Rất nhiều các bạn trẻ, tại Việt Nam, đã tham gia các khóa học về prompt engineering với hy vọng tăng thu nhập. Những khóa học này giá khá hạt rẻ, dành cho số đông. Tuy nhiên, chúng ta cần phần nhận thức rõ giữa kĩ năng và nghề nghiệp.
Theo Hoàng Phương, giám đốc nhân sự một công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam, và Quân Nguyễn, một kỹ sư từng làm việc tại OpenAI, prompt engineering là một kỹ năng chứ không phải một nghề. Họ đều nhận định rằng vai trò prompt engineer khó trở thành một nghề lâu dài, vì công nghệ AI đang không ngừng phát triển và cải tiến.
Nghiên cứu trên Harvard Business Review cũng chỉ ra rằng prompt engineering chỉ là cơn sốt thoáng qua. Điều này được khẳng định bởi CEO Nvidia Jensen Huang, người cho rằng trong kỷ nguyên AI, việc ra lệnh cho AI tương tự như việc mọi người nhắc nhau làm việc.
Gần đây mình cũng có ý định thêm một số nội dung về AI vào trong khóa Data vì thấy đi đâu cũng nhắc đến AI, rồi buổi Q&A nào cũng thấy các bạn hỏi liệu DA có bị thay thế bởi AI hay không? Sau khi nghiên cứu kĩ thì mình thấy có 2 insight như sau:
- Một số khóa học ghi là Data & AI thì chỉ đơn giản là thêm học phần hướng dẫn cách ra lệnh cho ChatGPT. Cái này thì mình khẳng định luôn là không cần phải dạy, các bạn trẻ còn nhanh hơn cả thầy cô. Có painpoint rõ ràng chúng nó tìm hiểu 1-2 tiếng là xong.
- AI chỉ giúp cho con người đạt được kết quả nhanh hơn, bớt các thao tác chân tay, gõ phím, đưa ra nhiều sự lựa chọn, nhiều ý tưởng cho con người lựa chọn còn con người vẫn là người ra quyết định cuối cùng vì AI không thể có đủ những dữ kiện ẩn mà con người có được. AI chỉ work thì kết quả đầu ra không có quá nhiều biến số. Càng nhiều biến số thì kết quả càng giảm. AI sẽ rất tốt khi kết quả đầu ra có ít cách xử lý. Kiểu như làm toán thì AI nó bá luôn.
Với những insight trên thì mình vẫn quyết định tập trung vào những yếu tố cốt lõi để giúp học viên chắc kiến thức nền tảng + mindset để làm nghề cho chuẩn.