Vòng tròn, mạng lưới và bản nhạc mang tên cộng đồng
Khá chắc thì mình không phải là người đầu tiên trong lịch sử nghĩ ra những điều này và cũng khá chắc nó chẳng hề mới mẻ gì với bạn.
Những vòng tròn mối quan hệ. Ta gặp nhau như thế nào?
Khá chắc thì mình không phải là người đầu tiên trong lịch sử nghĩ ra những điều này và cũng khá chắc nó chẳng hề mới mẻ gì với bạn. Nhưng nhìn theo “lý thuyết vòng tròn” (tên gọi mà mình đặt cho ý tưởng này), nó cũng có phần thú vị và có cái gì đó để chúng ta thảo luận một thứ mà về căn bản chỉ là…xã hội.
Vòng tròn là gì?
Nếu như bạn chưa biết, đây là một vòng tròn.
Một vòng tròn dù tưởng tượng hay là không, kết thúc tại nơi nó bắt đầu. Nên có thể nói nó không có điểm đầu và điểm kết thúc trừ khi ta gán cho nó điểm đầu và điểm kết thúc. Nếu như đó là vòng tròn bạn bè thì điểm đầu-cuối sẽ là một người hay một địa điểm nào đó (mà nhóm bạn hay lui tới).
Nhiều người coi âm nhạc là sự sống. Đĩa CD, đĩa than cũng đều tình cờ là những vòng tròn. Nhìn theo hướng metaphysics và có phần ảo diệu (woo shit) một tí (pardon my atheistic non-spiritual folks), vũ trụ được cấu thành nên từ xoắn ốc. Vòng tròn, vòng lặp, vòng luân hồi,…vân vân và mây mây, là những ý tưởng khá hay để nghĩ nhưng sẽ làm bạn phí thời gian theo đổi một thứ…chẳng hề tồn tại.
Ví dụ như, mình, Minh Tu Le, là một phần của vòng tròn (hay cộng đồng) mang tên pop culture.
Định nghĩa cộng đồng pop culture (với những tên gọi khác như “hội”, “vòng tròn pop culture”): Gồm những những người quen biết nhau và kết nối bằng các sở thích văn hóa đại chúng nói chung. Vòng tròn “pop culture” lại bao gồm những vòng tròn nhỏ hơn nó, trong đó có cộng đồng phim, cộng đồng âm nhạc, cộng đồng triết học, cộng đồng anime, cộng đồng meme,… vân vân mây mây. Thông thường thì họ sẽ giao tiếp bằng meme (thường là thế).
Song, cộng đồng pop culture kể trên không phải cộng đồng duy nhất mà mình thuộc về: còn là cộng đồng psychedelics, cộng đồng chơi đĩa than/CD, hay ngày xưa là các diễn đàn VOZ và GameVN. Điều này dẫn ta đến khái niệm “mạng lưới”.
Mạng lưới là gì?
Đây là rất nhiều vòng tròn. Có thể thấy, nhiều vòng tròn đan xen vào nhau, nhìn nó như một chùm lưới, nên hãy gọi nó là mạng lưới.
Trong một cộng đồng, sự gắn kết và liên hệ lẫn nhau, tạo nên các vòng tròn đan xen vào nhau và từ đó tạo nên một mạng lưới khổng lồ. Mạng lưới khi ta trải nó trên bề mặt Trái Đất (một các ẩn dụ hay thực tế), nó sẽ đi theo và cấu thành nên hình cầu. Và như thế, cụm từ “mạng lưới” lại có ý nghĩa hơn hết vì những người mà mình gặp trong cộng đồng đều ở trên “mạng” hoặc thông qua những người bạn mà mình gặp trên mạng – hence, MẠNG lưới.
Một khi đã vào mạng lưới thì khó có thể nào thoát ra khỏi nó vì nhân dạng của bạn đã thuộc về nó; hay, có thể nói một cách khác, thông tin về bạn đã được ghi nhận trong mạng lưới. Đọc thêm về bản thu Akashic tại đây.
Về bản chất, tất cả mọi người đều là điểm kết nối. Song, có những người sẽ có mạng lưới “vượt trội” (ví dụ như anh Thịnh, founder của Cổ Động) và là “trạm” để mọi người tìm đến để gặp được…những người khác.
Từ việc bản thân mình là “giao điểm” của các cộng đồng ấy, và qua các buổi cafe, mình đóng vai trò làm người kết nối (tổng đài). Khi nhận ra bạn là “tổng đài”, hoặc mẫu số chung, điều bạn có thể làm là nhận những “cuộc gọi” đến từ các khách hàng: Bạn là người bắt chuyện với từng người, gợi mở ra những câu chuyện và thúc đẩy cuộc trò chuyện tiếp tục.
Làm “tổng đài” kết nối: Được gì và mất gì?
Một phép so sánh khác đó là “Mặt trời” và các hành tinh xoay quanh.
Mỗi “hành tinh” (những người anh em của bạn) xoay quanh của bạn sẽ lại có các tiểu hành tinh khác. Các hành tinh sẽ mang một phần trong mình đặc điểm của bạn HOẶC có ít nhất một điểm chung nào đó (cùng đến một quán bar nhất định trong thành phố) khiến cho bạn có một mối gắn kết với nhau (ví dụ như đều quen một thằng nhóc ngẫu nhiên nào đó mang tên Nguyễn Duy Anh chẳng hạn).
Trải nghiệm của bạn sẽ tạo nên bạn là “ngôi sao” mang tính chất như thế nào và đặc điểm riêng biệt của từng cá nhân trong quỹ đạo của bạn sẽ phản ánh những mảnh ghép nhỏ trong tính cách của bạn. Cô giáo Văn (shout out to mẹ Hà) cấp 3 của mình hay nói mình là tổng hòa của 3 người bạn gần nhất. Cá nhân mình thấy điều này đúng.
Bản nhạc mang tên cộng đồng
Cái hay của việc làm một người với sở thích “kết nối”, đó là mình có thể trải nghiệm nhiều loại vibe khác nhau, theo nhiều cách khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau. Từ việc này bạn có thể kiến tạo nên được những trải nghiệm và cộng đồng của riêng mình và có thêm những mối quan hệ cần thiết và thậm chí không thể thiếu trong cuộc sống (hoặc ngược lại, những mối quan hệ toxic và bạn cần loại bỏ. Hay ít ra nó sẽ dạy cho bạn những điều cần tránh lặp lại trong tương lai).
Với bản thân mình, mình thích kết nối mọi người với nhau vì đơn giản mình muốn giúp mọi người đạt được điều mà họ muốn thông qua những người có khả năng muốn giúp những người đang có nguyện vọng.
Và thỉnh thoảng nó cũng rất vui. Khi bước vào một bữa tiệc với 20 người khác nhau thay vì 20 người mà chỉ như một người thì mọi chuyện cũng sẽ thú vị và khó đoán hơn hẳn (một tay doanh nhân có thể sẽ có một cuộc trò chuyện như thế nào với một người thợ mộc?). Hoặc, khi bạn nhận ra tất cả mọi người đều dính dáng tới nhau theo một cách nào đó, thì mọi thứ trở nên rất gần gũi và nhỏ bé cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Và, càng gặp nhiều người, mình sẽ càng được hiểu nhiều hơn về tính cách của từng người và từ đó sẽ hiểu được thêm bản thân mình. Họ thích làm gì? Nỗi sợ lớn nhất của họ là gì? Điều gì làm họ vui nhất? Họ mang lại cảm giác cho mình như thế nào? Họ “tỏa sáng” trong đám đông hay khi nói chuyện 1v1? Họ khác mình ở điểm nào và giống mình ở điểm nào? Họ đã biết gì về mình và họ khác gì với hình ảnh mà mình biết thông qua lời kể của những người khác trong vòng tròn?
Nhìn ở bức tranh lớn hơn khi ta zoom out hoặc nhìn cận cảnh khi ta zoom vào cuộc sống của từng người đủ lâu, mình thấy được sự tương đồng của tất cả mọi người đó là đều không muốn cô độc. Có thể là cô đơn, nhưng rất hiếm ai muốn cô độc. Vậy nên có một cộng đồng cho riêng mình là một điều cần thiết, nhưng sẽ luôn phải có sự chọn lọc nhất định để tránh những drama đáng tiếc xảy ra.
Dự án tiểu thuyết metastatica kể về cuộc đời của những người không liên quan đến nhau lại gặp nhau cùng với bộ phim mockumentary The Pop Culture Experiment nói về những nhóm cộng đồng tại Hà Nội và Sài Gòn của mình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 có lẽ sẽ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở “All the lonely people, where do they all belong” của Paul McCartney…hoặc không.
Vài dòng linh tinh, nhưng cũng góp phần đóng góp cho ngành mình học – Công tác xã hội.
À quên, cuối tuần cafe không bạn tôi?
Đọc thêm tại blog của tôi:
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất