Sau 10 năm, đội tuyển Việt Nam mới lại thêm một lần nữa lọt vào tới chung kết của giải đấu lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với một thế hệ được coi là "gà nòi" cùng một HLV vô cùng tài tình nhờ khả năng ứng biến linh là Park Hang Seo, rõ ràng tham vọng của chúng ta còn lớn hơn thế rất nhiều: lần thứ 2 lên ngôi ở AFF Cup. Để làm được điều đó, ĐT Việt Nam cần tiếp tục phát huy những thế mạnh và cải thiện thêm những yếu điểm còn tồn tại. Vậy, những yếu tố đó nằm ở đâu?
Có một sự thật phải thừa nhận, Việt Nam dưới tay thầy Park đã thay đổi quá nhiều so với các đời HLV trước. Trước kia, với những ai theo dõi bóng đá Việt Nam một cách thường xuyên thì sẽ dễ dàng nhận ra rằng chúng ta luôn áp đặt tấn công đối thủ một cách chủ động, thiên về kiểm soát bóng và làm chủ trận đấu. Nhưng cũng với lối chơi đấy, đã không dưới một lần, ĐT Việt Nam đều đã thất bại thảm hại ở các giải đấu khu vực và châu lục mà việc bị loại ở 7/9 lần vào bán kết AFF Cup trước năm 2018 là minh chứng điển hình nhất.
Thế nên, khi lên nắm quyền Việt Nam, ông Park Hang Seo đã quyết thay đổi cái tư duy chơi bóng đó khi đa phần từ trước đến nay, cứ hễ kiểm soát bóng nhiều và áp đảo đối thủ thì thường là chúng ta lại hay thua. Một điều khá lạ nhưng lại rất đúng với các lứa cầu thủ của Việt Nam khi có thể nền tảng chiến thuật của ta tốt nhưng lại yếu về tâm lý và bản lĩnh dẫn đến việc không ghi được bàn và hay thua ở những tình huống lãng xẹt. 
Dưới sự chỉ đạo của HLV người Hàn, sự biến đổi rõ nhất đến từ chính lối chơi của Việt Nam, chỉ có điều nó đối lập hoàn toàn so với quá khứ trước đây. Ông áp dụng cho "Những ngôi sao vàng" chơi phòng ngự phản công với ba biến thể chính mà phải nói rằng, rất phù hợp với tốc chất và con người của đội tuyển là 3-4-3; 5-3-2 và 5-4-1 mà ở đó những tiền vệ trung tâm chính là "mỏ neo" , cốt sách trong mọi ý đồ chiến thuật của ông thầy người Hàn. 
 Vị trí tiền vệ trung tâm luôn là khu vực có nhiều biến đổi nhất trong bất cứ chiến thuật nào của Việt Nam nhưng lại chính là nơi giúp đội tuyển VN chơi  phòng ngự phản công theo dụng ý của thầy Park hiệu quả nhất.  Ở đây, bắt đầu với biến thể 3-4-3 kim cương khi nó được coi là chiến thuật phổ biến nhất của ông Park kể từ khi cầm quân ĐT Việt Nam. Trước hết, để chơi theo theo sơ đồ 3-4-3, nếu muốn kiểm soát tuyến giữa tốt để thực hiện các đường chuyền ở cừ ly ở trung bình ngắn với những cầu thủ ở hàng thủ và các tiền vệ, Hùng Dũng và Đức Huy dĩ nhiên là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, cả 2 đều mạnh ở tranh chấp nên có thể giảm tối đa áp lực cho hàng phòng ngự trước khi bóng được luân chuyển đến 1/3 sân của đội nhà. Nhưng ngược lại, kiểm soát tốt khu trung tuyến với Đức Huy và Hùng Dũng không đồng nghĩa với việc chúng ta có nhiều hơn ý tưởng tấn công hơn khi cả Hùng Dũng và Đức Huy đều không phải là mẫu cầu thủ mạnh ở khía cạnh quan sát và nhìn thấy khoảng trống và tung ra những đường chuyền chết người. 
Nếu muốn phát huy được điểm mạnh của các tiền đạo ở tuyến trên bằng lối chơi phản công và nhường lại thế trận cho đối thủ, Xuân Trường sẽ trở nên hữu dụng hơn. Xuân Trường không mạnh để giúp chúng ta cân bằng tuyến giữa cả trong tấn công và phòng ngự nhưng lại rất nguy hiểm ở những đường chuyền dài và phát hiện ra khoảng trống ở phía sau hậu vệ và trung vệ của đối phương. Với Xuân Trường và bên cạnh là Hùng Dũng hoặc Đức Huy, có thể chúng ta sẽ không kiểm soát thật tốt khu vực giữa sân bằng cặp Hùng Dũng- Đức Huy nhưng sẽ rất phù hợp nếu ĐT Việt Nam chơi theo kiểu rình rập để chớp thời cơ phản công. Thật ra, ngoài Xuân Trường, Việt Nam cũng không còn ai có thể chơi ở vị trí trung tâm để phát động tấn công và luân chuyển bóng lên phía trên khi QH đã được tra về đúng cánh trái sở trường nên nếu Xuân Trường không có trên sân, thầy trò ông Park phần lớn sẽ cầm bóng sẽ cầm tuyến giữa tốt hơn nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ khó chơi phản công hơn khi khoảng trống để đánh trung lộ và ra hai nách của đội bạn sẽ không xuất hiện nhiều.
Mà lại, để cân đối cặp tiền vệ trung tâm, ông Park sẽ hướng đến phương án là 1 công 1 thủ. Ở đây, Xuân Trường thì rất mạnh ở phát động tấn công và điều phối bóng lên 1/3 sân đối thủ. Còn Hùng Dũng và Đức Huy thì lại kiểm soát và điều tiết trận đấu theo chiều hướng tích cực cho chúng ta phải nói là trội hơn hẳn Xuân Trường hay cả Huy Hùng nhưng lại thất thế hơn cầu thủ của HAGL ở khả năng chuyền bóng và khai thác lỗ hổng ở hàng thủ đối phương, nhất là trong thế trận phản công.
Xuân Trường- Đức Huy- Hùng Dũng- ông Park sẽ tin tưởng ai ở chung kết với Malaysia ở vị trí tiền vệ trung tâm?
Trong sơ đồ 3-4-3, Việt Nam còn một tiền vệ nữa là Huy Hùng nhưng đây cũng là một tiền vệ trụ có xu hướng phòng ngự và cầm nhịp giống như Đức Huy và Hùng Dũng nên sẽ chỉ thật sự phù hợp nếu Việt Nam áp đặt được đối thủ nhưng đây lại không phải là lối chơi được thầy Park ưu tiên vào thời điểm này ở đội tuyển. 
 5-3-2 cũng là một chiến thuật nữa mà thầy Park rất ưa thích bên cạnh 3-4-3. Với 5-3-2, ý đồ chơi phản công của ông càng trở nên rõ nét hơn khi từ 3 trung vệ trong chiến thuật 3-4-3 có thể ngay lập tức hoán đổi thành 5 cầu thủ phòng ngự với Văn Hậu- Trọng Hoàng ở hai cánh tùy vào diễn biến trận đấu. Thậm chí cả Đức Huy và Văn Đức (cánh phải) hay Hồng Duy (cánh trái) cũng đều có thể chơi tốt ở vị trí hậu vệ cánh trong trường hợp hai cầu thủ kể trên không ra sân. Khi đó, hai tiền vệ trung tâm vẫn là vị trí bị xáo trộn nhiều nhất nhưng với 5-3-2- một chiến thuật đề cao lối chơi phòng ngự từ xa và chắc chắn ngay từ khu trung tuyến thì cặp Hùng Dũng- Đức Huy vẫn nhiều khả năng được chọn lựa trước. Mặt khác, với biến thể 5-3-2 khi thủ ,để chuyển đổi sang 3-5-2 khi công với sự áp đảo số lượng ở tuyến tiền vệ cùng sự xuất hiện của Xuân Trường, thầy Park có thể dễ dàng tạo ra sự đột biến và nét mới nếu chúng ta đang có một thế trận bất lợi và cần ghi bàn.
Nhưng với biến thể 5-3-2, có một sự khác biệt duy nhất ở vị trí tiền vệ trung tâm so với 3-4-3. Nếu như sơ đồ 3-4-3 chỉ cần tối đa là 2 cầu thủ ở trung tâm cộng thêm 2 wings back dâng cao hỗ trợ thì với 5-3-2, có thể xuất hiện thêm người thứ 3 ở giữa sân. Với cách chơi này, Quang Hải sẵn sàng lùi xuống chơi như tiền vệ trung tâm bên cạnh Xuân Trường và Đức Huy như tại VCK U23 châu Á ở Thường Châu nhưng cũng sẽ nhanh chóng trở lại đá tiền đạo lùi khi đội tổ chức các dợt tấn công để tìm kiếm cơ hội ghi bàn. Nó đã từng được vận hành rất thành công ở giải đấu tại Thường Châu khi cả Văn Đức hay Công Phượng đều rất đa năng và chơi được nhiều vị trí khi khoảng trống Quảng Hải để lại, VĐ có đủ khả năng để chiếm lĩnh trong khi CP thạm chí có thể đá cắm. Nghĩa là, sự thay đổi của 5-3-2 so với 3-4-3 chỉ nằm ở việc gia tăng thêm một người ở vị trí giữa sân để tổ chức lối chơi và điều tiết trận đấu thoe hướng có lợi cho chúng ta. Vả lại, chất lượng tấn công sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Ngoài ra, 5-4-1 cũng là sơ đồ mà ông đã từng dùng thử nghiệm rất thành công như tại U23 châu Á  hồi đầu năm với Công Phượng chơi cắm và Văn Đức và Quang Hải ở hai cánh luôn luôn lùi xuống hỗ trợ cho phòng ngự và vì thế, áp lực mà cặp tiền vệ trung tâm phải chịu ở Thường Châu đã được giảm tải thấy rõ. Ở chung kết AFF Cup với Malaysia, với thế trận theo dự đoán là phòng ngự phản công cũng không ngoại trừ khả năng là ông Park chỉ cắm một mình Anh Đức hay Tiến Linh ở phía trên để tăng thêm quân số ở hàng tiền vệ và giúp cho chúng ta có thể tránh khỏi những pha đánh vỗ mặt hay phản công nguy hiểm. Mấu chốt nằm ở cặp tiền vệ trung tâm, nếu có thể nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ những wings back và hai tiền vệ cánh, khả năng bị đánh vào trung lộ sẽ thấp hơn và cơ hội giành chức vô địch cũng sẽ rộng mở.
Hơn nữa, việc ông Park cho đội tuyển Việt Nam chơi vào sơ đồ nào còn phụ thuộc rất nhiều vào cặp tiền vệ trung tâm sẽ gồm những ai. Việc ông chọn chiến thuật chơi bóng luôn tạo ra bất ngờ khi từ 3-4-3, 5-3-2, 5-4-1, thầy Park Hang Seo sẽ có thể tạo ra sơ đồ chiến thuật 4-1-4-1 như trận đấu với Campuchia trong những phút cuối khi Đình Trọng bất ngờ được đẩy lên chơi tiền vệ đánh chặn để hỗ trợ cho 1 tiền vệ công lúc đó là Quang Hải và cũng là một cách để đảm bảo chắc chắn hơn cho hàng thủ 4 người ở tuyến dưới.
Kết lại, có thể thấy, chơi phản công đã là một đặc sản của thầy Park nhưng chơi phản công như thế nào và việc bố trí các biến thể chiến thuật ra sao, có đến 80% là sẽ xuất phát từ cặp tiền vệ trung tâm là ai? Bởi đơn giản, tiền vệ trung tâm chính là lá phổi trong bóng đá.
Malaysia sẽ chơi kiểm soát bóng
Đối thủ của chúng ta ở chung kết là đội tuyển Malaysiavà cũng như VN chúng ta, nhiều người đã được thấy một Malaysia rất khác so với thời kỳ mà họ từng thống trị Đông Nam Á từ 2009-2011. Dẫn dắt họ là HLV Tan Cheng Hoe- một HLV mang nặng tư tưởng và triết lý bóng đá của Tây Ban Nha đó là lối chơi kiểm soát bóng với nền tảng là một hàng tiền vệ chơi rất sáng tạo và đột biến. Những pha ban bật bóng nhỏ, kỹ thuật khiến cả Thái Lan hay Việt Nam ở vòng bảng phải thu mình về phần sân nhà, rõ ràng Malaysia có đầy đủ dáng dấp của 1 đội bóng thống trị bóng đá khu vực trong tương lai không xa, bên cạnh thế hệ Vàng của những Quang Hải, Công Phượng,... 
Thật sự mà nói, người Malaysia đang chơi thứ bóng đá mà họ chưa bao giờ dám chơi trước đây, điều mà ngay cả Thái Lan và Việt Nam cũng không vận hành nhuần nhuyễn đến như vậy ở giải năm nay. Họ luân chuyển bóng rất nhanh, có tốc độ và cực kỳ đẹp mắt. Rõ ràng, so với cách chơi bóng dài và thể lực dưới thời HLV Rajagopal từ 2009-2011, ccáh chơi này hiện đại hơn rất nhiều và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với mọi ông kẹ trong khu vực.
Có đến hơn 60%, trong trạn chung kết ở Malaysia, đội chủ nhà sẽ chơi chủ động và ép sân nhưng đó lại là điều mà Park Hang Seo mong muốn. Thầy Park đã từng giăng ra cái bẫy để người Mã dâng lên và sập vào khi hai đội gặp nhau tại Mỹ Đình hôm 16/11. Có thể, trong 2 lượt trận chung kết, triết lý phòng ngự- phản công của chúng ta sẽ lại là bài toán khiến Malaysia phải lo sợ. Khi đó, người ta sẽ lại băn khoăn là ông Park sẽ bố trí ai chơi tiền vệ trung tâm. Cặp Quang Hải- Xuân Trường như ở vòng bảng gần như bị bài trừ sau trận đấu với Myanmar và ai đá chính, nó còn tùy thuộc vào việc thế trận mà chúng ta muốn chơi sẽ là gì?
Đá sân khách ở lượt đi nhưng chắc chắn, Việt Nam sẽ cần bàn thắng để làm vốn trước khi trở về Mỹ Đình và khi đó, có thể Xuân Trường sẽ được tính đến như là một cầu nối luân chuyển bóng giữa tiền vệ và tiền đạo bên cạnh Hùng Dũng- người được cho bình tĩnh và chính xác hơn ở những tình huống xử lý cuối cùng hơn một Đức Huy tuy chắc chắn nhưng còn khá nóng vội. Còn nếu chơi theo kiểu cầm và giữ bóng chắc ở tuyến giữa để pressing và bóp nghẹt sự sáng tạo của đối thủ thì Đức Huy và Hùng Dũng phải chăng sẽ được tin tưởng? Phương án 2 nếu xét trên logic, sẽ là hợp lý hơn khi chúng ta cần cầm bóng an toàn và tránh việc bị đẩy lùi quá sâu về sân nhà khi Malaysia có thể tung ra những cú sút ở tuyến 2 và họ không chỉ mạnh ở tấn công biên mà đánh trung lộ cũng rất hay với tiền đạo Talaha hoạt động rộng.

So với Xuận trường, Hùng Dũng- Đức Huy đáng tin hơn nhờ khả năng giữ và cầm bóng tốt hơn?
Aidil Zafuan Radzak,  hai tiền đạo chủ lực Zaquan Adha Radzak và Norshahrul Idlan Talaha chính là 3 nhân tố chính cho lối chơi kiểm soát bóng cho Malaysia khi họ luôn luân chuyển bóng từ dưới lên và đi qua cả ba tuyến. Bên cạnh đó, Safawi Rashid- người từng ghi 2 bàn vào lưới Hàn Quốc cũng là một cái tên đặc trưng khác cho lối chơi áp đặt của người Mã. Nếu có thể chủ động trong cầm bóng nhờ sự máu lửa của cặp tiền vệ trung tâm khiến Malaysia không thể điều khiển trận đấu dựa trên lối chơi kiểm soát khu trung tuyến, đó sẽ là điều mà thầy Park trông chờ ở tuyến giữa ở 2 trận đấu tới đây, đặc biệt là trận lượt đi trên sân đối phương.
Không ngoa khi nói rằng, việc Việt Nam có lên ngôi vô địch hay không, sẽ dựa rất nhiều vào bộ xương sống của những người chơi tiền vệ trung tâm khi hàng thủ và hàng tiền đạo đều đang chơi quá ổn. Tất cả nằm ở thầy Park và tài điều binh khiển tướng của ông sẽ quyết định xem chúng ta có chạm đến ngai vàng Đông Nam Á lần thứ 2 trong lịch sử hay không.