Con người sinh ra không hề tự do như chúng ta tưởng.
Chúng ta không hề tự do về mặt ý chí. Chúng ta có sở thích, mà dường như ai cũng có những sở thích khác nhau, nhưng chúng ta không được tùy ý lựa chọn sở thích của mình, mà chỉ được chọn trong những sở thích chúng ta muốn, và những sở thích này, bị não bộ và thân thể quy định.
Chúng ta không tự do về mặt yêu đương. Chúng ta không được phép tự do yêu bất kỳ một người nào, mà chúng ta chỉ được tự do yêu bất kỳ người nào chúng ta muốn, và bộ não chính là thứ sàng lọc, kiểm duyệt xem chúng ta được phép muốn ai, và ghét ai.
Chúng ta hoàn toàn không được tự do yêu ghét, sự yêu ghét của chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào chuẩn mực đạo đức đương thời, ý thức xã hội đương thời. Chỉ rất ít cá nhân có thể vượt qua (và thật hay là ngày càng nhiều người hơn) được những đàm tiếu xã hội.
Vậy 3 đoạn văn trên tôi đang muốn thể hiện cái quái gì?
Có một điều chắc chắn không ai có thể phản đối, đó là loài người là một loài động vật, và động vật, thì phải mang trong mình những đặc tính của một loài động vật.
Có rất nhiều điều khiến ta cảm thấy rằng con người vượt ngoài ra khỏi khuôn khổ của động vật, để khiến họ cảm thấy rằng mình đặc biệt. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Ý thức, ngôn ngữ và cả "nghệ thuật" - theo nghĩa rộng, không phải là đặc trưng mà chỉ con người mới có.
Trước khi đi sâu vào việc tình dục và đẻ đái, tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm mà chúng ta cho là thần thánh ở loài người, rồi từ đó mới đi sâu vào thuộc tính vốn có của người, với tư cách là một loài động vật.

Con người tạo ra được gắn liền với thiên nhiên

Rất nhiều người trong số chúng ta quên mất rằng, ta gắn chặt với thiên nhiên đến mức nào. Họ quên mất rằng, nhiệt độ trong vũ trụ có thể thấp đến -200 độ C, và lớn đến mức kinh hoàng, vậy mà nhiệt độ trên trái đất chỉ ở một khoảng cực kỳ nhỏ. Các lực tương tác, khối lượng tương đối giữa các vật thể trong vũ trụ để giao động một cách kinh hoàng, nhưng ở trái đát thì chỉ giao động trỏng một khoảng hẹp.
Gia tốc trọng trường, bức xạ, tỉ lệ các hạt... đều như vậy. Dường như, con người gắn chặt và không thể tách xa khỏi trái đất.
Nói như vậy, là đúng, nhưng chưa đủ, vì nhiều người vẫn chỉ nghĩ rằng đấy là một mối liên hệ vớ vẩn. Vậy tôi xin đưa ra những thông tin như sau để các bạn đánh giá.
<i>And God said, Let us make man in our image, after our likeness: and let them have dominion over the fish of the sea, and over the fowl of the air, and over the cattle, and over all the earth, and over every creeping thing that creepeth upon the earth. - Genesis 1:26</i>
And God said, Let us make man in our image, after our likeness: and let them have dominion over the fish of the sea, and over the fowl of the air, and over the cattle, and over all the earth, and over every creeping thing that creepeth upon the earth. - Genesis 1:26
Về mặt ngụ ngôn, Chúa, Nữ Oa, cũng như muôn vàn "thần" khác trên thế giới này tạo ra con người từ mặt đất, hay nói cách khác, từ "đất". Con người rõ ràng là sinh ra từ mặt đất và có những kết nối chặt chẽ với thế giới vô cơ.
Hình ảnh phát triên của phôi thai người ngoài môi trường (IVF) từ ngày 1 đến ngày 5.
Hình ảnh phát triên của phôi thai người ngoài môi trường (IVF) từ ngày 1 đến ngày 5.
Về mặt khoa học, chúng ta cho rằng gene, và các phân tử DNA có thể kiểm soát mọi thứ trong quá trình sống, tuy nhiên không phải thế.
Ví dụ như phôi thai vào ngày thứ 5, có khả năng tự tạo thành hình dạng tròn để bao bọc lấy phần tế bào nội mô ở bên trong. Phần tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành bánh nhau (nhau thai, cũng như túi ối để bảo vệ) và bên trong thì sẽ phát triển thành đứa trẻ hoàn thiện. Đây thuần túy là quá trình hóa - lý mà không có sự can thiệp từ hệ gene.
Hay trong một ví dụ khác, những tổ chức của xương có khả năng gia cố theo phương tác động lực, điều này có nghĩa rằng các xương dài, xương chậu ... sẽ được gia cố một cách vô cơ để có thể chịu được trọng lượng cơ thể người. Hệ gene không hề làm gì, ngoài việc chọn đúng chất vô cơ là Canxi, để quy định tính trạng này.
Những ví dụ như trên còn rất nhiều, như cấu tạo các van tim, cấu tạo lớp màng phổi, màng não, ốc tai ... tất cả đều chỉ ra rằng một sinh vật sống - trong đó có con người - tận dụng tất cả các tính chất lý hóa của thế giới vô cơ và hữu cơ để có thể tồn tại.
Hơn thế nữa, dường như trên trái đất này, con người, và mọi loài khác, có thể ăn thịt lẫn nhau. Sự "ăn thịt" này tạo ra được, bởi vì chúng ta được tạo ra từ những thành phần, theo một cách nào đó, cực kỳ giống nhau, như là protein, acid nucleic, phospholipid. Chúng tương tác qua lại, và, như trò chơi lắp hình của trẻ con, như thể được tạo ra từ cùng một "nhà máy" vậy.
Như một sự trùng hợp với cách lý giải của tôn giáo, con người được tạo ra từ những quy luật của thế giới tự nhiên, được sử dụng và sử dụng được mọi tài nguyên trong đó.
Nhưng tôn giáo, thì khác hẳn với khoa học ở một điểm. Đó là nếu con người được tạo ra - như là một con người hoàn chỉnh - thì sẽ khác biệt rất lớn với tự nhiên, sẽ có những đặc điểm mà không hề có nguồn gốc tự nhiên, chỉ có nguồn gốc thánh thần.
Khác biệt đến mức ta tự coi mình là duy nhất, chúng ta tự coi văn hóa, nghệ thuật, tiếng nói là của riêng loài người. Việc này sẽ dẫn tới những hậu quả trầm trọng mà khiến ta quên đi luôn cả bản chất của loài người - điều mà sẽ được trình bày ngay dưới đây. Tuy nhiên, ngay trước đó, ta sẽ đi tìm bằng chứng chứng minh rằng, con người không "độc đáo" như chúng ta vẫn tưởng.

Con người sinh ra từ tự nhiên, và cũng không khác lắm so với muôn loài

Để phần này không nhàm chán, tôi xin phép được đi thẳng vào những vấn đề mà chúng ta thường cho rằng chỉ con người mới có. Nhưng ngay trước đó, tôi có vài lời muốn nói.
Chúng ta thường cho rằng các loài vật khác không có khả nắng sử dụng công cụ (điều này đã được chứng minh là sai), nhưng những sự hiểu biết hạn hẹp đó, đôi khi lại bắt nguồn từ những hiểu biết sai lầm của chúng ta về loài động vật đó. Voi là một ví dụ.
Suốt một thời gian dài, người ta cho rằng voi không biết sử dụng dụng cụ, vì khi người ta treo một chùm chuối lên cao, và đưa cho voi một cây gậy, thường thường thì, voi không bao giờ sử dụng cái gậy đó để với lấy chùm chuối cả.
Nhưng trên thực tế, cái cách mà voi sử dụng vòi không phải như cách người sử dụng tay. Vòi đối với Voi mà nói,là một bộ phận hết sức nhạy cảm và có thể dùng như "con mắt" để dò đường. Việc sử dụng vòi như đôi tay sẽ không phải là giải phóng sức lao động, mà ngược lại như là chúng ta phải nhắm mắt lại để thực hiện tác vụ vậy.
Sau quan sát trên, người ta đã làm lại thí nghiệm bằng cách cho voi sắp xếp những cái "tháp" mà bắt buộc phải xếp theo những trình tự nhất định thì voi mới đứng lên đó mà lấy được nải chuối, và chỉ trong một thời gian ngắn đáng kinh ngạc, voi đã sắp xếp đúng, và say xưa chén nải chuối thành quả của mình.

Thế nhưng còn "ngôn ngữ" thì sao?

Ngôn ngữ, rõ ràng là thứ mà chỉ loài người mới có. "Ngôn ngữ" ở loài vật, dường như là một thứ bản năng, và chúng chỉ phát ra vậy thôi chứ không bao hàm ngữ nghĩa ở bên trong. Hơn nữa, ngôn ngữ còn mang một đặc điểm, đấy là phân biệt được cá thể này với cá thể khác nữa. Nếu không, bản chất ngôn ngữ thì cũng chỉ như tiếng gầm rống gây giật mình mà thôi.
Tôi xin giới thiệu với các bạn, loài Chlorocebus pygerythrus, một loài "khỉ" có kích thước bé bé tầm như một con mèo, sống chủ yếu ở bờ đông châu phi.
Ảnh của một con <i>Chlorocebus pygerythrus </i>đực. Nhưng phần màu xanh thì tôi không chắc
Ảnh của một con Chlorocebus pygerythrus đực. Nhưng phần màu xanh thì tôi không chắc
Loài này có 4 kẻ thù tự nhiên: báo gấm, đại bằng, trăn, và khỉ đầu chó. Chúng dường như đã phát triển một hệ thống báo động riêng biệt dành cho từng hoàn cảnh khác nhau, và đặc biệt rằng những con non có thể học theo tiếng báo động này để có thể ra tín hiệu cho bày đàn của mình.
Chúng còn biết rằng, những con nào trong đàn là đáng tin cậy, và tin cậy khi chúng ra tín hiệu cho loài gì. Ví dụ, khi chú khỉ A báo động sai liên tục kể cả khi báo gấm xuất hiện, thì bầy khỉ sẽ không cảnh giác khi chú khỉ A báo động "báo gấm" nữa, nhưng vẫn sẽ cảnh giác khi A báo cáo về những kẻ thù còn lại.
Ở một thí nghiệm, khi các nhà khoa học muốn xem xem liệu những tiếng kêu của chúng của mang một hàm nghĩa nào hay không, họ đã cho chúng nghe "tiếng cảnh báo" của một con trong đàn khi có đại bàng, và lúc đó, các con còn lại đều vào trạng thái cảnh giác và nhìn lên trời. Ngược lại, khi cho chúng nghe tiếng cảnh báo về một loài ở dưới đất, chúng cũng có những phản xạ tương tự.
Hệ thống từ vựng của chúng có khoảng 30 từ, và dường như chúng còn phát triển được một "từ" riêng biệt để báo hiệu khi có con người tiếp cận.
Tất nhiên, tôi phải thừa nhận rằng hệ thống sơ khai như trên còn lâu mới đạt đến được trình độ như con người, và còn cách con người xa lắm. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ một cách sâu sắc thì hình thái giao tiếp kể trên, có thể được coi như hình thức sơ khai nhất về cơ sở hình thành ngôn ngữ.

Vậy "nghệ thuật" ở động vật là gì?

Trước khi chứng minh hay đưa ra bất kỳ điều gì, tôi cần phải nói rằng, do khác biệt về mặt chất lượng của trí tuệ, con người rõ ràng, là thông minh hơn những loài khác, có khả năng học hỏi và thích ứng tốt với công cụ hơn và có thể tự tạo ra những công cụ khác biệt cho mình, nên khái niệm của con người về nghệ thuật cũng rất khác. Và, rõ ràng, là ở loài vật dường như không có một hình thức nào đến gần được với "nghệ thuật" của con người, nhưng liệu chúng ta có thể thấy sự tương đồng nào về mặt hành vi hay không?
Tất cả các hình thức nghệ thuật ở loài người, đều không tránh khỏi sự luyện tập và sưu tầm. Ví dụ, người ta luyện tập để chơi được một giai điệu, luyện tập để có cơ thể đẹp, sưu tầm tranh vẽ, hình ảnh, sưu tầm băng đĩa, và tất cả những thứ đó, đều gần như không thể tránh gọi sự phô diễn. Nghệ thuật, nếu không ai ngắm nhìn nó, thì, bằng một cách nào đó, khó có thể gọi là nghệ thuật được.
Ví dụ như ở loài công chẳng hạn, một loài gia cầm với cái đuôi rất đẹp, rõ ràng ngoài việc rỉa lông ra nó không thể làm gì khác hơn ngoài việc mặc kệ cho hệ gene quyết định những màu sắc sặc sỡ ở lông đuôi mình. Nhưng sự trang hoàng này, liệu chúng ta có thấy quen không, khi ngày nay vẫn có hàng ngàn người đang show body của mình lên mạng để khoe khoang và đổi lấy những tương tác từ người khác, hoặc cùng, giới?
Một trong những đặc tính về nghệ thuật khác, đó là sưu tầm. Thì chắc chắn không phải là độc nhất ở loài người.
Chim sẻ lều, một loài thường thấy ở châu Úc
Chim sẻ lều, một loài thường thấy ở châu Úc
Ví dụ như trên đây là loài chim sẻ lều. Thực ra cái "lều" của ảnh trên thì nhìn hơi xấu, nhưng chúng là một loài còn biết chọn cả hạt củ khoai tây để trồng rồi xây lều, cũng như là nhặt những ống hút, nắp chai của loài người - thứ mà trước đây không tồn tại, để xây lều. Và cái lều này, có một tác dụng, đó là để nhử con cái để, và kết cặp.
Những ví dụ trên của tôi, không có ý nói rằng loài vật thực sự có thứ gọi là "nghệ thuật", mà để chỉ ra rằng, những hình thức nghệ thuật mà chúng ta có, đâu đấy có thể quy về việc gây ấn tượng với người khác giới. Nói cách khác đi, động vật, và cả con người, có khuynh hướng "nghệ thuật" vì bộ não trao thưởng để các loài này thực hiện. Và sự trao thưởng này chỉ có hai ý nghĩa. Một, là để sinh tồn, hai, để duy trì nòi giống.
Nhưng đến khi trí tuệ bị kéo đi quá xa, chúng ta không thể tưởng tượng được căn nguyên ban đầu của nó nữa.
Tức là, chúng ta vô thức khoe khoang thân thể, đồng thời, chúng ta cũng vô thức che đậy thân thể và dè bửu những người khác chúng ta, chúng ta cũng vô thức chạy theo những hình thức nghệ thuật nào đó mà không hiểu rằng, bản chất việc ta có thể có hứng thú, thích thú với bất kỳ thứ gì thực tế là do não bộ điều khiển, não bộ tạo ra dopamin như một cơ chế "ban thưởng" cho chúng ta khi ta hoàn thành một hướng nào đó phù hợp để cho loài người có khả năng sinh sôi, và trong đó, là khả năng sinh sản.

Nô lệ của bộ não và tiến hóa - con người hiện tại

Béo phì, sự phân biệt

Rõ ràng là, kể cả khi bạn không có, thì rất nhiều người có ác cảm với người béo. Hàng ngàn người sẵn sàng lao vào lăng mạ những người béo, và chửi họ chả vì cái lý do gì cả. Nhưng nếu chúng ta nghĩ một cách bản chất, là tại sao người ta lại chửi vì người khác béo?
Nhiều người trả lời đơn giản là vô giáo dục.
Nhưng vô giáo dục thì tại sao chúng ta lại chửi người khác béo?
Nhiều người bảo là vô giáo dục và tính bày đàn, tưởng thế là hay
Ừ, thế nhưng tại sao, tại sao lại tưởng thế là hay?
Nhiều người bảo rằng: "Người béo thì ăn hết cơm của chúng mày à?"
Câu hỏi này làm tôi bật cười, vì nếu chúng ta ngụy biện một chút, thì câu trả lời có thể đúng là như thế thật, vì có lẽ xa xưa lắm, khi lương thực kiếm chỉ vừa đủ ăn và chúng ta chưa tích lũy được quá nhiều nông sản đến mức dư thừa, thì một người béo, ăn nhiều hơn so với những người khác, và bầy người bắt buộc phải nuôi một kẻ như vật, thì thực khó chịu biết bao, và rằng điều này đã in vào gene của họ rồi.
Nhưng tôi không cho rằng câu trả lời đơn giản như vậy. Phải nhìn nhận một cách công tâm, rằng cho dù là vì lý do gì, thì những người đi lăng mạ người khác kia, cảm thấy "thích", thấy thoải mái khi chửi người khác béo, bộ não "trao thưởng" cho việc họ chửi người khác béo. Nếu không thì họ chẳng làm làm gì?
Suy rộng hơn, dường như bất kỳ sự khác biệt nào đều bị chửi bới và lăng mạ, chứ không riêng gì béo. Răng to quá, nốt ruồi to quá, tóc xoăn quá ... Vậy nguyên nhân là gì?
Có một nghiên cứu rất hay, đã cho thấy rằng con người có xu hướng bắt cặp, và có con với những người có những đặc điểm giống mình, những đặc điểm này, nực cười đến mức không thể tin được. Hai vợ chồng thường có độ dài của dái tai giống nhau, khoảng cách giữa 2 mắt giống nhau và khoảng cách từ mắt đến lông mày không quá lệch nhau. Cũng như là hàm răng (kích thước), độ dài của hàm ... tương tự như nhau. Thật không thể tin được! Vì tôi dám chắc rằng chưa từng có một ai để những tiêu chí trên vào tiêu chí lựa chọn bạn tình của mình cả, nhưng những thứ đó, lại còn liên quan đến khả năng bắt cặp hơn cả so với tiền tài và địa vị xã hội, và những thứ "ngoại hình" khác.
Con người thường tránh xa những thái cực, tức là cực đẹp, hoặc cực xấu, họ có thể ngắm nhìn thôi chứ không muốn động vào. Nguyên nhân có lẽ là bởi vì, sự kết hợp giữa những thái cực đó thường tạo ra cái chết.
Ví dụ như trong tự nhiên, sự kết hợp giữa răng lớn và hàm nhỏ, sẽ tạo thành một bộ răng lộn xộn, đứa trẻ được tạo ra sẽ không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, và cuối cùng không để lại hậu duệ nào. Kết cục là loài người về sau sẽ tránh những người có hàm răng quá khác mình.
Hay ví dụ như việc bắt cặp giữa những đôi quá to và quá nhỏ, kích thước thai lớn khiến cho thai kỳ trở nên quá nguy hiểm cho nữ giới, và như thế cũng giảm cả tỉ lệ thành công của thai kỳ. Điều này khiến cho người ta dường như "sợ" những người quá to hoặc quá bé.
Những sự phân biệt này, dường như đã được ăn vào gene của một người, vào tâm thức xã hội, khiến cho chúng ta tự dưng có cảm tình, hoặc thấy ghét một người nào đấy mà không thể nào mô tả được bằng lời. Tất cả, chỉ để duy trì được xã hội thông qua sinh sản.

Khoe thân, sự khao khát

Khoe khoang thân hình là một điều hiển hiện trên mạng xã hội. Nhiều người thì thấy phản cảm, nhiều người thì thấy bị xúc phạm. Nhưng điều mà tôi thấy buồn cười nhất là người khoe thì không thể hiểu được tại sao mình lại khoe, còn người chửi thì cũng lại không rõ ràng được tại sao mình lại đi chửi. Tất cả chỉ vì một thứ hơi mơ hồ, núp bóng "chuẩn mực xã hội".
Sự khoe thân này, núp bóng rất nhiều hình thức khác nhau. Nhưng rõ ràng là xã hội thích thế, chẳng hạn như khi khoe thân ai cũng vào chửi, hoặc chẳng ai quan tâm, thì liệu rằng ai lại đi khoe thân làm gì. Chúng ta thấy rất rõ hành động này, có gì đấy cũng tương tự như cách các loài động vật tiếp cận người bạn tình của chúng vậy.
Việc khoe thân này, còn có một mức độ cao hơn nữa, cao đến mức cực đoan và rơi vào trường hợp 1, đấy là tập đến mức phì đại cơ bắp, hay còn nói cách khác là tập thể hình.
Không phải bàn cãi, ít người lại có thể "hứng tình" với một anh cơ bắp cao to vạm vỡ được, nhưng thực tế tiến hóa cũng chứng minh rằng, việc khoe khoang về hình thể này không chỉ là để khoe với các đối tượng khác loài, mà còn là cùng loài nữa.
Một mặt, cơ thể người hoạt động cũng giống như con công vậy. Đuôi dài ở con công đực, rõ ràng là làm giảm đi lợi thế của nó khi đối diện với kẻ săn mồi. Nó sẽ khó thoát khỏi kẻ săn mồi hơn, và như thế, rõ là chúng phải tuyệt chủng chứ không thể nào sinh sản được. Nhưng trên thực tế, dường như cái đuôi của chúng lại là công cụ thể hiện rằng:"Tao có cái đuôi cồng kềnh thế mà tao vẫn thoát khỏi kẻ săn mồi được, thì tao phải có cơ bắp kinh khủng đến thế nào"
Và thế là, con cái, thay vì phải nhìn và đánh giá những tín hiệu thực tế, thì chỉ cần nhìn vào cái đuôi nổi bật, để từ đó chọn ra con đực của mình.
Không chỉ để show off cho con cái, những thứ đó dường như còn là một thứ chứng minh với các con đực nữa, và các con đực khác, cũng không thể có thời gian chờ con đuôi dài kia "thực chiến" thế nào, mà chỉ nhìn vào tín hiệu giả - là cái đuôi của nó, để quyết định.
Vậy nên, ở những người tập thể hình, ta thấy một điều tương tự. Cơ bắp, khi vượt ngoài giới hạn "đẹp", bắt đầu trở thành công cụ để đàn ông ra vẻ, và đọ sức với nhau, khi đó, mặc dù điều này vẫn mang nguồn gốc để làm con đực đầu đàn có sự lựa chọn để duy trì nòi giống tốt nhất, nhưng nó lại vượt lên trên cả căn nguyên ban đầu của nó, mà chính người thực hiện cũng không hiểu tại sao.
Bảng so sánh kích thước dương vật giữa 4 loài
Bảng so sánh kích thước dương vật giữa 4 loài
Dương vật, chính là một trong những thứ "lừa" như vậy. Đã bao giờ các bạn thắc mắc tại sao con trai, đàn ông, lại đùa nhiều về kích thước dương vật đến vậy, và rõ ràng phụ nữ thì có quan trọng về kích thước thật, nhưng lại không thích to quá, trong khi đàn ông thì lại thích càng to càng tốt?
Dương vật của con người là rất to, nếu xét theo tỉ lệ, là to nhất trong các loài cùng họ, còn nếu so về khả năng thụ tinh, thì chắc chắn to gấp nhiều lần so với kích thước cần thiết để có thể thụ tinh thành công.
Bảng so sánh kích thước tinh hoàn, dương vật, bộ phận sinh dục nữ (ngực) ở các loài khác nhau.
Bảng so sánh kích thước tinh hoàn, dương vật, bộ phận sinh dục nữ (ngực) ở các loài khác nhau.
Điều này cũng như nói lên, 1 hoặc 2 inch thịt thừa đấy cũng không khác gì cái đuôi của con công cả. Vì nguồn tài nguyên để sinh trưởng và phát triển là vô cùng quý giá, phần thừa đấy như nói lên rằng "Hãy trông này, tôi chẳng cần 100 gram đấy để cho não bộ, vì tôi quá đủ thông minh và khỏe mạnh rồi, nên tôi nhét hết vào dương vật".
Và, cũng như trường hợp thể hình, khi dương vật vượt quá chiều dài của âm đạo, thì khi đó dương vật lại thành thứ để giống đực đem ra khoe khoang với nhau, chứ cũng không có tích sự mấy ở trong việc duy trì nói giống.
Qua đây cũng gián tiếp thể hiện rằng, các cuộc cạnh tranh về mặt xác thịt, đánh nhau, thể thao ... cũng đâu đấy mang xu hướng nhằm chứng minh sự vượt trội, để có khả năng để lại nòi giống tốt nhất.
Ngoài ra, còn một điều nữa mà chúng ta có thể tưởng tượng nó có căn nguyên từ loài vật, nhưng lại không hiểu được sau đó là gì, đấy là trang điểm.
Phụ nữ xuất hiện ở nơi công sở với má hồng và son đỏ chót, phụ nữ ra đường thường tô son như một lớp trang điểm. Nhưng điều này có phải là ngụy trang gì không?
Câu trả lời, thực ra là có. Lớp trang điểm này ngụy trang cho việc khi máu dồn về mặt nhiều hơn, các mạch máu nở ra, và đối tượng nữ này sẵn sàng cho việc thực hiện hành vi sinh sản. Khi trang điểm như vậy, nam giới sẽ thấy nữ giới quyến rũ hơn rất nhiều, tăng khả năng bắt cặp của nữ giới.
Tuy nhiên, các bạn cũng đừng dại gì mà nói với một người phụ nữ rằng, các bạn trang điểm chỉ để lừa đàn ông. Vì như đã nói ở trên, ngoài căn nguyên là để bắt cặp ra, những hành động này thực sự có tác dụng gây ấn tượng với chính người cùng giới nữa. Vậy nên, nhiều người phụ nữ đã nó với tôi rằng: "Không trang điểm, chị như đang cởi chuồng mà đi ra đường vậy".

Nghi thức, sự trói buộc

Về mặt hệ thống đạo đức và tâm lý xã hội nói chung, và quan hệ người với người nói riêng, thì tôi thấy rằng quan hệ hôn nhân là thứ quan hệ kém tự nguyện và kém bền vững nhất.
Không ít những trường hợp, người ta lừa đối phương vào một cuộc hôn nhân, không ít các trường hợp và thường khi khi kết hôn rồi, đối phương đổi hẳn tâm tính.
Tôi có quan sát, cũng như đặt câu hỏi cho khoảng 90 người quanh tôi, một cách cẩn thận, rằng: "Nếu như bố mẹ của bạn có được nhận thức khai phóng như bây giờ, thì tỉ lệ mà bố mẹ của bạn ly hôn sau 3 năm, nếu như không có con chung với nhau, là bao nhiêu %". Bất ngờ rằng, cả 90 người được hỏi đều trả lời là 100%. Ngoài ra, tôi cũng dám chắc rằng hầu hết những cặp đồng trang lứa với tôi cũng rơi vào hoàn cảnh muốn ly hôn lắm rồi, nhưng vì ràng buộc mà không dám ly hôn vậy.
Vì đúng như vậy, hôn nhân là một hình thức ổn định xã hội, nếu không có hôn nhân, ai sẽ là người được chỉ định để nuôi con cái? Vì khi đó người ta không biết đứa con mang trong bụng kia là của ai, họ không có trách nhiệm và nghĩa vụ để nuôi con của kẻ khác. Bây giờ cũng vậy thôi, rõ ràng chuyện nuôi con của chính mình là vô cùng quan trọng.
Vì sự ổn định của xã hội này, chuyện tình dục trước hôn nhân cũng là một điều gì đấy bị xã hội này đàm tiếu. Vấn đề này có thể được đưa ra để bàn luận riêng, vì nó xứng đáng là như vậy. Nhưng cần phải nói rằng, ngay cả những người phản đối việc tình dục tự do, cũng chính là vì họ sợ rằng họ mất đi khả năng duy trì nòi giống, họ sợ rằng xã hội mà họ tạo ra không chấp nhận họ theo quy chuẩn đạo đức hiện hành, chứ cũng chẳng phải là lý do gì cao cả.
Nên, mặc dù chính tôi cũng không chấp nhận, và cũng không bao giờ chấp nhận, nhưng tôi lại có khuynh hướng cho rằng sự tự do hóa về tình dục, một phần nhỏ, cũng là khiến xã hội thoát khỏi những xiềng xích đang trói buộc chính tư duy con người về chuyện chúng ta là con, hay là người.

Nghiện ngập, sự lừa dối

Nghiện ngập, rõ ràng là không có gì hay cả, nhưng có những thứ ta biết rõ ràng là độc hại và không tốt, nhưng vẫn có hàng ngàn người ngoài kia thử nó.
Các cháu học sinh cấp 3, chui vào nhà vệ sinh khai mù hút thuốc, và thấy thế ngầu kinh. Các cháu choai choai gầy như cây sậy, khép chân như thể không có dương vật, đánh võng trên con xe wave, dream thái, không phải là hình ảnh xa lạ gì. Trông thật phản cảm, nhưng tại sao các cháu lại làm như vậy cơ?
Một chú Linh đương đang nhảy lên, ngay trước mặt kẻ săn mồi.
Một chú Linh đương đang nhảy lên, ngay trước mặt kẻ săn mồi.
Nó như một loại bản năng nguyên thủy vậy, và có hai cơ chế để có thể giải thích được nó theo sinh tiến hóa.
Thứ nhất, như cơ chế đã nói ở trên, dường như con ngươi ta bị thu hút bởi những thứ độc hại và phát tín hiệu giả rằng: "Đấy, ngay cả những thứ này còn không giết được ta, thì có là gì đâu". Chẳng vì thế mà đến tận ngày nay, chúng ta vẫn thấy có nhiều người huênh hoang là họ uống được nhiều rượu, hút được nhiều thuốc là gì.
Thứ hai, để giải thích tại sao lại có sự kích hoạt hiểm nguy trên, ta có thể kiếm những bằng chứng từ thế giới loài vật, ví dụ như là những con Linh Dương chẳng hạn, khi thấy thú ăn thịt, thay vì ngay tức khắc chạy đi, chúng lại nhảy lên tại chỗ, càng cao càng tốt.
Điều này như là một tín hiệu để cho loài săn mồi thấy được rằng, nó thực sự rất khỏe, và đuổi thì chắc gì đã đuổi được. Loài săn mồi thì cũng từ đó mà đánh giá xem có nên đuổi theo hay không. Dù rõ ràng nhảy giỏi thì chắc quái gì đã là chạy nhanh. Nhưng các bạn đừng quên rằng, tự nhiên thực sự rất tàn khốc. Một chú báo săn, chỉ có thể bứt tốc khoảng 4 lần (hoặc nhiều hơn, nhưng không nhiều được như loài người đâu) trước khi kiệt quệ vì hết calo, và như thế là cả đàn con của nó sẽ phải chết đói, vì vậy, mọi nỗ lực đều phải tính toán kỹ càng.
Những điều nói trên, cũng phần nào tìm hiểu được việc tại sao con người lại thích những trò chơi mạo hiểm đến thế. Và cơ chế trao thưởng cho sự tham gia vào những trò nguy hiểm này, đến từ căn nguyên thú vật.

Kết lại

Loài người không đặc sắc đến vậy, và nếu để tìm căn nguyên, thì gần như tất cả các hành động, hành vi của xã hội loài người, đều có thể tìm thấy ở loài vật. Thấu hiểu được những hành vi này, là cơ sở để điều chỉnh hành vi của chính chúng ta, để thành một người tốt hơn, tránh những sai lầm thú vật.