Vũ Khí Hủy Diệt Hàng Loạt Thân Thiện Với Môi Trường
Vào năm 2013, khi bộ phim G.I.Joe: Retaliation ra mắt khán giả toàn thế giới với rất nhiều các pha hành động và cảnh cháy nổ hoành...
Vào năm 2013, khi bộ phim G.I.Joe: Retaliation ra mắt khán giả toàn thế giới với rất nhiều các pha hành động và cảnh cháy nổ hoành tráng. Đặc biệt trong số đó là cảnh một vũ khí được thả từ ngoài vũ trụ đã hủy diệt thành phố London nước Anh (Theo mình là cảnh ấn tượng nhất cả phim). Có ai trong chúng ta tự hỏi, liệu vũ khí đó có thật ngoài đời thực và liệu nó có sức hủy diệt lớn đến như vậy không? Xin thưa là CÓ và còn được chính Không Quân Mỹ thử nghiệm và công bố kết quả vào năm 2003.
1. Bản Chất Của Vũ Khí Hủy Diện Hàng Loạt Thân Thiện Với Môi Trường
Không nằm ngoài các định luật Vật lý, vũ khí của chúng ta ứng dụng một lý thuyết đó là Động Năng (Kinetic Energy) . Lý thuyết phát biểu: Động năng là năng lượng sinh ra khi một vật di chuyển, được tính bằng công thức:
E = (1/2)*m*v^2 (E bằng một phần hai m nhân v bình phương)
Như vậy, một vật có tốc độ càng lớn thì động năng của nó càng lớn. Do đó, vũ khí mà chúng ta nhìn thấy trên phim được phóng từ ngoài không gian và việc còn lại là lực hút trái đất kéo nó xuống với vận tốc rất cao. Tuy rằng, khi đi vào bầu khí quyển, năng lượng và tốc độ của nó bị mất đi khá nhiều nhưng số năng lượng còn lại cũng đủ sức hủy diệt cấp thành phố rồi.
Như trên ta đã thấy, vũ khí này chỉ dùng duy nhất Động Năng làm sức công phá của nó, không có phóng xạ, không khí thải, không chất độc... nên nó rất "thân thiện."
2. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
- Vũ khí này lần đầu tiên ra mắt với thế giới không phải ở trên phim ảnh hay phải chờ đến năm 2003 khi Không Quân Mỹ chia sẻ mà nó đã được sử dụng ở chiến tranh Việt Nam, với cái tên "Lazy Dog". Vào lúc đó, chúng chỉ là những thanh thép có đầu nhọn và đuôi như đuôi tên lửa và dài có 2 inch (xấp xỉ 6cm). Những thanh thép này được thả từ các máy bay ở độ cao thấp nhất là 3000ft (900m) và chúng không gây ra các vụ nổ hủy diệt. Sát thương mà chúng gây ra là có thể xuyên qua da thịt của một người từ đầu đến tận lỗ hậu. Song vũ khí này không hiệu quả do lính Việt Nam toàn trốn trong rừng, thả xong găm vào cây nhiều hơn vào người nên sau đó không dùng nữa.
- Đến những năm 1950s, dự án Thor được đưa ra. Người ta đã nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này bằng cách sử dụng các loại kim loại khác nhau, thả ở các độ cao lớn hơn và chuyên trở bằng các khí tài bay có tầm cao, khả năng chứa lớn hơn. Điển hình là việc dùng các máy bay Boeing để đưa ""hàng"" lên độ cao 10.000m và thả xuống. Nhiều loại vật chất được đưa ra thử nghiệm, trong đó quán quân là Vonfram (Tungsten). Vonfram là chất có nhiệt độ nóng chảy cao thứ 2 và cao nhất trong kim loại do đó khi đi vào bầu khí quyển, khối lượng của nó không bị tiêu hao nhiều. Hình dạng thì giống một mũi tên dài để giảm bớt lực cản của khí quyển. Cuộc thử nghiệm trong thế kỷ 20 cho thấy nó có thể xuyên qua Boong-ke dày đến 9inch (26cm), Boong-ke tiêu chuẩn chống bom Hạt Nhân. Và chúng sạch.
- Đến cuối những năm 1990s và đầu thế kỷ 21, vũ khí này được đưa lên quỹ đạo cách Trái Đất hàng ngàn dặm. Vonfram vẫn được sử dụng. Kích thước của nó giờ cao bằng một cột thu sóng điện thoại, khoảng 6m và đường kính 0.3m. Chúng được phóng từ quỹ đạo của vệ tinh và khi gần va chạm, tốc độ của chúng đạt đến Mach 10 (gấp 10 lần âm thanh), sức công phá tương đương với 11,5 Tấn thuốc nổ TNT. Lại còn không có chất thải.
3. Ứng Dụng Thực Tiễn Trong Chiến Đấu
Cho đến nay, ngoài một lượng ít ỏi được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, vũ khí này chưa từng được đem ra sử dụng thực chiến thêm lần nào.
Một trong những lý do khiến nó không được sử dụng rộng rãi là vì nó ĐẮT. Tính tất cả chi phí vào thì khoảng 230 triệu đô cho một thanh Vonfram 6m dài và đường kính 0.3m (nặng cơ 9 tấn), trong khi 1 quả Tomahawk chỉ cỡ 1.5 triệu đô. Hơn nữa, vào năm 1967, có hơn 100 quốc gia đã ký Hiệp Ước Không Gian, trong đó nghiêm cấm sử dụng vũ khí hàng loạt.
Cốt lõi của vấn đề là khả năng công phá bằng Động Năng rất có triển vọng. Hơn nữa, ưu điểm của chúng là không để các vật chất nguy hiểm sau khi gây sát thương như Bom Hạt Nhân. Theo tính toán, có khoảng 6-8 vệ tinh, mỗi cái có khoảng 20 thanh loại này, thì chỉ mất có 12-15 phút là một mục tiêu có thể bị tấn công ở bất kỳ đâu trên thế giới. Với tộc độ này nó nhanh hơn một nửa thời gian so với hệ thống tấn công liên lục địa ICBM.
Rất có thể, đây sẽ là thứ vũ khí đưa loài người trở về thời kỳ đồ đá.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất