Vua Fred, hay cách mà vị vua chưa từng lên ngôi định hình nền quân chủ hiện đại (phần cuối)
Tiếp nối phần đầu, bài này sẽ nói về Frederick và ảnh hưởng của ông đến George III
Chương 3: Vua Fred
No king, who is not, in the true meaning of the word, a patriot, can govern Britain with ease, security, honor, dignity, or indeed with sufficient power and strength
George II qua đời năm 1760. Ông sống lâu hơn người thừa kế là Thế tử Frederick tới 9 năm. Ngai vàng được truyền cho đích tôn của ông là Vua George III.
Sinh thời, Thế tử Frederick là người phản đối kịch liệt cha mình. Nhà Hanover có truyền thống là vua cha ghét vua con, Frederick đã dành phần lớn tuổi trưởng thành để nuôi mối thù công khai với nhà vua. Điều khiến ông là khác cha mình là cách ông nổi loạn. Thêm một điểm khác biệt nữa là cách ông tôn trọng bản thân trước công chúng, điều mà cả cha lẫn ông nội của ông chưa từng làm được. Những ý tưởng mà ông nuôi dưỡng và truyền lại cho con trai mình rõ ràng là nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi hình ảnh những người nhà Hanover từ những kẻ trí tuệ thấp kém và thờ ơ thành những vị vua có văn hóa và yêu nước.
Thế tử Frederick được sinh ra là với cái tên Friedrich Ludwig tại xứ Hanover vào ngày 31 tháng 1 năm 1707, bảy năm trước khi Nữ vương Anne qua đời và ông nội trở thành quốc vương Anh. Sứ giả Anh ở xứ Hanover là Trung tướng Howe đã báo tin vài ngày sau đó:
Một thời gian trước, triều đình này gần như tuyệt vọng về chuyện bầu bí của Tuyển hầu tước phu nhân, khi hầu hết mọi người đều e ngại rằng cái bụng của bà ấy đã to trong thời gian quá lâu là do ảnh hưởng của một căn bệnh hơn là bà đang mang thai. Điện hạ bắt đầu đau nặng vào bữa cơm tối hôm thứ Sáu vừa rồi, khoảng 7 giờ, và hầu gái của Điện hạ là Nữ bá tước xứ Eke đã báo với tôi rằng Điện hạ đã hạ sinh một người con trai.
Mô tả của Howe là một bằng chứng cho tình trạng phao tin đồn nhảm ở Hanover vào thời điểm đó. Nhiều người cho rằng Caroline hoàn toàn không mang thai và chỉ đơn giản là đang mang bệnh. Thế là bao nhiêu tin đồn thất thiệt được lan truyền. Có nhiều tin đồn rằng gốc gác của Frederick đang bị nghi ngờ. Thậm chí còn có những gợi ý rằng trên thực tế, Caroline đã sinh một người con gái ốm yếu, vậy là một cậu bé khỏe mạnh đã thế chỗ và trở thành người thừa kế của tuyển hầu quốc.
Tất nhiên, đây chỉ là chuyện tầm phào và chẳng thể hiện điều gì bất ổn trong huyết thống hay quá trình ra đời của Frederick. Tuy nhiên, những câu chuyện vẫn tồn tại. Nhiều người chỉ ra rằng Frederick không có các đặc điểm của người nhà Hanover. Không giống như các thành viên khác trong gia đình, ông có mũi khoằm, môi dày và da vàng. Ông được các thành viên khác trong gia đình gọi là “Der Grief”, từ tiếng Đức có nghĩa là con griffin. Theo nhiều cách, với các sự kiện trong tương lai, những tuyên bố và ý nghĩa thay thế của biệt danh có một cảm giác gần như mỉa mai. Khi đến Anh, Frederick hẳn đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để được coi là khác biệt so với những người nhà Hanover khác. Đối với nhiều người, ông là sự pha trộn hoàn hảo giữa người Đức và người Anh.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1707, Nữ vương Anne qua đời; George I và con trai ông vội vã đến Anh để đảm bảo mình sẽ kế vị ngai vàng (cũng là để ngăn chặn phe Jacobite kịp trở tay). Vương tôn Frederick bảy tuổi không đi cùng họ. Ông được ông trẻ Ernest Augustus (em út của George I) chăm sóc, và sẽ không gặp lại cha mẹ mình trong mười bốn năm. Ông ấy đã giao phó cho sự chăm sóc của người chú của mình, Ernest Augustus. Ông sẽ không phải nhìn thấy cha mẹ một lần nữa cho mười bốn năm. Frederick chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi nếu được đưa đi cùng. Không giống như cha và ông nội, ông đã có cơ hội trải nghiệm nước Anh ngay từ khi còn nhỏ. Ông đã có thể lớn lên ở đó, học cách thích nghi với văn hóa Anh và khi trưởng thành, gần như sẽ mang “chất” Anh như bất kỳ ai khác trên đảo quốc này. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Frederick sẽ không bước chân lên đất Anh cho đến khi ông đã ở tuổi đôi mươi.
Tại sao tân vương thất của Anh lại kiên quyết giữ Frederick ở lại Hanover? Quyết định hoàn toàn là của George I. Ông tin rằng Frederick nên ở lại vì một vài lý do. Thứ nhất, ông muốn cậu bé có hiểu biết và sự tôn trọng với quê gốc của gia tộc. Do tình cảm của ông dành cho các lãnh thổ thuộc Đức lớn hơn so với tân vương quốc, hành động như vậy là dễ hiểu. Thứ hai, nếu ba thế hệ cầm quyền của gia tộc rời đi cùng một lúc, gần như sẽ không còn ai đại diện cho George I với tư cách là Tuyển hầu tước xứ Hanover. Vì vậy, ông tin rằng buộc phải giữ Frederick ở đó để duy trì số lượng người trong hàng ngũ kế vị ở lại với nhân dân Hanover. George I hiểu được tầm quan trọng của hình ảnh, ít nhất là ở vùng đất này. Ông tạo dựng hình ảnh ở Anh tệ bao nhiêu, thì ở Hanover lại làm tốt bấy nhiêu.
Mặc dù phải ở lại Hanover, Frederick đã có dịp gặp gỡ các thành viên thuộc tầng lớp quý tộc Anh khi họ đến thăm. Những cuộc gặp gỡ này đã tạo cơ hội cho Frederick phân biệt mình với cha và ông nội. Vào năm 1716, trong một chuyến về thăm Hanover của George I, Frederick đã có vinh dự được gặp Phu nhân Mary Montagu. Như đã nói từ trước, ấn tượng Phu nhân Montagu về George I đã vô cùng tồi tệ, bằng chứng là bà gọi ông là một kẻ dốt nát. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ của bà với Frederick dường như đã để lại cho bà một cái nhìn trái ngược với quan điểm của bà với nhà vua. Trong một bức thư gửi Phu nhân Bristol, Phu nhân Montagu kể chi tiết cuộc gặp gỡ của bà với vị Vương tôn nhỏ tuổi và bày tỏ thái độ rất hài lòng của bà về cậu bé:
Bằng một giọng không tâng hề bốc hay khách sáo, tôi rất vui khi có thể nói với bà rằng Vương tôn bé nhỏ của chúng ta có tất cả những tài năng mà ở độ tuổi của ngài có thể có, với khí chất lanh lợi và sự hiểu biết, và trong cách cư xử của cậu bé có một điều gì đó rất hấp dẫn và nhẹ nhàng, rằng ngài không cần lợi thế về đẳng cấp xã hội của mình để xuất hiện một cách quyến rũ. Tôi rất vinh dự được trò chuyện lâu với ngài vào đêm qua trước khi nhà vua đến. Cha nuôi của ngài đã cố ý đi nghỉ sớm (như sau đó ngài đã nói với tôi) để tôi có thể đưa ra vài đánh giá về sự sáng dạ của ngài, bằng cách nghe ngài nói mà không bị ràng buộc, và tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự nhanh nhẹn và lịch thiệp xuất hiện trong mọi điều ngài nói, kết hợp với một con người vô cùng dễ chịu mang mái tóc đẹp của Thân vương phi Caroline.
Rõ ràng, ý kiến của bà về Frederick khác xa so với những định kiến về George I, rằng vị vua này cực kỳ tối dạ. Bà cũng không phải là quý tộc duy nhất không ngại khen ngợi Vương tôn. Ngay sau khi ông đến Anh, chính Phu nhân Bristol đã có thể làm quen với ông và đưa ra những lời nhận xét tử tế không kém: “Ngài là người dễ mến nhất, lại không phải là người đẹp trai nhất, mà người ta có thể tưởng tượng. Vóc dáng ngài tuy nhỏ bé nhưng khỏe mạnh và lịch thiệp; và trong đôi mắt ngài một sự sống động không thể diễn tả thành lời.” Frederick đã tạo nên hình ảnh khác với cha ông mình trong mắt giới quý tộc. Ít nhất, trong con mắt của các phu nhân Montagu và Bristol, ông có tiềm năng để trở thành một vị vua anh minh hơn cha ông mình.
Việc Frederick đến Anh liên tục bị trì hoãn. Năm 1726, khi George I qua đời, Frederick trở thành người thừa kế ngai vàng. Mặc dù là người đứng đầu trong thứ tự thừa kế ngai vàng, nhiều tháng trôi qua mà George II không triệu hồi ông về Anh. nhà vua vẫn muốn con trai mình ở lại Hanover. Điều này khiến giới quý tộc Anh bối rối và nhiều người phàn nàn về sự chậm trễ. Sau này Nam tước John Hervey đã viết trong hồi ký của mình về việc nhà vua trì hoãn triệu hồi Thế tử Frederick:
Vào mùa đông năm nay, ngay trước khi Nghị viện họp, nhà vua đã được nhà nước ưu hối thúc ra lệnh triệu hồi con trai mình từ Hanover. Các bộ trưởng nói với ông rằng nếu việc triệu hồi bị trì hoãn lâu hơn nữa, thì Thế tử bắt buộc phải xuất hiện trong lúc Nhà vua đọc bài phát biểu từ Ngai vàng, và nếu tình huống đó xảy ra, Thánh thượng có thể phải làm một cách bị động chứ không phải chủ động.
Vào mùa đông năm nay, ngay trước khi Nghị viện họp, nhà vua đã được nhà nước ưu hối thúc ra lệnh triệu hồi con trai mình từ Hanover. Các bộ trưởng nói với ông rằng nếu việc triệu hồi bị trì hoãn lâu hơn nữa, thì Thế tử bắt buộc phải xuất hiện trong lúc Nhà vua đọc bài phát biểu từ Ngai vàng, và nếu tình huống đó xảy ra, Thánh thượng có thể phải làm một cách bị động chứ không phải chủ động.
Một trong những lý do để George II trì hoãn việc triệu tập người thừa kế về Anh là lý do tài chính của triều đình. Trước khi George I qua đời, Danh sách Dân sự đã quy định về số tiền Quốc hội cấp cho vương thất đã quy định 800 nghìn bảng Anh mỗi năm cho Vua và Thân vương xứ Wales, trong đó 700 nghìn bảng chiếc thuộc về Nhà vua và phần còn lại thuộc về Thế tử George. Sau khi George II kế vị, Quốc hội đã thay đổi Danh sách Dân sự để chia toàn bộ 800 nghìn bảng mỗi năm cho George II và không có xu nào cho Thế tử Frederick. Dù điều này thể hiện George II là kẻ tham lam, nhưng điều đó xảy ra mà không phải là không có lý do chính đáng. Khi trở thành Thân vương xứ Wales, ông đã lớn tuổi và đã có vợ con để chăm sóc, còn Frederick chỉ mới hơn hai mươi tuổi và vẫn đang độc thân.
Khi Frederick đến Anh năm 1728, ông đã làm một việc mà cả cha và ông nội của ông đều ít quan tâm. Ông bắt đầu tìm cách hòa nhập với văn hóa bản địa bằng cách thể hiện sự hâm mộ với các môn thể thao và rượu gin của Anh. Bằng những hành động này, ông chắc chắn mình có thể được nhân dân nhìn thấy. Những hình ảnh về Frederick và tính cách thể hiện trước công chúng của ông nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Benjamin Reichenbach, đại sứ Phổ. Benjamin đã viết nhiều bức thư cho Frederick Đại Đế kể chi tiết về sự nổi tiếng ngày càng tăng của Thế tử đối với người dân London và những cuộc gặp đầy thân mật với họ. Trong một chuyến tham quan Tháp London và Phủ Somerset, Thế tử đã có thói quen chạy trốn khỏi đoàn tùy tùng và hòa vào đám đông người dân thị trấn để gặp gỡ và chào đón họ.
Frederick đắm mình vào văn hóa Anh. Một thời gian ngắn sau khi đến Anh, ông say mê môn thể thao cricket. Thế tử không chỉ chơi môn thể thao này, mà còn trở nên khá nổi tiếng khi nhiều báo cáo đề cập đến ông trong những cuộc thi đấu. Đến năm 1733, chỉ nửa thập kỷ sau khi đến đất nước này, ông đã là vận động viên cricket của hạt Surrey. Thế tử đã trao chiếc cúp bạc cho đội chiến thắng trong một trận đấu vào mùa hè năm đó, và đây có thể là trường hợp đầu tiên một đội thể thao giành chiến thắng được trao cúp. Người ta khó mà tưởng tượng Vua George I hoặc II lại tham gia vào một trận đấu cricket. Frederick tiếp tục đam mê môn cricket trong suốt phần đời còn lại của mình và người ta thậm chí còn suy đoán rằng cái chết của ông có thể là do bị trúng một quả bóng cricket, mặc dù điều này chưa được chứng minh.
Quần chúng Anh chào đón Frederick với niềm hân hoan. George I coi khinh việc xuất hiện trước công chúng và tận dụng mọi cơ hội để không làm điều đó. George II hầu như không cải thiện hình ảnh này và chắc chắn không quan tâm nhiều hơn đến văn hóa Anh. Có một sự thật rằng hai vị vua đầu tiên của nhà Hanover đã bị chế giễu vì về quê liên tục mà bỏ bê quốc sự. Nước Anh đã dành phần lớn thời gian 15 năm trước đó mà không có mặt của quốc chủ cho tới khi Thế tử Frederick đặt chân đến quốc gia này. Giờ đây, họ đã có cho mình một ông hoàng không chỉ hân hoan vì đã ở Anh, mà còn còn tự mình hòa nhập với quần chúng. Chỉ riêng điều này đã đánh dấu sự khởi đầu của một bước ngoặt giữa người nhà Hanover và nhân dân.
Không may cho Thế tử, không phải tất cả mọi người đều vui mừng khi ông xuất hiện trước công chúng. Vua George II rất không hài lòng với sự nổi tiếng ngày càng tăng của con trai mình và mối quan hệ giữa hai cha con nhanh chóng bắt đầu xấu đi. Điều này phù hợp với xu hướng của gia tộc. Ở triều đại Hanover, vua cha coi thường vua con và ngược lại là điều bình thường. George I và George II có mối thù không hồi kết. Điều tương tự đã xảy ra giữa George III và George IV trong tương lai, hay thậm chí là kéo dài đến thời hiện đại với những mối quan hệ căng thẳng George V - Edward VIII hoặc Elizabeth II - Thế tử Charles. Tuy nhiên, những tranh chấp và giận dữ giữa George II và Thế tử Frederick có thể là điều tồi tệ nhất trong tất cả các mối quan hệ cha con nhà Hanover.
George II và Thế tử Frederick cãi vã nhau trong suốt cuối những năm 1720 và 1730, thường liên quan đến khoản trợ cấp của Frederick, mà sau này thực tế đã chứng minh số tiền đó hoàn toàn không đủ. Đồng thời, sự nổi tiếng của Frederick tiếp tục tăng lên. Thay vì ủng hộ con trai của họ, nhà vua và vương hậu tin rằng Frederick đã tự hạ thấp bản thân bằng cách phục vụ những ý tưởng bất chợt của công chúng Anh. Nhà vua và vương hậu lo lắng về hình ảnh công khai của Frederick và khăng khăng muốn được thông báo về hành động của con trai họ. Ví dụ, vào năm 1736, Vương hậu đã hỏi Nam tước Hervey về một bữa tiệc mà Thế tử Frederick đã tham dự diễn ra tại Pall Mall. Hervey báo cáo với bà rằng Frederick đã làm đám đông hài lòng bằng cách nâng cốc chúc mừng nhiều thứ, “cả ‘Sự thịnh vượng của Thành phố London’ – ‘Thương mại của Quốc gia này’ – ‘Sức mạnh Hải quân Anh – ‘Tự do và Tài sản’ – cũng như không bỏ qua bất kỳ lời chúc phổ biến nào thuộc loại đó.” Vương hậu Caroline đáp lại với vẻ ghê tởm, “Trời ơi, sự nổi tiếng luôn khiến ta phát ốm; nhưng sự nổi tiếng của Fritz khiến ta phát ói. Ta nghe nói rằng hôm qua, ở bên cạnh nhà nó, đám tiện dân nói về việc Nhà vua bị đuổi cổ khỏi quốc gia này; và tên hiếu tử của ta đã bước đi khệnh khạng như thể nó đã là vua vậy.”
Lý do cho việc cha mẹ và con trai coi thường lẫn nhau đến nay vẫn chẳng có ai biết. Sự nổi tiếng của Frederick với người dân Anh ít nhất cũng đóng một vai trò nào đó. Vua George II có thể coi đó là một nỗ lực để làm xói mòn sự nổi tiếng và quyền lực của chính mình. Rốt cuộc, ông đã cố gắng làm điều tương tự trong triều đại của cha mình. Tiền bạc chắc chắn cũng đóng một vai trò quan trọng. Frederick cho rằng số tiền trợ cấp cho ông không đủ để một Thân vương xứ Wales sống và duy trì một hình ảnh và một gia đình phù hợp. David Dalrymple, Tòng nam tước Hailes, viết năm 1788, suy đoán rằng đây là nguyên nhân chính của mối thù, mặc dù bản thân ông thừa nhận rằng ông không thể chắc chắn: “Tôi không thể khám phá ra đâu là nguyên nhân thực sự của cuộc cãi vã này. Công tước phu nhân (xứ Marlborough) dường như nghĩ rằng nguyên nhân bắt nguồn từ động thái tăng doanh thu của Thế tử. Có khả năng toàn bộ vấn đề sẽ được giải thích cho hậu thế nếu hồi ký của Nam tước Hervey được đưa ra ánh sáng. Tôi có lý do để tin rằng chúng được viết với sự tự do tuyệt đối”. Thật không may, hồi ký của Hervey không được mô tả như Hailes nghĩ và do đó, chúng ta vẫn phải mò mẫm đi tìm nguyên nhân.
Trong những năm đầu của Frederick ở Anh, những vấn đề chính trị nghiêm trọng bắt đầu phát triển. Chỉ 4 năm sau khi nhậm chức vào năm 1721, Robert Walpole của đảng Whig đã làm mất lòng nhiều chính trị gia cấp cao, đặc biệt là đảng Tory. Đảng Tory chưa bao giờ ủng hộ George I và nhiều người đảng viên (chẳng hạn như Tử tước Bolingbroke) đã tích cực ủng hộ Loạn Jacobite 1715. Tuy nhiên, giờ đây, Walpole đang bắt đầu lôi kéo kẻ thù khỏi chính đảng của mình, những người tin rằng ông tham nhũng và độc tài. Năm 1725, William Pulteney, Bá tước thứ nhất xứ Bath cùng với các thành viên bất mãn khác của đảng thành lập đảng Whig Ái Quốc, một nhóm chuyên chống lại các chính sách của Walpole. Đảng Whig Ái Quốc thậm chí còn hợp lực với đảng Tory để tạo thành một rào cản chính trị trong Viện Thứ dân để chống lại Thủ tướng. Tuy nhiên, Wapole vẫn nắm giữ quyền lực trong lúc đảng Whig Ái Quốc “vạch lá tìm sâu” nhằm hạ bệ ông.
Khi Đảng Whig Ái Quốc ngày càng xa rời Walpole, Frederick cũng tìm tòi các chính sách làm cho bản thân trở nên xa cách với cha mình. Cơ hội của ông đến vào năm 1736 với việc thông qua Đạo luật Gin năm ấy. Frederick đã chớp lấy cơ hội được coi là vị vương gia của nhân dân. “Không có rượu thì không có vua!” là những tiếng kêu vang lên từ các quán rượu khắp thành phố. Frederick đã đáp lại điều này bằng cách đi vào các quán rượu và tự mình nâng ly để thể hiện sự ủng hộ chống lại luật pháp.Điều này cũng cho thấy ông là một người bạn của Đảng Whig Ái Quốc, những người đã chỉ trích các đạo luật này. Mối quan hệ giữa Thế tử và các đảng viên Ái Quốc nên vững mạnh hơn khi cả Walpole và George II đều phản đối. Đảng Whig Ái Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển cách tiếp cận của Frederick đối với chính trị và vương quyền. Trong lúc quốc dân đang tức giận và nổi loạn vì Đạo luật Gin, nhà vua đang ở Hanover. Khi trở về Anh, ông tìm thấy một bức thư nặc danh trên cổng Điện Thánh James với nội dung mỉa mai đòi một phần thưởng nếu ông muốn kẻ để lại lá thư này trở lại. Frederick đã sử dụng tối đa những trường hợp như thế này, âm mưu với các đối thủ chính trị của nhà vua. Một số người bất bình nhất với việc nhà vua liên tục về quê đã gợi ý Thế tử nên lợi dụng việc cha mình vắng mặt để thực hiện một cuộc đảo chính, mặc dù điều này không bao giờ xảy ra. Căng thẳng giữa cha và con trai đã lên đến cao độ, và một bước ngoặt bắt buộc phải diễn ra.
Bước ngoặt lớn cuối cùng đã đến vào năm 1737 và sự kiện này đã đẩy Thế tử vào vòng tay của Đảng Whig Ái Quốc. Phu nhân của Frederick là Thế tử phi Augusta đang mang thai đứa con đầu lòng. Hai vợ chồng đã trải qua mùa hè tại Điện Hampton Court cùng với nhà vua và vương hậu, cả hai đều kiên quyết rằng họ phải có mặt trong lễ chào đời của đứa cháu đầu lòng. Tuy nhiên mọi thứ đã không diễn ra như kế hoạch. Vào tối ngày 31 tháng 7 năm 1737, Thế tử phi Augusta vỡ ối và bà trở dạ. Đây thường là thời lúc triệu tập các nữ hộ sinh, Vương hậu và các thành viên của Hội đồng Cơ mật để không chỉ xác minh sự ra đời của đứa trẻ, mà còn là để xác minh đứa bé không bị đánh tráo. Tuy nhiên, Frederick hoàn toàn không có ý định để Augusta sinh con dưới sự giám sát và kiểm soát của cha mẹ mình. Trong một động thái thể hiện sự coi thường sức khỏe của vợ một cách trắng trợn, Frederick đã yêu cầu Augusta đi từ phòng riêng xuống cầu thang và lên xe ngựa. Sau đó, hai vợ chồng đi 15 dặm đến Điện Thánh James ở trung tâm London, nơi một cô con gái, Vương tôn nữ Augusta Frederica, được sinh ra. Nhà vua và vương hậu không hề hay biết gì cho đến tận sáng sớm khi thức dậy, họ chỉ được báo tin về sự ra đời sắp xảy ra, và cha mẹ đứa bé đã ở cách họ hàng dặm. Vua George II nổi cơn thịnh nộ kéo dài tới ngày hôm sau. Một cận thần thấy George "mặt đỏ bừng, đi khệnh khạng trong cơn thịnh nộ.”
Sau này Frederick giải thích rằng ông phải chuyển địa điểm để tạo điều kiện sinh con thuận lợi nhất cho Thân vương phi Augusta vì Hampton Court thiếu sự tiếp tế. Điều này rõ ràng là không đúng sự thật; bởi hai vợ chồng đã ở đó hàng tháng trời và mọi người đều mong đợi sự ra đời của Augusta Frederica. Điện Thánh James là nơi không có sự chuẩn bị chu đáo nhất, và khi cặp vợ chồng Thân vương xứ Wales đến bất ngờ như vậy, mọi người đồn là Thân vương phi Augusta đã phải dùng khăn trải bàn để làm ga trải giường. Việc di chuyển nhanh chóng và đột ngột không liên quan gì đến sự thoải mái của người mẹ hoặc đứa con sắp chào đời. Thay vào đó, động thái này là một điều cần thiết về mặt chính trị đối với Frederick, mặc cho sự tổn hại về thể chất của Augusta. Frederick coi đây là cơ hội hoàn hảo để đưa ra tuyên bố và đánh bại cha mình. Việc ông sẵn sàng để vợ và đứa con sắp chào đời của mình gặp nguy hiểm cho thấy mức độ thù hận của hai cha con.
Kết quả của hành động đầy khiêu khích ấy là George II cấm Frederick lai triều. Thật là một bước ngoặt vô cùng trớ trêu, việc ông làm với con tương tự như hành động mà trước đó George I từng làm với ông. Sự chia rẽ này của hai cha con đã củng cố liên minh của Frederick với các đảng viên Whig Ái Quốc. Giờ đây, ông đã đứng đối lập với cha mình cũng như hoàn toàn phản đối vị Thủ tướng Walpole ngày càng ít được yêu mến. Chắc chắn Thế tử đã không còn xa lạ với Đảng Whig Ái Quốc trước khi sự việc này xảy ra. Khi Vương hậu Caroline than thở về sự nổi tiếng và dáng đi khệnh khạng của Frederick, ông làm vậy đa phần là bởi đang hiện diện trước phe Ái Quốc. Tuy nhiên, giờ đây, ông và tân đảng đã bắt đầu gắn kết với nhau hơn bao giờ hết.
Từ rất lâu trước khi mối thù giữa với cha lên đến đỉnh điểm, sự quan tâm tới nghệ thuật đã hình thành trong con người Frederick. Hai người đương thời nhận xét về tình yêu và kiến thức văn học và nghệ thuật của Thế tử là chính trị gia Anh gốc Ireland John Perceval, Bá tước xứ thứ nhất Egmont, và thợ khắc nổi tiếng George Vertue. Bá tước xứ Egmont ấn tượng mạnh bởi khả năng trích dẫn Longinus và Boileau của Frederick trong một cuộc trò chuyện giữa hai người. “Tôi vô cùng vui mừng khi thấy Thế tử đã đọc rất nhiều và có trí nhớ tốt”. George Vertue cũng có những nhận xét đồng tình với thái độ có văn hóa của Frederick, đặc biệt là sau một cuộc gặp gỡ cụ thể trong Phòng tranh của Vua tại Hampton Court. Khi họ đi dạo cùng nhau, Vertue đã quan sát thấy Frederick sử dụng “các thuật ngữ và cách diễn đạt thích hợp và có cảm xúc, là bằng chứng rõ ràng về việc ông áp dụng kiến thức và kỹ năng trong lịch sử và tác phẩm của các bậc thầy lỗi lạc, cũng như công lao của họ khi được làm quen với chúng”. Ông Oliver Miller, cố Giám đốc Royal Collection và cũng là nhà sử học nghệ thuật nổi tiếng thế kỷ XX, đã lưu ý rằng Thế tử Frederick là nhà sưu tập thông minh và quan trọng nhất của vương thất trong khoảng thời gian giữa Charles I và George IV (khoảng 1625 đến 1830).
Ngoài tình yêu văn học và nghệ thuật, Frederick còn có niềm yêu thích với âm nhạc, thơ ca và sân khấu. Thế tử đam mê chơi đàn cello và viola, thậm chí còn viết lời bài hát trong các buổi hòa nhạc đêm khuya mà ông đã biểu diễn trong sân Điện Kensington. Ông làm thơ bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp, thậm chí còn tự viết nhạc. Tại Phủ Leicester (tư dinh của Frederick) ông thích trình diễn các vở kịch, như Lady Jane Grey của Rowe và Cato của Addison. Ông cho các con mình đóng các vai khác nhau trong các vở kịch, điều này có thêm lợi ích là giúp những đứa trẻ luyện nói. Một buổi diễn vở Cato tại Phủ Leicester năm 1749 có phần mở đầu gần như chắc chắn được đích thân Frederick viết. Nhiệm vụ đọc đoạn mở đầu đó được giao cho con trai cả của Frederick, Vua George III tương lai, và cậu bé đã thốt ra những lời mà có thể nói là không thành thật nếu phát ra từ miệng Frederick: “Một cậu bé được sinh ra và lớn lên ở Anh”. Những dòng kịch bản này được viết bởi Frederick như một tài liệu tham khảo trực tiếp đến tư tưởng “quân vương ái quốc”. Đây là một ý tưởng mà Thân vương xứ Wales đã nỗ lực thực hiện, bắt đầu từ cuối những năm 1730 với mối quan hệ của ông với Đảng Whig Ái Quốc và một nhân vật lịch sử đáng chú ý - Henry St John, Tử tước Bolingbroke thứ nhất.
Tử tước Bolingbroke, một đảng viên Tory lão thành, có mối quan hệ phức tạp với nhà Hanover. Bolingbroke đã tích cực hỗ trợ Loạn Jacobite 1715 nhằm tìm cách truất ngôi Vua George I. Cuộc nổi loạn bị đàn áp, Bolingbroke bị lưu đày sang Pháp, nhưng được phép về nước khoảng mười năm sau đó. Khi về nước, ông đã hợp tác với người sáng lập đảng Whig Ái Quốc là Bá tước xứ Bath, để viết một ấn phẩm có tên The Craftsman. The Craftsman là công cụ văn học cho những đảng viên Whig Ái Quốc và đảng Tory đồng minh khi tố cáo Walpole và các chính sách của ông. Tuy nhiên, Bolingbroke lại sang Pháp ngay sau đó, lần này là tự nguyện và chỉ trở về nước nhiều lần gián đoạn. Một lần về nước đã diễn ra năm 1738, và đây là cơ hội chính trị rất thuận lợi cho ông. Khi ấy mới chỉ có một năm trôi qua sau cuộc chiến của Frederick với Quốc hội về khoản tiền được cấp cho gia đình, cũng như và thất bại của Frederick trước cha mình liên quan đến sự ra đời của Vương tôn nữ Augusta Frederica.
Ngay sau khi trở về, Bolingbroke quyết định đến thăm Alexander Pope, tác giả của The Dunciad. Vào thời điểm này, Pope đã trở thành bạn thân của Thân vương xứ Wales nhờ sự bất bình với Walpole và George II. Frederick coi cuộc gặp gỡ này giữa Bolingbroke và Pope là cơ hội ngàn vàng cho bản thân. Sau đó ông đã bất ngờ đến gặp Bolingbroke và cả hai nhanh chóng từ người quen trở thành bạn thân. Giờ đây, Frederick có thể thêm Bolingbroke vào danh sách những người cộng tác ngày càng kéo dài của mình. Cũng chính những người cộng tác này trước đây đã đóng vai trò là những người nhiệt thành chống lại nhà Hanover, mang lại sự khinh miệt và chế giễu quốc gia đối với George I và II. Bolingbroke đã ủng hộ một cuộc nổi dậy quân sự và Pope đã gọi hai vị vua nhà Hanover đầu tiên là Dunce I và Dunce II. Bây giờ mọi thứ như trở thành sự chống đối cá nhân với George II hơn là đối với toàn bộ gia tộc Hanover.
Cũng trong thời gian này, tác giả Bolingbroke đã cho ra đời một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,Ý tưởng về vị quân vương ái quốc. Trong tác phẩm này, Bolingbroke lập luận rằng để trở thành một vị vua yêu nước, người thừa kế phải được đào tạo cho các nhiệm vụ tương lai của mình bằng cách hy sinh vì nhân dân. Trong Ý tưởng về vị quân vương ái quốc, ông viết: “Một vị vua yêu nước theo đúng nghĩa của từ này có thể cai trị nước Anh một cách dễ dàng, an toàn, danh dự, phẩm giá hoặc thực sự với đầy đủ quyền lực và sức mạnh.”
Tên tác phẩm của Bolingbroke, Vị quân vương ái quốc có thể được giải thích một vài cách. Thứ nhất, vị vua theo triết lý của Bolingbroke của phải là một người yêu nước và được gắn với nước Anh chứ không phải là một nước khác. Thứ hai, đó phải là một vị vua đồng tình với những ý tưởng của Đảng Whig Ái Quốc. Hiển nhiên, Frederick là đại diện cho cả hai ý tưởng này. Khi làm như vậy, ông đã đưa ra hy vọng về một tương lai với một người nhà Hanover tốt hơn ngồi trên ngai vàng. Xét cho cùng, Bolingbroke đã liên kết chặt chẽ với Đảng Whig Ái Quốc. Họ đại diện cho sự phản đối mọi thứ được coi là xấu xa nhất của chính phủ nhà Hanover: Walpole, sự tham nhũng, sự vắng mặt, và sự coi thường trắng trợn đối với các giá trị của Anh so với các giá trị của nước Đức lục địa.
Nhiều người, giống như Bolingbroke, ban đầu đã quay sang ủng hộ phe Jacobite bởi họ coi đây là lựa chọn tốt nhất để khôi phục chế độ quân chủ nước Anh cho một vị vua chân chính. Đây rõ ràng không phải là một lựa chọn của các đảng viên Whig, bởi dù họ phản đối các chính sách của George II, họ cũng đã tham gia vào cuộc lật đổ James II và một trong những người thừa kế của ông này. Giờ đây, cuối cùng họ đã tìm thấy tia hy vọng nơi Thế tử Frederick. Không chỉ vậy, họ còn đưa các đảng viên Tory như Bolingbroke vào nhóm hỗ trợ. Frederick đã tạo ra một liên minh ủng hộ vương quyền của mình từ các thành viên của cả hai đảng, những người đã nhìn thấy ở ông một sự thay đổi tích cực.
Thái tử Frederick tin rằng, khi kế vị ngai vàng, nhiệm vụ của ông là phải biến những ý tưởng về một vị quân vương ái quốc trở thành hiện thực. Những lời chỉ dẫn của Bolingbroke rằng người thừa kế phải hy sinh vì nhân dân đã là điều mà Thế tử đã trải qua. Một trường hợp như vậy đã xảy ra vào năm 1736, hai năm trước tác phẩm của Bolingbroke, khi Hoàng tử hùa theo những kẻ bạo loạn say rượu để phản đối Đạo luật Gin và thậm chí còn được đồn là đã cùng họ hát những câu ca chống lại chế độ quân chủ. Tại Cliveden, ông được mệnh danh là ông hoàng của nhân dân. Nhiều câu chuyện kể lại ông sẵn sàng đến thăm nhà của tất cả mọi người Anh bất kể sang hèn, hoặc ông tản bộ trên phố mà không phải lo cho sự an toàn của bản thân – một kỳ tích khá ấn tượng đối với bất kỳ người nhà Hanover nào trong thời kỳ này.
Vị Thân vương xứ Wales trẻ tuổi đã tạo dựng một hình ảnh văn hóa đối lập hoàn toàn với cha ông mình. Giờ đây, ông tìm cách xây dựng nó hơn nữa và củng cố hình ảnh yêu nước của bản thân theo cách Anh nhất có thể – thông qua nghệ thuật. Một ví dụ là lời mở đầu về lòng yêu nước mà sau này ông viết trong vở Cato. Thế tử cũng muốn tận dụng tình bạn của mình với George Vertue. Là một người ham mua các tác phẩm của Vertue, Thế tử tin rằng họ cũng có thể cùng nhau làm nên điều gì đó ngoạn mục cho đất nước. Kết quả là Thế tử Frederick đã thảo luận với ông “việc xây dựng học viện vẽ và hội họa,” mặc dù nó sẽ không bao giờ thành hiện thực trong cuộc đời ông. Nổi tiếng nhất, có lẽ ông đã ủy quyền cho James Thomson viết lời và Thomas Martin phổ nhạc cho bản hùng ca Rule, Britannia!. Sự thật là, bài hát này lần đầu được biểu diễn là tại phủ riêng của Frederick vào năm 1740. Thân vương xứ Wales không chỉ thách thức các hành vi của nhà Hanover trước đây bằng cách tham gia vào nền văn hóa đậm chất Anh, mà còn tích cực bổ sung và mở rộng nó. Tuy nhiên, chỉ năm năm sau khi bài hát được biểu diễn, nhà Hanover đã rơi vào tầm ngắm của các kẻ thù cũ. Vương triều này vẫn phải trải qua một bài kiểm tra khó khăn: giữ vững ngai vàng trước cuộc xâm lược cuối cùng.
Năm 1745, đồng minh cũ của Bolingbroke châm ngòi cho Loạn Jacobite thứ hai. Không có gì ngạc nhiên khi ông quyết định rằng việc sử dụng ảnh hưởng của mình để hỗ trợ họ trong dịp này sẽ không có lợi cho bản thân. Đối với Thế tử Frederick, người ta không cần nhiều dữ liệu để thấy rằng ông nghiêm túc như thế nào trong việc chiến đấu vì cha mình. Trong khi em trai ông là Công tước xứ Cumberland đã nhận lấy biệt danh Tên Đồ Tể Culloden, nơi Thế tử Frederick gần với việc chiến đấu nhất là trong phòng ăn. Khi quân của George II đang chiến đấu để chiếm lại lâu đài Carlisle từ phe Jacobite, Frederick đã xây dựng và đặt một mô hình thành phố trên bàn ăn của mình. Chiến thắng quân sự lớn nhất của Thế tử là ném mận đường vào mô hình này. Sau khi cuộc nổi dậy đã chấm dứt, Frederick thậm chí còn gặp Flora MacDonald. Bà đã bị bắt giam vì đã giúp Vương Tử Anh Tuấn Charlie (thủ lĩnh của phe nổi loạn) chạy trốn. Frederick không chỉ gặp bà mà còn bảo đảm bà được ra tù.
Thật không may, tất cả hy vọng Frederick trở thành “ông hoàng của nhân dân” đều không trở thành hiện thực. Vào tháng 3 năm 1751, sáu năm sau khi nhà Hanover trấn áp Loạn Jacobite, Thế tử Frederick lâm bệnh nặng. Ông qua đời vào ngày 31 tháng 3 năm ấy, thọ 44 tuổi, làm tiêu tan hy vọng về một tương lai huy hoàng dưới sự cai trị của ông của các đảng viên Whig Ái Quốc. George II sau đó nhận xét rằng 1751 là một năm định mệnh đối với gia đình ông. Hắn được cho là đã nói: "Con trai cả của ta đã mất, nhưng ta mừng vì điều đó”. Tuy nhiên, nhiều người tiếc thương cho Frederick bạc mệnh, bao gồm cả họa sĩ Joshua Reynolds, người đã tiếc thương cho sự mất mát của một người “chắc chắn sẽ là một người bảo trợ tuyệt vời”. Ông còn được giới thực vật học tiếc thương, nhờ sự bảo trợ của ông trong lĩnh vực đó. Nhà thực vật học Peter Collinson đã viết thư cho nhà tự nhiên học người Mỹ John Bartram: “Sự ra đi của vị Thân vương xứ Wales xuất sắc của chúng tôi đã gây ra một nỗi buồn lớn cho đất nước. Nghề làm vườn và trồng trọt đã mất đi người bạn thân; vì Thế tử đã thích trò giải trí đầy thực dụng này một thời gian dài; nhưng gần đây ông có một tham vọng đáng ca ngợi là trở nên nổi trội hơn tất cả những người khác”. Văn sĩ kiêm thi sĩ Richard Rolt bày tỏ cảm giác mất mát bằng cách viết A monody, on the death of His Royal Highness Frederic- Louis Prince of Wales. Tác phẩm là một câu chuyện ngụ ngôn, giống như The Dunciad của Pope, trong đó các lực lượng của sự ngu dốt hợp nhất để giết Frederick cùng với sự tái sinh của nền nghệ thuật mang tinh thần yêu nước.
Những lời than thở này có tác dụng nhiều truyền tải cảm giác mất mát trước cái chết của Frederick mà câu thơ ẩn danh không may đã trở thành câu thơ được biết đến nhiều nhất:
“Had it been his father
I had much rather
But since 'tis only Fred
There's no more to be said”.
Trên thực tế, còn nhiều điều phải nói và người ta đã đã nói những điều ấy. Thế tử Frederick đã thể hiện quá rõ với những người đương thời rằng ông là một người rất khác với George I và George II. George I liên tục đưa ra hình ảnh là một kẻ cứng nhắc trước công chúng và khiến những người xung quanh tin rằng ông là một kẻ kém trí. Ngược lại, Frederick đã gây ấn tượng với rất nhiều người quen, từ những nghệ sĩ vĩ đại thời bấy giờ cho đến chính người phụ nữ từng chỉ trích ông nội ông một cách gay gắt. George II tự hào nói rằng ông ghét các nhà thơ và họa sĩ đến mức nào và chẳng ai làm được gì tốt đẹp cho đời. Frederick đã trở thành người bảo trợ của họ, thậm chí còn tự mình sáng tác những tác phẩm nghệ thuật. Hai vị vua đầu tiên của nhà Hanover đã tự khiến mình bị nhân dân dành cho sự phẫn nộ với việc dành nhiều thời gian ở lục địa châu Âu và né tránh công chúng khi họ ở Anh. Sự ủng hộ của họ đối với Robert Walpole đã làm sâu sắc thêm sự phẫn nộ này với những lời chỉ trích từ phía hai Tory và Whig Ái Quốc về sự tham nhũng. Họ đã thành công trong việc đàn áp Loạn Jacobite hai lần, nhưng tần suất của các cuộc nổi loạn cho thấy tân triều bất ổn và yếu ớt như thế nào. Sự thiếu quan tâm đến gần như mọi khía cạnh văn hóa Anh chỉ làm vấn đề thâm trầm trọng bằng cách tự đẩy mình xa khỏi các thần dân. Nói tóm lại, họ được coi là những người cai trị ngoại quốc - những kẻ ngoài cuộc - và họ cai trị theo cách khiến nhân dân in đậm những định kiến này trong đầu.
Tuy nhiên, Frederick có một không khí hoàn toàn khác về ông. Ông đến Anh với tư cách là một người muốn được đồng hóa. Ông đã cùng những người đồng hương mới của mình uống rượu, chơi thể thao và chìm đắm trong văn hóa Anh. Ông đã tự mình đi ra ngoài và gặp các thần dân của mình và để cho họ nhìn thấy ông. Thay vì liên tục quay trở lại Hanover, ông mua các tác phẩm nghệ thuật Anh và cho người viết các bài hát thể hiện tinh thần yêu nước. Thay vì trở thành một vị vua không khi nào ở nhà, ông đã sẵn sàng trở thành một vị vua yêu nước. Những kế hoạch đó bị cản trở chỉ vì cái chết không đúng lúc của ông. Sau khi Frederick qua đời, George II đã trị vì thêm chín năm và qua đời năm 1760. Với cái chết của ông này, người con trai trẻ tuổi của Frederick nối ngôi. Giờ đây, ông phải hoàn thành vai trò của một vị vua yêu nước – một biệt danh sau này đã gắn liền với ông. Thế tử Frederick đã vạch ra kế hoạch chi tiết về cách thực hiện, George III đã thực hiện và hoàn thành kế hoạch ấy.
Chương 4: George III - vị quân vương ái quốc
"I glory in the name of Briton"
Ngày 25 tháng 1760, George II thức dậy vào lúc sáu giờ sáng tại Điện Kensington như thường lệ và thưởng thức một tách sôcôla nóng. Ngay sau đó, ông đi vệ sinh trước khi đi dạo quanh khu vườn. Một lúc sau, người hầu của ông nghe thấy một tiếng va chạm lớn từ bên trong. Ông lập tức lao qua cánh cửa và thấy nhà vua đang nằm trên sàn, đầu chảy bê bết máu vì bị ngã. George II mắc chứng phình động mạch chủ khiến ông bị vỡ tim. Nhà vua đã chết. Cháu trai và cũng là người thừa kế của ông là George, Thân vương xứ Wales, đang cưỡi ngựa ở Kew thì nhận được tin nhà vua gặp tai nạn. Ông lấy cớ rằng con ngựa của mình bị què để quay đi đến Điện Kensington, trên đường đi đã nói chuyện với William Pitt khi vị thủ tưởng đưa xác nhận cái chết của cựu vương. Thời kỳ cai trị lâu dài của George III bắt đầu. Vị tân vương có tư tưởng rất khác so với những người tiền nhiệm, khi ông có tầm nhìn khác biệt về vương quyền.
Tư duy mới này là kết quả của quá trình nuôi dưỡng và giáo dục của George. Ông sinh ngày 4 tháng 6 năm 1738, là trưởng nam của Frederick và Augusta, Thân vương và Thân vương phi xứ Wales. Thế tử Frederick ưu tiên việc dạy dỗ hai con trai lớn (là George và em trai Edward) các môn học khác nhau, từ văn, toán và các môn khoa học khác. Điều này đã tạo ra niềm say mê đối với các ngành khoa học cũng như việc George III sẽ trở thành một con người học tập cả đời. Việc giáo dục của họ được thực hiện bởi nhiều gia sư được đích thân Frederick tuyển chọn. Những người mà ông tìm lời khuyên và những người mà ông chọn để đảm nhận các vai trò đã có tác động mạnh mẽ đến các ý tưởng và triết lý của George về vương quyền. Họ cũng đã thu hút sự nghi ngờ từ những người khác, khiến người ta tin rằng họ đã tao túng tâm trí của cậu bé.
Frederick xác định rằng chí hướng trở thành một vị vua yêu nước của mình sẽ được truyền lại cho con trai mình. Ông thậm chí còn để lại bức thư viết tay cho con trai mình, trong đó có những lời khuyên về cách George nên cai trị nếu Frederick không sống đủ lâu để lên ngôi. Khi Frederick qua đời vào năm 1751, bức thư cho thấy sự tính toán đúng đắn về bổn phận của ông khi đã cam kết về góc nhìn và ý kiến. Việc ông viết bức thư này có sự tương đồng với sự kiện đã diễn ra thời tiền triều Stuart, người đã làm điều tương tự cho các con trai của họ, chẳng hạn như James I đã viết Basilikon Doron, trong đó có những lời chỉ dẫn cho Thế tử Henry Frederick, Thân vương xứ Wales về cách cai trị. Lá thư của Frederick có tên là Hướng dẫn cho con trai George của ta do chính ta viết, vì lợi ích của nó và cho gia đình ta, cũng như cho Nhân dân. Chủ yếu dựa trên Vị quân vương ái quốc của Bolingbroke, nó đóng vai trò như một cẩm nang hướng dẫn về cách George thay đổi làn sóng chống lại người nhà Hanover đang gia tăng trong nước.
Một chỉ dẫn mà ông đưa ra cho cậu con trai nhỏ đã cho thấy tầm nhìn của ông. “Thuyết phục Nhân dân rằng con không chỉ là một người Anh được sinh ra và lớn lên ở Anh, và rằng con sẽ yêu những đứa con nhỏ của mình bên cạnh những đứa con lớn, vì vậy con sẽ yêu tất cả các quốc gia khác của mình, bên cạnh nước Anh”. Bằng những từ ngữ đơn giản này, Frederick đã cho thấy rằng ông có kiến thức tuyệt vời về tình hình của người nhà Hanover vào những năm 1740. Trước hết, ông biết rằng George đã có một tài sản rằng chính ông ta đã không có: George đã được sinh ra ở Anh. Dù Frederick có ủng hộ quan điểm của mình về vương quyền đến mức nào đi chăng nữa, thì ông cũng không thể thoát khỏi sự thật rằng mình sinh ra ở Hanover. Về mặt văn hóa, ông không được sự Anh hóa hoàn toàn, việc ủng hộ nhân dân uống rượu bia thoải mái hay dành hàng giờ chơi criket cũng không thay đổi điều này. Ông biết rằng George đại diện cho hy vọng hoàn hảo trở thành một vị vua yêu nước khi vị vương tử trẻ sinh ra ở Anh và người có thể thay đổi nền thống trị mong manh của vương triều Hanoverian và làm cho nó trở nên vững chắc (nếu anh nghe theo lời khuyên của cha mình).
Thứ hai, lời khuyên của Frederick dành cho George là coi quyền thống trị của mình với Hanover chỉ có tầm quan trọng thứ yếu so với nước Anh. Đây là một nỗ lực để khắc phục vấn đề mà George I và II phải gánh chịu. Sự thiên vị rõ ràng của họ dành cho Hanover so với Anh, bao gồm cả việc họ liên tục trở về tuyển hầu quốc khiến người Anh cảm thấy bị bỏ rơi và là công dân hạng hai. Điều này giúp duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ cho các đối thủ của gia tộc cũng như là lý do giải thích tại sao nhà Hanover không phù hợp để cai trị trong suy nghĩ của người Anh. Bằng chứng là qua những chỉ dẫn của ông, Frederick biết rằng đây là một vấn đề không thể tiếp tục kéo dài. Do đó, ông cầu xin Vương tôn George đừng bao giờ đặt Hanover lên trên nước Anh. Nếu ông nghe theo lời khuyên này, những kẻ gièm pha gia tộc Hanover của ông sẽ mất nhiều chỗ đứng nếu tuyên bố rằng triều đại này không tôn trọng quốc gia của họ. George chắc chắn đã ghi nhớ cả hai lời khuyên này như được chứng minh bằng những hành động của ông sau này khi trở thành vua.
Đối với Frederick, điều tối quan trọng là các gia sư của George đã giáo dục con trai ông theo cách phù hợp với những chỉ dẫn của ông dành cho con trai mình. Không ngạc nhiên khi ông đã đến chỗ tử Tước Bolingbroke, tác giả của Vị quân vương ái quốc để xin gợi ý về việc thuê ai. Henry St John giới thiệu George Lewis Scott cho vị trí và Frederick đồng ý khi thuê ông này vào cuối 1750, chỉ vài tháng trước khi chết. Scott, giống như Bolingbroke, trước đó đã có với cảm tình với phe Jacobite. Không ngạc nhiên khi điều này đã khiến nhiều thành viên trong chính phủ cảm thấy sợ hãi Những người trước đây ủng hộ ngụy vương giờ đã nắm quyền kiểm soát việc uốn nắn và giáo dục Vương tôn George nhỏ tuổi. Nếu họ vẫn đem lòng thương nhớ triều Stuart, làm sao có thể tin tưởng họ trong việc uốn nắn một vị vua trong tương lai? Họ có thể khiến cậu bé tin rằng mình là kẻ yếu ớt và nên trả lại ngai vàng cho nhà Stuart. Tuy nhiên, nhiều người lo sợ rằng các gia sư của George sẽ dạy ông trở thành một vị vua chuyên chế và uốn nắn ông trong việc cư xử và cai trị như James II ngày xưa. Nỗi sợ hãi này trở nên lớn đến mức các ấn phẩm ẩn danh bắt đầu tung ra những lời chỉ trích những người phụ trách dạy dỗ vương tôn.
Một trong những ấn phẩm ra ngay sau khi Frederick qua đời, khi cậu thiếu niên George được phong làm Thân vương xứ Wales. Với tiêu đề Bản sao của Đài tưởng niệm một số quý tộc và quý ông hạng nhất và giàu có, nó đã gây ra một làn sóng phẫn nộ về những cáo buộc và nỗi sợ hãi nhắm vào những người phụ trách vị vương tôn trẻ. Nó chủ yếu phàn nàn rằng người ta “Không thấy ai ngoài bạn bè và học trò của cố Tử tước Bolingbroke đã giao phó việc giáo dục một vương tôn, người thuộc gia tộc mà chính Tử tước đã cố gắng lật đổ bằng các biện pháp của mình, và bằng các bài viết của ông để trục xuất khỏi ngai vàng của các vương quốc này”. Sau đó, ấn phẩm chuyển sự chú ý đặc biệt đến George Scott:
Rằng có lý do chính đáng để tin rằng một vị Lãnh chúa cao quý đã buộc tội một trong những nhà truyền giáo của chủ nghĩa Jacobite, điều đáng ngạc nhiên là không có thông báo nào được đưa ra về một lời phàn nàn có tính chất cao như vậy: ngược lại, người bị buộc tội tiếp tục trong sự tin tưởng như vậy, mà không có bất kỳ cuộc điều tra nào về căn cứ buộc tội, hoặc bất kỳ bước nào mà bị cáo thực hiện để tự thanh trừng mình về một tội ác.
Rằng có lý do chính đáng để tin rằng một vị Lãnh chúa cao quý đã buộc tội một trong những nhà truyền giáo của chủ nghĩa Jacobite, điều đáng ngạc nhiên là không có thông báo nào được đưa ra về một lời phàn nàn có tính chất cao như vậy: ngược lại, người bị buộc tội tiếp tục trong sự tin tưởng như vậy, mà không có bất kỳ cuộc điều tra nào về căn cứ buộc tội, hoặc bất kỳ bước nào mà bị cáo thực hiện để tự thanh trừng mình về một tội ác.
Những lời buộc tội được đề cập trong ấn phẩm đã được Bá tước Harcourt và Tiến sĩ Thomas Hayter cân bằng cho Scott. Harcourt và Hayter đã được đưa đến để hỗ trợ dạy kèm cho vương tôn ngay sau cái chết của Frederick trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc người mà Thế tử quá cố ủy thác phụ trách việc giảng dạy. Họ cáo buộc những thầy giáo của George đã đầu độc tâm trí ông bằng thuyết Jacobite, bao gồm tuyên bố rằng những người thầy của ông đã khuyến khích ông đọc một cuốn sách về Cách mạng Vinh quang năm 1688 được viết theo quan điểm của Jacobite. Harcourt thậm chí còn đi xa đến mức gợi ý rằng các thầy giáo của George đã có liên hệ với những người khác thuộc phe Jacobite khác được biết đến như một phần của một âm mưu. Cuối cùng, Scott vẫn tiếp tục bất chấp những người khác rời đi và không có bằng chứng nào được đưa ra ánh sáng để chứng minh cho những tuyên bố của Harcourt và Hayter. Tuy nhiên, rõ ràng, tác phẩm Đài tưởng niệm nặc danh được viết bởi một người có cùng quan điểm với Harcourt và có thể là một người biết ông ta. Nó kết thúc một cách đáng sợ với những dòng viết như sau:
Cuối cùng, những người tưởng niệm không thể không nhận xét rằng ba hoặc bốn người thấp, tối tăm, bị nghi ngờ, là những người duy nhất có nhà ga cố định và lâu dài; nhưng tất cả các văn phòng và sĩ quan lớn thường xuyên thay đổi và xáo trộn, đến nỗi ô nhục của đất nước này, đến nỗi những người giỏi nhất cũng phải sợ hãi, có một thiết kế ổn định trong những người thấp kém và bị nghi ngờ này, để gieo rắc sự ghen tị, thất thường và hay thay đổi. , vào hai bộ trưởng mà họ tự tin, vì có thể khiến chính phủ này trở nên lố bịch và đáng khinh, và tạo điều kiện cho cuộc cách mạng mà những người theo thuyết tưởng niệm nghĩ rằng họ có nhưng quá nhiều lý do để sợ hãi đang suy ngẫm.
Những người theo thuyết tưởng niệm chắc chắn đã đúng khi khẳng định rằng một cuộc cách mạng đang diễn ra. Tuy nhiên, đó không phải là một cuộc cách mạng Jacobite. Đúng hơn, đó là một cuộc cách mạng về vương quyền của người nhà Hanover. Các quyết định của Frederick về việc ai nên giáo dục Vương tôn George đã có nhiều tác động chứng tỏ việc ông trở thành một vị vua mạnh mẽ.
Thứ nhất, việc những gia sư cho George từng là người phe Jacobite là một tài sản quý giá chứ không phải là mối nguy tiềm tàng. James II có thể đã bị phế truất, bởi ông là một người Công giáo và một vị vua chuyên chế, nhưng nhà Stuart vẫn cách cai trị như những đấng quân vương ái quốc. Khi James I trở thành vua, ông và toàn bộ triều đình gói ghém đồ đạc và đi từ Scotland về cai trị ở London. Trên thực tế, họ đã trở thành người Anh chỉ trong một sớm một chiều. Nhà Stuart cũng từng có nhiều kinh nghiệm khi trở thành người bảo trợ cho các ngành nghệ thuật. Charles I là một trong những nhà sưu tập cuồng nhiệt nhất trong số các vị quân vương. Sự sụp đổ của gia tộc này là bởi họ muốn trở thành những vị vua chuyên chế và tin vào quyền lực thần thánh. Đó là lý do tại sao Charles I bị chặt đầu và James II bị lật đổ. Sau Cách mạng Vinh quang năm 1688, Nghị viện đã loại bỏ khái niệm quyền lực thần thánh. Thật không may, George I và George II đã từ chối thực hiện những nghĩa vụ của chế độ quân chủ: phải trở thành người Anh cũng như tham gia vào việc bảo trợ nghệ thuật hoặc thể hiện sự quan tâm đến học thức.
Frederick đã có nhiệm vụ truyền khả năng này cho con trai mình và mang lại sự uy nghi cho chiếc vương miện mà người Anh vô cùng khao khát. Frederick biết rằng anh không thể dựa vào lời khuyên của cha mình cũng như bất kỳ ai để phục vụ tốt cho việc giáo dục Vương tôn George. Đó là lý do tại sao ông đi tìm lời khuyên và chỉ định những cựu thần của phe Jacobite làm gia sư và thầy dạy cho George. Những người này biết các phương pháp cai trị của nhà Stuart. Họ có thể thấm nhuần những nguyên tắc tương tự này cho George. Họ có thể truyền cho cậu bé tình yêu với sự học, sự bảo trợ cũng như cách trở thành người Anh chứ không phải là người Đức. Tóm lại, họ có thể dạy George theo cách thích hợp để trở thành một vị vua. Đây cũng là một mũi tên trúng hai đích khi nó làm suy yếu vị thế của các ngụy vương. Dù vẫn còn đó sự thông thạo về thuật cai trị, nhưng đây không phải là một cuộc cạnh tranh giữa nhà Stuart và nhà Hanover nữa. Các gia sư của George sẽ dạy cậu bé phương thức để trở nên uy nghiêm và hành xử một cách vương giả như ở Stuarts. Người Anh cuối cùng có thể có một vị vua theo đạo Tin lành, quyền lực bị quốc hội hạn chế, và tỏ ra yêu nước và tận tụy với nước Anh. Nhà Hanover cuối cùng đã xây dựng được một nền tảng vững chắc để cai trị và quét sạch mọi sự kháng cự còn lại của phe Jacobite.
Hóa ra, cả George Scott và bất kỳ gia sư nào khác bị buộc tội là đồng đảng Jacobite đều không có tác động lâu nhất hoặc mạnh nhất đến vương tôn trẻ. Vinh dự đó thuộc về John Stuart, Bá tước thứ 3 xứ Bute. Bất chấp cái tên họ của mình, Bá tước Bute không có quan hệ họ hàng gần gũi với những ngụy vương và chưa từng là cảm tình viên phe Jacobite. Ông cũng không xa lạ với những người phản đối các chính sách của George II. Ông kết hôn với con gái của Phu nhân Montagu (người bạn thân của Alexander Pope và cũng là người đã viết những dòng không mấy thiện cảm về George I). John Stuart trở thành một người thuộc phe của Thế tử Frederick và cuối cùng được phong làm Lord of the Bedchamber. Sau cái chết của Frederick, Thân vương phi Augusta khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục được giữ chức Groom of the Stole. Mặc dù bản thân không phải là Jacobite, Bá tước xứ Bute là đảng viên Tory, đảng mà Bolingbroke là thành viên và từ lâu đã được coi là đảng mà chủ nghĩa Jacobite được tuân thủ nhiều nhất. Giống như Frederick, Bá tước xứ Bute cũng là người ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng về một vị vua yêu nước của Bolingbroke. Sau cái chết của Frederick, John Stuart đã tận dụng vị thế xã hội của mình để trở thành hình tượng người cha đối với George và giúp dạy cậu thực hiện các chỉ dẫn của Frederick theo cách tốt nhất.
Một phương pháp mà ông đã sử dụng là cho Thế tôn George viết các bài luận về chế độ quân chủ lập hiến, bao gồm cả những bài luận việc phân tích các vị vua trong quá khứ. Ví dụ như bài luận viết về Edward III của Thế tôn George đã được Stuart sửa lại để hợp thành một bài học đạo đức. Đạo đức trở thành một chủ đề thường xuyên với Bá tước xứ Bute. Ông đã sử dụng nó để cảnh báo vương tôn trẻ chống lại các mối quan hệ tình dục bất chính và phụ nữ trong chính trị; bởi lẽ mẹ của Edward III và người tình của bà đã âm mưu ám sát Edward II. Các bài luận khác đề cập đến những nhân vật như Henry II và các con trai của Nhà Chinh Phạt William. John Stuart đã cho Thế tôn George một thứ mà cả George I và George II đều chưa từng có. George tham gia một khóa học về lịch sử vương thất Anh, được dạy không chỉ biết các sự kiện, mà còn cả những sai lầm của các vị vua và cách để tránh những điều đó. John Stuart hướng dẫn cậu bé đi theo một lộ trình dài và quanh co của vương quyền, minh họa một cách khéo léo những hành động nào dẫn đến việc nắm chặt ngai vàng và dẫn đến sự hủy diệt. Tuân theo lời khuyên của Frederick dành cho con trai mình, George bắt đầu cảm thấy chế ngự ý thức trách nhiệm đối với nước Anh chứ không phải quê gốc của ông mình. Năm 1757, ông viết Bute nói rằng khi lên ngôi vua, ông hy vọng sẽ khôi phục nước Anh về "trạng thái tự do cổ đại của nó" và biến nó thành "nơi cư trú của lòng mộ đạo và đức hạnh chân chính."
Chỉ ba năm sau, George II qua đời khi đi vệ sinh và Thế tôn George trở thành Vua George III với Bá tước xứ Bute sát cánh. Giấc mơ trở thành một vị vua yêu nước của Frederick cuối cùng đã được con trai ông thực hiện. Ngay sau khi lên ngôi, George III đã làm theo chỉ dẫn của cha. Không giống như những người tiền nhiệm, ông nhấn mạnh sự thật rằng ông sinh ra ở Anh. Các giấy tờ của ông ghi lại thực tế là vào ngày George II qua đời, George III đã tuyên bố “Sự gắn bó của ông với quê hương của ông”. Một tháng sau, vào ngày 18 tháng 11 năm 1760, George III có bài phát biểu đầu tiên khai mạc phiên họp của Quốc hội. Đó là một bài phát biểu được viết với sự hỗ trợ của Bá tước xứ Bute và nó còn đi xa hơn để nhấn mạnh nơi sinh của George: “Ra đời và được dạy dỗ tại đất nước này, trẫm vinh hạnh khi là một người Anh; và hạnh phúc đặc biệt của cuộc đời tôi sẽ bao gồm việc thúc đẩy phúc lợi của một dân tộc có lòng trung thành và tình cảm nồng hậu với trẫm mà trẫm coi như sự an toàn lớn nhất lâu dài nhất và cho ngai vàng.”
Công tước xứ Newcastle đã thấy rõ văn phong của John Stuart trong cách diễn đạt. Ông đã viết thư cho người bạn tâm giao là Bá tước xứ Hardwicke: “Tôi cho là ông sẽ nghĩ cụm từ Briton đáng chú ý. Nó biểu thị tác giả với toàn thế giới.” Đã có cuộc tranh luận giữa các nhà sử học về việc liệu George nói rằng ông đã tôn vinh nhân danh “Britain” hay “Briton” trong bài phát biểu của mình với các trích dẫn khác nhau đưa ra cách viết đối lập.
Thay vì tranh luận về điểm này, cần lập luận rằng George III khá rõ ràng coi cả hai là một. Ông được vinh danh là một người Anh sinh ra tại Anh, và ông là hiện thân của chính nước Anh với tư cách là vua. Trong tâm trí ông, đó là điều mà một đấng minh quân phải có. Điều rõ ràng là sự lựa chọn từ ngữ của ông không có vấn đề gì đối với những người tham dự. Mười một ngày sau bài phát biểu vào ngày 29 tháng 11, British Freeholder đã ghi lại cảm xúc của nhiều người:
Được nghe một vị vua trên ngai vàng của những vương quốc này, vinh quang dưới danh nghĩa của người Anh, và đặt trọng tâm đặc biệt vào việc được sinh ra và giáo dục ở Anh, truyền cảm hứng cho mọi người Anh với tình cảm sống động nhất về bổn phận và lòng biết ơn, và sự phấn khởi trong tâm trí. Tuy nhiên, vì hoàng tử có thể là một người xa lạ và tốt bụng, khôn ngoan và tốt bụng, chính phủ của anh ta không bao giờ mang lại sự hài lòng triệt để như dưới thời một vị vua bản xứ… Vị quốc vương tôn vinh nhân danh người Anh sẽ tôn vinh bằng mọi biện pháp có lợi cho vinh quang của đất nước mình, đồng thời ngăn cản và từ chối mọi mối liên hệ có xu hướng làm giảm vinh quang đó hoặc áp bức dân tộc của mình vì lợi ích của ngoại bang.
Rõ ràng là Freeholder không chỉ tôn vinh George III, mà còn mô tả về ông như một sự tương phản hoàn toàn với George I và II. Đề cập đến việc ngăn cản và từ chối mọi mối liên hệ có thể làm giảm đi vinh quang của ông vì lợi thế của một nhà nước ngoại bang là ám chỉ khá rõ ràng đến thói quen của những người tiền nhiệm của ông. Hai vị vua George đầu tiên đã làm giảm đi sự vinh quang của ngai vàng Anh khi hy sinh quyền lợi của người Anh vì lợi thế của quê hương Hanover. George III, một người sinh ra và lớn lên ở Anh, đã không có khuynh hướng như vậy. Việc sinh ra ở vương quốc của mình, cùng với việc được Frederick và Bolingbroke dạy triết lý về vương quyền của những người yêu nước, có nghĩa là giờ đây vị vua trẻ đang ở vị trí hoàn hảo để mang trở lại vinh quang mà nhà Hanover đã đánh mất.
Mặc dù tại vị, những năm đầu cầm quyền của George III đã chứng tỏ là nơi diễn ra quá trình đào tạo thực sự của ông để trở thành một vị vua yêu nước. Mười năm đầu tiên đầy rẫy những đau thương. Ngay từ đầu, nhà vua đã thấy mình hoàn toàn phụ thuộc vào Bá tước xứ Bute.
George III rõ ràng tin rằng toàn bộ chức vụ của mình là do Bá tước xứ Bute giúp đỡ. Bute là người bạn đáng tin cậy của cha ông, người sẽ giúp ông thực hiện kế hoạch của cha mình. George tin rằng nếu ông phạm sai lầm dù chỉ là nhỏ nhất so với sự chỉ dẫn của Bute, thì điều đó sẽ khiến toàn bộ triều đại của ông chìm trong nghi ngờ. Vì vậy, ông đã tham khảo ý kiến của Bute về các vấn đề từ cá nhân đến chính trị.
Một trong những vấn đề đầu tiên là trước khi George lên ngôi. George đã đem lòng yêu mến Công nữ Sarah Lennox, và theo lẽ tự nhiên, ông đã viết thư cho Bute để xin lời khuyên và sự đồng ý của ông:
Trẫm gửi niềm hạnh phúc của trẫm cho ngài, những người bạn tốt nhất, tình cảm mà có lẽ trẫm coi trọng hơn cả sự quyến rũ của nàng; nếu ngài không thể cho trẫm hy vọng làm thế nào để được hạnh phúc, trẫm giao tài sản của bản thân vào tay ngài, và sẽ giữ suy nghĩ của trẫm cho riêng mình; trẫm sẽ đau buồn trong im lặng, và không bao giờ làm ngài phiền lòng thêm với câu chuyện không vui này; bởi vì nếu trẫm buộc phải mất đi tình bạn hoặc tình yêu, trẫm sẽ từ bỏ vế sau, vì trẫm coi trọng tình bạn của chúng ta hơn hết thảy mọi niềm vui trần thế…
Bute trả lời rằng ông không đồng tình với mối lương duyên này với lý do ông không tin rằng điều đó là tốt nhất cho vị trí của vị vua tương lai và George nên nghĩ về quyền bẩm sinh của mình và sẵn sàng sự hy sinh vì tổ quốc. Như mọi khi, George đã nghe lời và làm như những gì ông được khuyên: “Quyền lợi của đất nước sẽ là mối quan tâm đầu tiên của trẫm, và trẫm luôn phải phụng sự điều đó. Trẫm được sinh ra vì hạnh phúc của bách tính và của quốc gia này, và luôn phải hành động trái ý mình.” Ông chấp nhận làm theo quyết định của Stuart và đau buồn trong im lặng. Cuối cùng, ông đã viết cho Stuart rằng: "Trẫm mong mùa hè tới chúng ta có thể nhận được vài báo cáo về các công chúa Đức.” Ông tin tưởng khả năng phán đoán của Stuart vượt trội hơn nhiều so với George II, đồng thời nói thêm: “Trẫm không bao giờ có thể đồng ý thay đổi hoàn cảnh của mình trong khi ông già này còn sống. Tôi thà trải qua bất cứ điều gì bất đồng như vậy còn hơn đặt niềm tin vào anh ấy trong một giây phút nào đó trong một công việc đầy tế nhị như vậy”. Cuối cùng, do ảnh hưởng của Bá tước xứ Bute chứ không phải George II, với tư cách là vua, George III đã quyết định kết hôn với Charlotte của Mecklenburg-Strelitz ngày 8 tháng 9 năm 1861.
Về những vấn đề khác, George III sẽ phải biết rằng ông là vua còn Bute thì không. Ông đã không học được quy tắc quan trọng nhất của vương quyền. Ông phải chịu trách nhiệm và phải là người đưa ra những quyết định. Quyền lực của Bute đối với nhà vua bắt đầu nhận được sự chỉ trích gay gắt từ những người trong chính phủ, những người tin rằng Bute đang hành động như thể bản thân ông ta là Thủ tướng thậm chí là đang hành động như vua. Không có gì ngạc nhiên khi chỉ hai năm sau khi trị vì, George đã phong Bá tước Bute làm Thủ tướng vào năm 1762, nhưng phải mất chưa đầy một năm để kế hoạch đó hoàn toàn sáng tỏ. John Stuart là đảng viên Tory đầu tiên trở thành Thủ tướng kể từ triều Stuart. Các đảng viên Whig không tin tưởng ông, thường xuyên chế nhạo ông là người nắm quyền lực đằng sau ngai vàng cũng như có quan hệ bất chính với thái hậu. Điều này kết hợp với các chính sách của ông đã làm cho vị trí thủ tướng của ông trở nên khó khăn. Ví dụ, John Stuart bị chỉ trích nặng nề vì Hiệp ước Paris năm 1763, trong đó ông bị buộc tội đưa ra các điều khoản quá khoan dung đối với người Pháp. Tại quê nhà, ông đã đề xuất mức thuế rượu táo gây ra sự tức giận trên khắp nước Anh, nơi nổi tiếng với việc sản xuất rượu táo. Đến tháng 4 năm 1763, John Stuart hiếm khi có thể đi đến nơi công cộng mà không bị người ta ném nhiều thứ vào mặt. Cuối cùng, George III nhận ra rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay thế Bá tước xứ Bute bằng đảng viên Whig. George Grenville trở thành Thủ tướng.
Nhiệm kỳ thủ tướng thất bại của John Stuart được các nhà sử học coi là đại diện cho sự khởi đầu tồi tệ đối với triều Vua George III. Ông hầu như không được nhiều người biết đến và điều này cũng ảnh hưởng đến tình cảm của nhân dân dành cho nhà vua. Tuy nhiên, sự cai trị của Bute đối với đất nước không nên bị đánh giá quá khắt khe. Thay vào đó, chúng ta nên nhìn nó từ nhiều khía cạnh, bao gồm cả vai trò của nó trong việc ngăn chặn mối đe dọa lớn nhất đối với sức mạnh của nhà Hanover. Kể từ khi lên ngôi, phe đối lập chính của nhà Hanover là phe Jacobite. George I buộc phải đối mặt với một cuộc xâm lược vào năm 1715, chỉ một năm sau khi ông lên ngôi, cũng như những âm mưu khác cho đến khi ông qua đời. George II đã phải đối mặt với vấn đề tương tự. thậm chí còn ghê gớm hơn, với Loạn Jacobite 1745 đã chiếm Scotland và gần như đã tiến gần đến việc phá vỡ chính London. Phe Jacobite chắc chắn là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của George III khi ông lên ngôi, nhưng ông chưa bao giờ phải chống chọi với một cuộc xâm lược có độ nghiêm trọng ngang với cha ông mình từng trải qua. Trên thực tế, hầu như không có bất kỳ âm mưu thực sự thâm hiểm nào của phe Jacobite trong thời gian ông trị vì. Điều này xảy ra phần lớn là do cha ông là Thế tử Frederick cùng với Bá tước xứ Bute.
Ngụy vương Jacobite là Vương Tử Anh Tuấn Charlie buộc hải lưu vong ở Pháp, nơi ông này đã ở kể từ cuộc nổi dậy thất bại năm 1745. Một số người nghi ngờ rằng phe Jacobite cần viện trợ quân sự và tài chính của người Pháp để có thể thành công. Pháp đã ủng hộ các Loạn Jacobite năm 1715 và 1745 nên vẫn còn nhiều người hy vọng rằng quốc gia này sẽ lại đứng sau một kế hoạch như vậy, đặc biệt là khi họ chiến đấu khác phe với Anh trong chiến tranh Bảy năm. Tuy nhiên, thất bại của hải quân vào năm 1759 cùng với sự nhượng bộ của John Stuart trong Hiệp ước Paris đã chấm dứt hy vọng của phe Jacobite. Người Pháp đơn giản là không còn thấy lợi ích gì nếu một lần nữa ủng hộ sự trung hưng nhà Stuart.
Họ biết rằng tỷ lệ cược đang có lợi cho nhà Hanover và sẽ là một cái giá rất đắt đối với họ, cả về mặt tài chính và ngoại giao. Những thất bại của hải quân năm 1759 đã làm suy yếu khả năng quân sự của họ và các điều khoản của Hiệp ước Paris năm 1763 có nghĩa là họ sẽ mất nhiều hơn những gì có thể đạt được khi ủng hộ Vương Tử Anh Tuấn Charlie. Chừng nào hòa bình được đảm bảo giữa hai quốc gia, chừng đó sẽ không có người phe Jacobite nào nổi dậy chống lại George III.
Phe Jacobite từ lâu đã dựa vào sự hỗ trợ từ những kẻ âm mưu bên trong nước Anh để tiếp tục hoạt động của họ. Điều này cũng đang dần suy yếu. Hầu hết những người ủng hộ các cuộc nổi dậy trước đó giờ đã chết. Những người còn sống đã trở thành vây cánh của Thế tử Frederick, chẳng hạn như Tử tước xứ Bolingbroke và Bá tước xứ Bute. Thế tử Frederick đã thu hút nhiều người là những người có thể ủng hộ phe Jacobite ở quê nhà bằng cách biến triết lý của họ về vương quyền trở thành triết lý của ông. Điều này dẫn đến việc họ coi Frederick và con trai ông, George III, là những người sẽ thực hiện quan điểm của họ về chế độ quân chủ. Hỗ trợ cho các ngụy vương có nghĩa là họ đang mạo hiểm đánh đổi vị trí vừa được bổ nhiệm mà không đạt được lợi ích gì. Động lực chính trong việc ủng hộ phe Jacobite chắc chắn là sự tức giận của họ khi mất đi các tước vụ trong triều đình và lời hứa của ngụy vương rằng họ sẽ giành lại những gì từng thuộc về bản thân. Giờ đây, họ đã tìm ra cách để đạt được những vị trí đó mà không cần phải thay đổi chế độ. Thế tử Frederick đã triệt tiêu những sự ủng hộ Vương Tử Anh Tuấn Charlie ở quê nhà và hành động của những người như John Stuart trong giai đoạn đầu của triều Vua George III đã khiến họ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào của Pháp. Hơn nữa, các chính phủ kế tiếp dưới triều đại của George đã làm mất uy tín của những người thuộc phe Jacobite bằng cách liên kết họ với các nhóm thiểu số không nổi tiếng trong nước, bao gồm cả người Scotland và người Ireland. Cùng nhau, những thứ này kết hợp để loại bỏ mối đe dọa từ bên ngoài lớn nhất đối với sự cai trị của nhà Hanover.
Vương Tử Anh Tuấn Charlie chết khi đang lưu vong ở Pháp năm 1788. Em trai của ông là Henry Benedict Stuart đã đưa ra quan điểm là không bao giờ phản đối triều đại của George III và nhà vua thậm chí còn cấp cho ông này một khoản tiền trợ cấp. Triều đại chính trị đang thay đổi cũng không ảnh hưởng đến triều đại của công giáo. Khi Henry trở thành người thừa kế của nhà Stuart, đức Giáo hoàng đã không công nhận Henry (một người Công giáo) là vị vua hợp pháp của Anh. Nhà Hanover lúc này là những người cai trị nước Anh trong mắt Giáo hội, người Anh và người Pháp. Chủ nghĩa Jacobite đã bị đánh bại và vị vua yêu nước đã giành phần thắng cho nhà Hanover sau muôn trùng gian khó. Tuy nhiên, George III vẫn phải thể hiện mình là nhà cai trị có cách cư xử khác với những người tiền nhiệm.
Trước khi qua đời vào năm 1751, Frederick đã rất say mê với ý tưởng thành lập một học viện hoàng gia về nghệ thuật. Đây là điều mà nhiều người trong nước đã nỗ lực từ lâu và họ coi Frederick là người phải hoàn thành nó. Một tập sách mỏng, xuất bản năm 1749, trình bày chi tiết về mong muốn của các tác giả để thành lập một học viện như vậy. Một bài luận về thiết kế, với các đề xuất cho một Học viện Công cộng đã trích dẫn tiền lệ được đặt ra bởi các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp và Ai Cập về việc biểu đạt nghệ thuật như một hình thức chủ nghĩa dân tộc. Nó cũng nhìn vào tấm gương đương thời của Pháp và Louis XVI có một khuôn mẫu để Anh noi theo. Khi làm như vậy, nước Anh cũng sẽ nâng cao vị thế kinh tế của mình. Bài luận lập luận rằng London sẽ không chỉ là một trung tâm thương mại và thay vào đó sẽ là một thiên đường nghệ thuật thúc đẩy sự sáng tạo và thu hút sự chú ý từ khắp nơi. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi bài luận đã được bán một phần bởi John Brindley, người bán sách cho Frederick, Thân vương xứ Wales.
Frederick và người bạn ông là nghệ sĩ nổi tiếng George Vertue đã nhiều lần gặp nhau để bàn về "việc thành lập một Học viện vẽ và hội họa." Vertue coi dự án này là một dự án “để cải thiện Nghệ thuật tinh tế ở Quốc gia này.” Ông mô tả thêm những lợi ích của dự án như vậy: “Là một cách chắc chắn nhất, để những người có học và có học của chúng ta có được kiến thức về nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc, vẽ các công sự quân sự, kỹ sư, tầm nhìn triển vọng của các thành phố, với quy hoạch các vịnh cảng, nhờ đó họ có thể trở thành những người phê bình có chuyên môn về những môn nghệ thuật này”. Nếu Thế tử Frederick sống lâu hơn, tầm nhìn của ông và Vertue có thể đã trở thành hiện thực.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1768, George III thành lập Học viện Nghệ thuật Vương thất với mục tiêu quảng bá các nghệ sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư người Anh và các tác phẩm của họ. Một lần nữa, George III đã biến hy vọng về mục tiêu chưa hoàn thành của cha mình thành hiện thực. Đó là một trong hàng dài các ví dụ về sự bảo trợ của vương thất đối với nghệ thuật và các nghệ sĩ. Sau đó, ông vẽ và treo những bức chân dung lớn và được trang trí công phu dọc theo các hành lang của Lâu đài Windsor. Giống cha mình, George cũng rất thích trở thành một nhạc sĩ nghiệp dư. Ông thậm chí còn có một cây đàn harpsichord do Handel tặng. Con trai của ông, George IV, sẽ là người cấp hiến chương vương thất cho Học viện Âm nhạc Vương thất vào năm 1830. George III cũng bắt đầu sưu tập các tác phẩm văn học vào những năm đầu trong thời kỳ cai trị của mình. Ông đã không thừa kế một thư viện nào từ những vị vua tiền nhiệm của mình do họ không quan tâm đến tri thức. Năm 1762, ông mua thư viện của Joseph Smith, Lãnh sự Anh tại Venice và liên tục xây dựng nó trong nhiều năm. Bộ sưu tập của nhà vua ban đầu được đặt tại Điện Buckingham (chiếm bốn phòng) và nhà vua thường xuyên cho phép các học giả đến đó để đọc sách. Vào thời điểm ông qua đời vào năm 1820, thư viện này đã có 65.000 cuốn sách.
Thời kỳ cai trị của George III và hình ảnh vương thất có được thành công như mong đợi là nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau. Tất nhiên, tất cả những điều này không thể được áp dụng cho Hoàng tử Frederick và triết lý vị vua yêu nước của ông. George III không được nhân dân yêu mến vào đầu thời kỳ cai trị của ông, khác xa so với khoảng thời gian cuối đời.
Ngay chính thời kỳ cai trị kéo dài tới sáu thập kỷ của ông đã đóng một vai trò rõ ràng. Các đấng quân vương khác đã trị vì trong khoảng thời gian dài tương tự như Victoria và Elizabeth II cũng đã được nhiều tầng lớp người dân yêu mến. Đối với nhiều người, George là quốc vương duy nhất mà họ biết và ký ức về chủ nghĩa Jacobite và sự lên ngôi của George I năm 1714 là một ký ức quá xa vời đối với họ. Những cuộc chiến tranh chống lại Napoleon của người Anh, cùng với căn bệnh khiến George III phải sống ẩn dật tại Lâu đài Windsor đã làm rất nhiều điều để giúp xây dựng hình tượng vị quốc phụ ái quốc cho nhà vua. Dẫu sao thì những chỉ dẫn của Frederick về cách trở thành một vị vua tốt và đúng mực đã được George thực hiện một cách nghiêm túc và chắc chắn là nền tảng xây dựng thời kỳ ngồi trên ngai vàng đầy oai hùng của ông. Nhà vua thực hiện mục tiêu của mình là sửa chữa tất cả những gì đã làm sai trong hai triều vua trước đó. Ông đặt nước Anh hoàn toàn trên xứ Hanover, và gần như không để tâm đến quê cha đất tổ. George I và II đã dành nhiều thời gian ở đó đến nỗi họ hầu như không được người dân coi là quốc vương. George III chưa một lần đặt chân đến đó trong sáu mươi năm ngồi trên ngai vàng. Trong khi những người tiền nhiệm của ông được coi là những kẻ có ác cảm với thơ ca, hội họa, văn học và âm nhạc, tin rằng chúng không có tầm quan trọng lớn, thì George III lại là người bảo trợ quan trọng cho nghệ thuật.
Quan điểm rõ ràng nhất về sự khác biệt giữa cách George I và II được công chúng nhìn nhận trái ngược với George III trong cái chết của ông sau này. Sử Linda Colley có lẽ mô tả là tốt nhất: "Khi George I qua đời trong lúc về thăm Hanover năm 1727, dường như không ai ở Anh ủng hộ việc thi thể ông được đưa về quốc gia này, và cũng không có tượng đài nào được dựng lên. Với George II cũng không khá hơn là mấy. Bên ngoài triều đình, những tờ báo không đắn đo gì khi khẳng định ông đã chết trong nhà vệ sinh, và Tạp chí Quý ông còn có một sơ đồ in màu về trái tim tan vỡ của ông... Nhưng khi George III qua đời sáu mươi năm sau đó, các cửa hàng trên khắp vương quốc đều đóng cửa; thậm chí những người nghèo ở London đều mang trên mình những dấu hiệu của sự tang tóc; cả chính phủ lẫn các chính trị gia đối lập đều thể hiện sự kính trọng với nhà vua; và hơn 30.000 người đã đến Windsor để dự tang lễ, mặc dù đó là một sự kiện riêng tư của gia đình”. Nhận định sau này hoàn toàn trái ngược với đám tang của George II, người mà đám tang “không có sự tham dự của các quý tộc hay thậm chí là những người hầu cũ của nhà vua”. George III qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1820 với tư cách là một người được nhân dân yêu mến hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm của nhà Hanover. Anh ta làm như vậy vì anh ta đã tiếp bước cha mình trong việc phấn đấu trở thành một vị vua không giống như bất kỳ vị vua tiền nhiệm của nhà Hanover. Khi làm như vậy, ông qua đời trên chiếc ngai vàng đã quá vững chắc của gia tộc mình. Nó vững đến mức mà triều đại của các con trai ông (những người thường được coi là sống buông thả và cá nhân quá mức) đã không thể làm gì để làm suy yếu sự an toàn đó. Nếu George III không phấn đấu để trở thành một vị vua yêu nước, thì triều đại ông và các con ông có thể đã không được hưởng sự vinh hoa như vậy.
Chương 5: Kết luận
Khi George III qua đời, ý tưởng về chế độ quân chủ yêu nước vẫn tiếp tục và thậm chí còn được củng cố. Bất chấp những khuyết điểm cá nhân, George IV vẫn giữ vững truyền thống của cha mình, dành nguồn lực quốc gia để tôn vinh nghệ thuật cũng như thành lập các trường đại học khác để cạnh tranh với Oxford và Cambridge như King’s College, London. . Trước những người Hanoverian, quốc vương cùng quốc hội cùng nhau thực hiện quyền quản trị trực tiếp đối với quốc gia. Dưới thời George I, quá trình này bắt đầu thay đổi, với việc quốc hội nắm nhiều quyền lực hơn, kéo theo đó là các ông hoàng cũng nắm ít quyền lực chính trị hơn. Vị trí Thủ tướng đã trở thành vị trí đứng đầu nhánh hành pháp ở Anh với chiếc vương miện trở thành biểu tượng của quyền lực đó. Thời của các vị vua nắm giữ quyền thiêng liêng đã qua đi. Giờ đây, việc lên ngôi của các vị quốc vương chỉ đơn thuần là dựa vào truyền thống và người dân Anh chấp nhận nó. Nếu một đấng quân vương không đáp ứng được thử thách và không thể giành được sự chấp thuận của quốc hội, họ có thể dễ dàng bị phế truất và ngai vàng chuyển sang một ứng cử viên phù hợp hơn. Đây là cách nhà Hanover thừa kế ngai vàng ngay từ đầu. Để duy trì vị trí của mình trên ngai vàng, họ phải nhấn mạnh sự uy nghiêm của mình và rằng họ xứng đáng được nắm giữ nó.
George I và George II hoàn toàn không có khả năng sống theo hình ảnh của chế độ quân chủ mà nhà Stuart đã làm được. Họ thô thiển, không tinh tế thiếu hiểu biết. Sự chán ghét nghệ thuật và học vấn của họ đã làm ảnh hưởng đến vị trí của họ và khiến họ trở nên yếu kém. Phe Jacobite có thể đặt ra những thách thức đối với sự cai trị của họ một phần do họ được coi là phù hợp với ngai vàng của Anh - theo mọi cách (trừ việc họ là những người Công giáo). Chính đức tin Công giáo đó là trở ngại chính cho việc tái chiếm quyền lực của họ. Nếu Ngụy Vương Già James Stuart hoặc Ngụy Vương Trẻ Charles Edward Stuart cải sang đạo Tin lành trước cuộc nổi dậy năm 1715 hoặc 1745, họ có thể đã thành công một sự thay đổi lớn hơn nhiều. Cuối cùng thì Ngụy Vương Trẻ cũng đã thử chiến thuật này, nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn. Nhà Hanover đã đảo ngược hình ảnh của họ và sự ủng hộ chủ nghĩa Jacobite đã hoàn toàn biến mất.
Chính nhờ công của Frederick, Thân vương xứ Wales, mà triều đại Hanover đã đi từ chỗ những kẻ bị coi là lũ người Đức dốt nát trở thành những người Anh yêu nước bậc nhất. Frederick biết rằng nhà Hanover phải từ bỏ quê hương của họ ở Đức nếu họ muốn được chấp nhận ở vùng đất mới. Họ phải thích nghi và hòa nhập, điều mà cha ông của ông không muốn làm. Họ phải trở nên quan tâm đến cuộc sống, con người và văn hóa Anh. Điều này đã không diễn ra bởi các vị vua quá cứng đầu và không muốn thử làm điều đó, hoặc bởi những người thậm chí không quan tâm đến việc giành quyền thống trị bằng sự hiện diện vật chất của họ. Frederick biết điều này, còn những bậc tiên vương nhà Hanover thì không.
Mặt khác, George III con trai ông là người được sinh ra ở Anh và không có thiên hướng trở thành người Đức giống ông nội. Ông là thành viên nhà Hanover đầu tiên nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Cha ông nhận thức được rằng con trai mình sở hữu tất cả những đặc điểm tự nhiên để trở thành một vị vua thành công. Điều duy nhất đứa bé cần là sự hướng dẫn thích hợp về cách sử dụng những đặc điểm đó. Các gia sư do Frederick chỉ định là những người có diện mạo, biết cách hành động và cư xử của một vị vua. Họ là những người Anh từng ủng hộ chủ nghĩa Jacobite, và đó là những người có thể biến George III thành một quân chủ lập hiến bị giới hạn bởi quốc hội, nhưng lại có phong thái và sự uy nghiêm của tiền triều Stuart. Họ truyền đạt cho George III tầm nhìn và triết lý của Thế tử Frederick và biến George thành những gì Bolingbroke mô tả trong Vị quân vương ái quốc.
Ngày nay, chế độ quân chủ mang tất cả các dấu hiệu của việc xuất phát từ triết lý này. Các bậc quân vương của Anh hiện đóng một vai trò hạn chế trong việc điều hành đất nước. Họ không còn ban hành hoặc thi hành luật, mặc dù họ vẫn phải đồng ý với chúng. Họ cũng không còn cai trị dựa trên quyền lực thần thánh nữa. Họ cai trị đơn giản là nhờ truyền thống và sự chấp thuận của người dân. Nếu sự chấp nhận này diễn ra theo chiều hướng khác, chế độ quân chủ sẽ sụp đổ trong tích tắc.
Tuy nhiên, bất chấp điều này, có một vai trò quan trọng hơn nhiều đối với nhà vua, khi mà vai trò của người cai trị đã được thay thế bằng vai trò của người đại diện. Chế độ quân chủ đại diện cho hiện thân của nước Anh và tất cả những điều làm nên sự vĩ đại của nước Anh - sự giàu có, tự do, cai trị bằng sự đồng ý, sự bảo trợ và sự uy nghiêm. Nói tóm lại, vai trò của chế độ quân chủ là duy trì những lý tưởng yêu nước hy sinh vì quốc gia, trung lập trong chính trị và đặt nước Anh lên trên hết. Đó là một triết lý được truyền lại hơn ba trăm năm qua con trai của ông, George III và chắt nội, Nữ vương Victoria và cả đến vị quân vương hiện tại là Nữ vương Elizabeth II. Thế tử Frederick không chỉ thay đổi hướng đi của nhà Hanover trong việc theo đuổi những ý tưởng của Bolingbroke. Ông cũng đã thay đổi hướng đi của tất cả các hậu duệ nhà Hanover. Frederick, Thân vương xứ Wales, đã cứu một vương triều và hình thành chế độ quân chủ chúng ta biết hôm nay.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất