CV rồi nên chắc k cần phải "làm bài test".
====> Cá nhân mình ở góc nhìn của 1 Designer nếu phải lựa chọn giữa 2 môi trường IH & AG có cùng mức lương thì chắc mình sẽ chọn AG mặc dù mình biết rằng sẽ cực hơn & cũng sẽ gặp những thứ “mọi thứ k như là mơ nên thực tế thường giết chết mộng mơ” ở thế giới đó.  
Nhưng lý do vì sao mình vẫn chọn như vậy thì tin chắc nếu bạn đọc đến đây bạn cũng đã lý giải đc rồi.
Tụi mình (designers & creatives) vẫn luôn luôn ở đây, vẫn luôn luôn thiếu việc & tìm việc nhưng bọn mình luôn chọn cho bản thân đúng tổ chức để phục vụ.