(Bài dịch từ VisualPolitik) 
Hình ảnh có liên quan

Trong vài thập kỷ qua, Israel đã trở thành một trong những cường quốc công nghệ quan trọng nhất thế giới. Thật ngạc nhiên với hơn 8 triệu dân, nước này có hơn 4.000 công ty công nghệ. Cisco, Paypal, Google, Facebook, Apple và Intel chỉ là một trong số nhiều công ty khác phát triển sản phẩm mới tại Israel. 
Nhưng làm thế nào để một đất nước nhỏ và hỗn loạn như thế này trở thành một trong những nơi dẫn đầu đổi mới của thế giới ? 
well, đó là những gì chúng ta sẽ xem xét trong video này. 
Israel là một trong những đất nước gây tranh cãi nhiều nhất, và thật ra rất khó để nói về nó mà không nhắc đến các cuộc chiến tranh, tôn giáo và xung đột chính trị khác nhau. Tuy nhiên trong video này, chúng ta sẽ cố gắng và làm sáng tỏ một khía cạnh rất khác của đất nước này. Bởi vì, trong vài thập kỷ qua, Israel đã trở thành một trong những sức mạnh công nghệ vĩ đại nhất thế giới, và đây là một điều rất đáng ngạc nhiên. 
Như chúng tôi đã đề cập, Israel có hơn 4.000 công ty công nghệ và 80 trong số 500 công ty lớn nhất trên thế giới có các công ty con ở đây hướng tới nghiên cứu và đổi mới. Thực tế, Tel Aviv, ngay sau thủng lũng Silicon, là trung tâm công nghệ quan trọng nhất thế giới. Và mặc dù nó có vẻ không thể, dù cho kích thước của nó, Israel là quốc gia đứng thứ 3 có nhiều công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq . Chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc. 
Israel có nhiều công ty niêm yết trên thị trường hơn Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức và Hà Lan cộng lại. Thế nào về một ví dụ cụ thể như, tại thời điểm video này đang được xem (1/5/2017 ) hầu hết các phần cứng của của Iphone tiếp theo sẽ đang được phát triển tại Israel. Hơn nữa, nhiều cải tiến của Google đang được thực hiện ở Israel. Và Intel, dẫn đầu thế giới trong ngành vi mạch điện tử, thành công của nó đều nhờ những công ty con ở Israel. Trong đó có 11.000 công nhân, và là một trong những công ty lớn nhất trong cả quốc gia. 
Và ngay cả Microsoft đã được coi là một công ty "nửa Israel" ( semi-Israel).
Paypal, IBM, Cisco, Amazon, Facebook,.. đây là những công ty bạn sử dụng hàng ngày. Trong đó công nghệ dựng dựa trên rất nhiều nghiên cứu và phát triển ( R&D) tại Israel. 
Ngành công nghiệp này đóng góp hơn 12% GDP của quốc gia và một nửa xuất khẩu. 
Vậy, bây giờ bạn có lẽ sẽ tự hỏi ? Làm thế nào mà họ có thể đạt được thành công như vậy ? 
..Yếu tố văn hóa là một điều thường được nhắc đến. Nhưng hôm nay, chúng tôi muốn tập trung hơn vào 3 điểm chính trị cần thiết để tạo nên thành công này. Đó là cả một quá trình. 

YOZMA - Sáng Kiến

Những năm 1980 ở Israel được nhớ đến như một thập kỉ khủng khiếp, đặc biệt từ góc nhìn kinh tế. Hồi đó đất nước đang trải qua một cuộc khủng hoảng gay gắt: lạm phát giữa những năm 1980 và 1985 vượt quá 100% mỗi năm. 
Thiếu nợ và nợ công gần như là gánh nặng tài chính không thể chịu đựng nổi đối với nền kinh tế. Và nói chung mọi người cảm thấy như bị còng tay do sự can thiệp của nhà nước quá mức. Ớ mức độ khác, Israel rất phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của các thành phần khác nhau trên thế giới.
Và mặc dù tình hình bắt đầu ổn định vào cuối những năm 80, ngay tại thời điểm đó có một sự xuất hiện lớn của người DO THÁI từ các nước Liên Xô khác. Trong thời gian rất ngắn, có tới 800.000 người đến với đất nước này. 
Và đừng quên rằng trong bối cảnh khi ấy và với con số này, một cách tương đối, nó tương đương 70 triệu người nhập cư vào Mỹ vậy. 
Và câu hỏi cho Israel khá rõ ràng là làm thế nào để họ có thể tạo việc làm cho nhiều người trong một nền kinh tế chán nản như vậy ? Lựa chọn duy nhất của Israel chính là tái tạo lại chính nó. 
Lúc đầu, chính phủ đã cố gắng khuyến khích những người mới đến tạo công ty với trợ cấp quảng bá công việc cho các doanh nhân. Nhưng họ sớm nhận ra bằng phương pháp này đã không thể tạo ra các công ty giàu có.. Người nhập cư không có kinh nghiệm trong quản lý, họ thiếu kiến thức thương mại và họ không có tiền. 
Xét cho cùng ai dám đầu tư tiền của họ cho một đất nước hỗn loạn như Israel chứ ? Và đây là khi chính phủ nhận ra chìa khóa là phải đặt cược vào việc thu hút vốn đầu tư mạo hiểm quốc tế, tức là tiền sẽ được sử dụng cho những ý tưởng mới và các công ty mới. 
Để làm như vậy, họ đã đưa ra chương trình YOZMA. Nhờ YOZMA, chính phủ đã tạo ra 10 quỹ đầu tư mạo hiểm và được phân bổ 100 triệu dollar được sử dụng theo các điều kiện sau: Mỗi quỹ có khả năng thu hút 12 triệu từ nhà đầu tư tư nhân sẽ được nhận 8 triệu dollar. Đổi lại chính phủ sẽ giữ 40% cổ phần, nhưng trong trường hợp đầu tư đã thành công, các nhà đầu tư có thể nhận được những cổ phiếu này từ chính phủ bằng cách trả lại tiền cho chính phủ và với một lãi suất nhỏ. 
Vì vậy nếu mọi thứ hoạt động tốt, lợi nhuận chủ yếu sẽ của nhà đầu tư, và nếu mọi thứ không hoạt động tốt như vậy chính phủ sẽ chia sẽ khoản lỗ. 
Điều này có vẻ không công bằng, nhưng sự thật là đầu tư công là tương đối nhỏ và, ngoài ra chính phủ dự kiến sẽ nhận được lại một khoản tiền từ các khoản thuế từ công ty này và những công việc mới được tạo ra. 
Ý tưởng là đốt cháy mọi thứ và sau đó tiếp tục gặt hái những lợi ích liên tục. Kể từ đó, hầu hết các chương trình công cộng ở Israel đã theo cùng hệ thống này, và sự thật là kết quả không thể tốt hơn.  
Tiền quốc tế bắt đầu đổ về, có đủ tiền cho hầu hết mọi ý tưởng, và trong tám năm đầu tiên, số lượng quỹ tăng từ 20 đến 513. 
Kết quả là Israel, có ngày hôm nay một trong những hệ sinh thái tốt nhất cho vốn kinh doanh trên thế giới. Và theo dữ liệu OECD cuối cùng, khoản đầu tư có sẵn cho các công ty mới vượt quá 150 Đô cho mỗi người, mỗi năm. Để so sánh, ở Tây Ban Nha, con số này là 3,5 Đô. 
Chìa khóa trong quá trình này là vốn đầu tư mạo hiểm không chỉ mang lại tiền, với số tiền này cũng có kinh nghiệm và thông tin liên lạc. - một điều rất quan trọng đối với họ. 

IMMIGRATION - Người Nhập Cư

Có thể nói Israel là quốc gia đã đặt cược vào người nhập cư nhiều nhất: cứ 3 công dân thì có 1 người đã ra nước ngoài và 9 trong số 10 người là người nhập cư, cháu hoặc con cái của người nhập cư. 
Đây là một con số ấn tượng giải thích cho sự tăng trưởng dân số của nó từ 800.000 trong năm 1948 đến hơn 8 triệu ngày nay. 
Vậy trong 60 năm, dân số đã nhân lên 10 lần. Israel thực tế là một ngoại lệ về chính trị và lịch sử. Bởi vì theo tài liệu khi sáng lập của họ mà nói: hiến pháp của họ thể hiện sự cần thiết phải có một chính sách nhập cư cởi mở.
Chúng ra hãy nhìn vào Luật trở lại (vẫn còn hiệu lực) từ năm 1950 nói: 
"Mọi người DO THÁI đều có quyền đến đất nước này như một Oleh" 
Và đừng hiểu sai, đây không phải là vấn đề nhỏ. Nhập cư đã góp phần vào phép màu kinh tế nhiều như bất kỳ yếu tố nào khác. Không có vấn đề gì các chính trị gia dân túy nói, mục tiêu của họ thường chỉ là để có được nhiều  phiếu bầu nhất, quốc gia giàu có nhất thường là quốc gia có nhiều người nhập cư nhất. (đoạn này đá kháy Trump ấy cho bạn nào không hiểu lắm ^ ^)
Kết quả hình ảnh cho trump and immigration

Trong các lý do khác, thường vì người nhập cư có tỉ lệ doanh nhân cao hơn so với dân địa phương và cũng vì người nhập cư giúp tăng cường thương mại quốc tế. đặc biệt với các quốc gia xuất xứ của họ. *một người nhập cư đang giới thiệu món ăn địa phương,, kiểu vậy.

EDUCATION - Giáo Dục

Chất lượng giáo dục Israel gần như là một tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1918, 30 trước khi thành lập nhà nước Israel, những người Do Thái định cư đã thành lập trường Đại Học Do Thái Jerusalem. Israel ngày nay có một trong những tỉ lệ cao nhất những người có bằng đại học, và đất nước đã có rất nhiều thành công với các trường đại học kết hợp với các công ty. Tài chính cho các trường đại học của Israel dựa chủ yếu vào các dự án do công ty tư nhân tài trợ, vì vậy cũng có rất nhiều lý do để các trường đại học cộng tác với họ. Hơn nữa họ đã đạt được tỉ lệ tạo doanh nghiệp tốt nhất trong OECD.
"Chuyển giao kiến thức là cần thiết, đây là cách làm cho trường đại học và thế giới chuyên nghiệp xích lại gần nhau" - Juan Benavides
Vâng, chúng ta đã thấy những chìa khóa chính để tạo nên thành công, nhưng có những yếu tố khác nữa có ảnh hưởng. Ví dụ có "chutzpah" của người Do Thái. Một xu hướng đặt câu hỏi mọi thứ. Nét trong văn hóa Do Thái. 
Các dịch vụ xã hội cũng là một điều đáng ngạc nhiên và quan trọng vì nó giúp cho xã hội và huy động, buộc người trẻ trong nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tương tác. 
Và này phục vụ quân đôi không phải là một điều tuyệt vời.. nhưng tôi phải thừa nhận nó có một số hiệu ứng tiêu cực 
Bây giờ chúng ta cũng có thể thảo luận, ví dụ như cải cách của Netanyahu năm 2003, là điều cần thiết đối với thành công của Israel. Nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn là nên để điều đó trong một video tương lai. 
Điều là, nhờ tất cả những gì chúng ta đã thảo luận ngày hôm nay, kể từ những năm 80, Israel đã tăng gấp đôi dân số, nhân số lượng việc làm lên 4 và tăng trưởng hàng năm trung bình là 4%. Ngày nay GDP bình quân đầu người của nó cao hơn các nước khác như Tây Ban Nha hay Ý. Vậy bạn nghĩ như thế nào ? 
Liệu Israel có củng cố được sức mạnh công nghệ hàng đầu thế giới ?
Mô hình của nó có thể được lặp lại ở các quốc gia khác không ? 
Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới. Và nếu bạn thích video hãy nhấn nút like dưới đây và đừng quên đăng ký cho các video mới vào thứ hai và thứ năm hàng tuần ! 
Cảm ơn bạn đã xem như thường lệ và tôi sẽ gặp bạn trong video tiếp theo ! 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
P/s: should i keep translating these videos but i feel a little bit guilty when do it without author's permission and those article i read about copyright and blabla..