Võ thuật chuyên sâu: Sự ảnh hưởng và tương đồng của Savate kiểu cũ tới Karate hiện đại
Bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, bạn đọc thông cảm cho những thông tin có phần một chiều Savate và Karate, thật lạ khi...
Bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, bạn đọc thông cảm cho những thông tin có phần một chiều
Savate và Karate, thật lạ khi chúng có bất cứ điểm chung nào có thể được đưa vào bài viết như này?À thì có cái tên phát âm giống nhau! Với bài viết này, bạn đọc lại một lần nữa có cái nhìn mới giữa 2 môn võ có sự tương đồng nhưng lại xuất phát từ 2 nền võ thuật khác.
Không quá nhiều bàn cãi, Karate hay Karate-do (tức "không thủ đạo") là một môn võ nổi tiếng bậc nhất trong giới võ thuật toàn cầu. Có lẽ mình không đề cập thêm quá nhiều nhưng mình sẽ bổ sung thêm nhiều chi tiết để dễ so sánh. Hầu như ai cũng biết nó xuất xứ từ Nhật Bản, là môn võ khai sinh và khiến các "tiêu chuẩn" võ phục Gi kèm đai với màu tượng trưng cấp bậc võ sĩ, bộ katas, tập luyện lâu dài, đập vỡ ván gỗ, gạch... của một môn võ thuật "thật sự". Là 1 môn võ thuật bắt nguồn từ châu Á mà nhất là chịu ảnh hưởng nhiều từ nền võ thuật và tôn giáo từ Trung Quốc, võ đạo và Dojo kun (điều lệ) của Karate khiến nó trở nên triết lí hơn, mang tính giáo dục, điều lệ, răn đe, dạy bảo các võ sinh của Karate (các karateka) như đức tính tốt, tâm tính hòa nhã...
Khác với Karate, Savate (từ lóng - giày cũ) lại khá "im hơi lặng tiếng". Là một môn võ thuật truyền thống của nước Pháp, đây là môn võ dựa trên các kỹ thuật chiến đấu chủ yếu bằng đòn chân đeo giày (nguồn gốc cho cái tên môn võ), ra đời vào khoảng thế kỷ XVII tại Paris và miền Bắc nước Pháp. Tại thời điểm đó, môn võ này được mọi người ưa chuộng, xem như một thứ "kỹ thuật tự vệ đường phố" hữu hiệu, môn võ này được biết với tên gọi "Savate de Rue" (Savate đường phố). Savate từng bị lãng quên trong gần 100 năm. Đến Thế kỷ XIX, môn võ này hồi sinh vào năm 1825, nhờ ông Michel Casseaux (1794-1869). Một học trò của ông - Charles Lecour (1808-1894) đã đưa Savate ra khỏi nước Pháp với tên mới "Boxe Francaise" Savate còn được phân ra làm nhiều trường phái, như "La Boxe Francaise" là kiểu kickboxing, "La Canne Combat" là kiểu võ gậy... Savate vốn ban đầu chỉ dùng đòn đá, nhưng sau đó lại được kết hợp 1 cách nhuần nhuyễn với các đòn đấm của Boxing/Pugilism. Hệ thống xếp hạng cấp bậc của võ sĩ Savate (savateur) dựa vào màu găng.
Để chỉ ra sức ảnh hưởng, ta phải nhìn vào cả 2 môn võ. Karate truyền thống vốn dựa vào các bài katas với kĩ thuật khá chết chóc nguy hiểm. Tuy nhiên khi thời điểm nó bắt đầu được phổ biến ra toàn Nhật thì những đòn hiểm không còn cần thiết, hình thức sparring (đấu tập) để cọ sát giữa các võ sinh khiến katas trở nên vô dụng. Hơn hết là hình thức đá nhất là đòn đá cao lúc này không quá phổ biến và nhuần nhuyễn như cách Karate hiện nay thực hiện. Phong cách mà Karate hiện đại sử dụng lại giống Savate kiểu cũ với bộ pháp như đấu kiếm do thời kì này kiếm bị cấm, những cuộc ẩu đả không được sử dụng nắm đấm (nhưng tát và đá thì được, bruh!). Lí do cho sự ảnh hưởng này 1 phần do lịch sử, Trận chiến ở Sedan (1870-1871) khi mà Pháp thua Đức, Pháp đã cải thiện Savate bằng cách kết hợp với bài tập gymnastic của Đức lúc này. Phương pháp này đã lan ra nhiều quốc gia với sự hữu dụng của nó, và Nhật cũng không phải ngoại lệ. Điểm tương đồng khiến sức ảnh hưởng đó có thể xuất phát ở khi bắt đầu mỗi cuộc đấu, karateka thường hét "kiai" thì savateur thường là "touche" và khi dừng thì karateka hét "yame", tương tự với savateur là "salute".
Như đã nói, Karate có đai với màu tượng trưng cho cấp độ của 1 karatekas, đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai đỏ, đai nâu, đai tím, v.v … Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士).
Với Savate, màu của găng đấm khác nhau tượng trưng cho cấp độ khác nhau. Với người bắt đầu thì thường găng không màu:
+Lối kỹ thuật: găng xanh, găng đỏ, găng trắng, găng vàng, găng bạc I, găng bạc II và găng bạc III (găng tím dành cho người dưới 17 tuổi). Trước năm 1983, găng tay bạc I, II, III không tồn tại. Chỉ có một kỹ thuật găng tay bạc. Sau năm 1983, kỹ thuật găng tay bạc đã được chia thành 3 loại phụ.
+Lối thi đấu: găng đồng, găng bạc I, găng bạc II, găng bạc III, găng bạc IV và găng bạc V.
Tuy vậy, phân bậc Savate không phải ở quốc gia nào cũng tuân theo, như ở Nga không có yêu cầu về màu găng tay cụ thể để thi đấu hay ở Bỉ thì găng vàng đã có thể thi đấu.
Một điểm đặc biệt tương đồng nữa có lẽ là đều có lối nghi lễ chào giữa 2 võ sĩ, vốn thể hiện sự tôn trọng dành cho đối thủ. Tuy nhiên cần khẳng định là lối nghi lễ chào này vốn bắt nguồn từ văn hóa nơi môn võ khai sinh, không phải do môn võ hợp thành. Thường thì Karate còn có kiểu cúi chào khoảng 45 độ, ngoài ra Karate Kenpo có kiểu chào kiểu "quả đấm thiếu lâm" rất giống cách nghi lễ mà võ Trung Hoa áp dụng.
Còn đối với Savate, võ sĩ thường vung tay phải theo đường chéo từ phía bên trái ngực.
Với một số môn võ khác thì chúng sẽ có những kiểu chào khác nhau, từ cực kì đơn giản như chạm găng của Boxing cho đến nghi lễ phức tạp như Muay Thai, trước giờ giao đấu, các võ sĩ tranh tài cúi mình cung kính quay về hướng nơi mình chào đời (nghi thức này được gọi là Ram Muay), sau đó quay theo bốn hướng, để tỏ lòng tôn kính các bậc thầy cố sức huấn luyện và thần linh võ đài (nghi thức này được gọi là Wai Kru) cùng tiếng kèn ô-boa của người Thái, có nhạc khí như đánh trống.
Bài viết có tham khảo Quora, wikipedia và đặc biệt là video của kênh Youtube Jesse Enkamp.
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất