Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung đã và đang đẩy thế giới vào tình trạng phân hoá trong cách sử dụng, tiếp cận công nghệ. Hai nước đều muốn nhân rộng phạm vi đồng minh sử dụng vốn công nghệ của mình rộng khắp toàn cầu. Việc tạo dựng ảnh hưởng công nghệ cấp độ toàn cầu là ưu tiên chính sách mang tầm dài hạn trong công cuộc củng cố quyền lực trên bình diện quốc tế.
Những hành động đó tác động đến chính sách hội nhập công nghệ quốc tế của Việt Nam như thế nào? Sự lựa chọn nào cho Viet Nam về việc áp dụng công nghệ của Mỹ hoặc Trung Quốc? Việc lựa chọn có thể dẫn đến các phản ứng và thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam về tiếp cận công nghệ trong tương lai hay không?... Đó còn là điều đang ở phía trước. Bài viết này chỉ có mong muốn khái quát sự thay đổi gần nhất về những điều chỉnh tiếp cận công nghệ của ba nước Mỹ, Trung và Viet Nam trong mối lương duyên đầy biến động và phức tạp này.
Nguồn ảnh: pixabay.com
Nguồn ảnh: pixabay.com
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chủ trương ưu tiên sử dụng công nghệ với các đối tác chiến lược. Điều này đã được ghi rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2021: “tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đa dạng hóa hợp tác quốc tế, ưu tiên hợp tác với các đối tác chiến lược."  Rõ ràng, khi sử dụng hàm ý ngôn từ “đối tác chiến lược”, Việt Nam lưu ý đến việc ưu tiên hợp tác với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ứng xử của Việt Nam với công nghệ của Mỹ và Trung Quốc được xác định ngắn hạn trong kế hoạch 5 năm của một Đại hội Đảng để thực hiện chiến lược đối ngoại chung. Phía Việt Nam hiểu rằng dù có tranh thủ một vài thắng lợi nhỏ trong cạnh tranh công nghệ của hai nước lớn nhưng rất có thể gây tổn hại đến sự ổn định lâu dài trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc thì đó là sự thất bại toàn diện. Do vậy, hành xử của Việt Nam không đơn nhất là tận dụng lợi ích công nghệ trong tranh chấp mà sức mạnh công nghệ nó được đặt trong cái chung của mối quan hệ ngoại giao tổng thể với Mỹ và Trung Quốc. Chính vì thế, hành xử của Việt Nam cần phải dung hoà giữa cái riêng và cái chung vừa để giải quyết tác động của cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung vừa đảm bảo thế cân bằng trước quan hệ ngoại giao.
Nguồn ảnh: pixabay.com
Nguồn ảnh: pixabay.com
Đối với công nghệ Mỹ, ứng xử của Việt Nam thường chủ động hợp tác sâu rộng nhưng không quá ồn ào và khoa trương. Nền tảng công nghệ khoa học cơ bản tại Mỹ từ sớm đã phát triển nên những sáng chế công nghệ mang tính hữu hiệu vô cùng lớn trong giai đoạn thúc đẩy phát triển công nghệ số tại Việt Nam. Việc lựa chọn đẩy mạnh ngoại giao công nghệ với Mỹ là chính sách đối ngoại có hiệu quả, trọng tâm từ những năm sau đổi mới tại Việt Nam.
Nhưng gần đây, điều này có thể kéo theo hệ luỵ chính trị khó đoán trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung. Vì vậy, những bước tiến mới trong hợp tác – trao đổi khoa học công nghệ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ chỉ dừng lại ở cấp độ khu biệt một yếu tố công nghệ. Việt Nam khéo léo để Mỹ lồng ghép, biến sự hợp tác công nghệ đó thành sự kiện ngoại giao tầm cỡ như thiết lập mức độ ngoại giao ở cấp độ cao hơn.  Theo đó, trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam thường sử dụng nhân tố Trung Quốc làm thước đo tính cân bằng cho các hành động đối ngoại. Việt Nam luôn khéo léo chứng tỏ sự quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhưng liên tục tránh né các sự kiện ngoại giao quá khăng khít với MĐiều Việt Nam mong muốn ở Mỹ là hợp tác công nghệ vì sự tiến bộ chung của hai bên, phát triển mối quan hệ thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu hơn về tính hình thức về tên gọi. Còn các việc sự vụ khác như việc Mỹ đề nghị tăng cấp độ ngoại giao  với Việt Nam sẽ tạm thời trì hoãn để tránh gây hiểu lầm, góp phần gây ra xung đột mới khi bối cảnh chính trị đang phức tạp về với nhiều điểm nóng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ mạnh mẽ. Đơn cử như Mỹ đã có đề xuất nâng cấp quan hệ đối tác nhưng phía Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng với lý do là tên gọi của mối quan hệ chỉ mang tính hình thức và muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn, đi vào chiều sâu.
Trong lĩnh vực công nghệ, Việt Nam chủ động tăng cường hợp tác nhằm tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ của Mỹ. Vào năm 2021, Việt Nam ra mắt dịch vụ 5G bằng cách sử dụng chip cung cấp bởi công ty Qualcomm. Cùng thời gian đó, Việt Nam cho phép chip Mỹ của công ty Intel đầu tư 475 triệu đô la tại Việt Nam. Tổng đầu tư của Intel vào Việt Nam đã vượt quá 1,5 tỷ đô la, điều này càng cho thấy công nghệ Mỹ có sức ảnh hưởng vô cùng quan trọng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, phía Việt Nam không đưa ra bất kỳ phát ngôn nào liên quan về cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Nhưng phần nhiều các hành động cải cách công nghệ số của Việt Nam là tăng cường hợp tác, trao đổi công nghệ với Mỹ. Bằng chứng là Việt Nam đã từng bước đổi mới, nâng cao học hỏi và tiếp thu triệt để các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến bằng các chính sách trao đổi thiết thực với Mỹ. Chính phủ Việt Nam mong muốn xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề mà Việt Nam có điều kiện phát triển và là thế mạnh của Hoa Kỳ. Giới nghiên cứu chính trị Việt Nam đều có quan điểm giống nhau về quan hệ Việt – Mỹ là tin cậy nhau hơn trong đối ngoại vì “các lợi ích chiến lược của Mỹ và Việt Nam đã trở nên tương đồng. nhau”.
nguồn ảnh: pixabay.com
nguồn ảnh: pixabay.com
Đối với công nghệ Trung Quốc, hành xử của Việt Nam luôn trong trạng thái xem xét. Mặc dù Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam nhưng lĩnh vực hợp tác khoa học và công nghệ vẫn là một chủ đề ít được đề cập.
Trung Quốc thì luôn xem mối quan hệ với Việt Nam là “cộng đồng cùng chung vận mệnh” cho nên về phần hợp tác – trao đổi trong các lĩnh vực luôn được đặc biệt quan tâm, nhất là mảng công nghệ. Thế nhưng, việc tiếp cận công nghệ lõi của Trung Quốc sẽ khiến Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi công nghệ liên quan mật thiết với yếu tố chính trị, điều mà Việt Nam luôn suy tư trước Trung Quốc trong tình hình khôn lường tại biển Đông và hơn thế nữa Việt Nam chỉ hiểu theo một nghĩa là mối quan hệ không thể tách rời, không bị kiểm soát, không đồng nhất. Nhà nghiên cứu Như Lê Hồng Hiệp đã kết luận “đối sách của Việt Nam với Trung Quốc gắn với thái độ dè chừng chủ yếu đến từ mâu thuẫn do mối quan hệ chính trị, kinh tế và chiến lược phức tạp giữa hai nước.”
Điểm chính mà Việt Nam luôn muốn duy trì đó là sự vững sự ổn định bền chặt, lâu dài trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nhưng không kể bị lệ thuộc yếu tố công nghệ.  Đặc biệt là nguy cơ có thể rơi vào suy thoái kinh tế do tác động chủ ý từ Trung Quốc, từ đó kéo theo lo ngại khi kinh tế lệ thuộc sẽ dẫn đến sự chi phối chính trị. Tương tự vậy, trước những xung đột an ninh tại biển Đông, vì lý do an ninh chính trị Việt Nam luôn dè chừng công nghệ Trung Quốc có thể có những ảnh hưởng liên đới. Những sản phẩm công nghệ Trung Quốc luôn được Việt Nam chọn lọc, phân tích và đánh giá một cách tỷ mỉ nhất dựa trên thước đo tính chính trị - an ninh để một mặt là tránh gây rạn nứt quan hệ với Trung Quốc và giảm thiểu sự xa rời trong việc hợp tác – công nghệ với Mỹ. Việt Nam cố gắng tách bạch công nghệ lõi và vỏ, tức là hợp tác công nghệ với Trung Quốc một cách thuần tuý là công nghệ vì sự phát triển chung của nhân loại.  Do vậy, trong sự kiện Huawei đầy toan tính chính trị của Trung Quốc thì Viet Nam chọn cách sử dụng thiết bị công nghệ đó một cách vô cùng cẩn trọng.
Nhìn chung, trong cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung thì công nghệ Mỹ được đón nhận tại Việt Nam thay cho công nghệ Trung Quốc. Ví dụ, Việt Nam đã lựa chọn không sử dụng công nghệ 5G của Huawei, nhưng cũng không đặt lệnh cấm theo yêu cầu từ phía Mỹ. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong Đông Nam Á khôngtừ chối sử dụng công nghệ Huawei và hướng tới mục tiêu cuối cùng là đạt được độc lập về công nghệ. Điều đó cho thấy Việt Nam luôn khát khao học hỏi, áp dụng công nghệ nước ngoài vào quá trình phát triển của quốc gia nhưng về lâu dài thì muốn xây dựng công nghệ của riêng mình. Và chính sự đứng ngoài cuộc chiến công nghệ của Việt Nam sẽ làm Trung Quốc lo ngại về nguy cơ Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Để khẳng định quốc gia đứng ngoài cuộc chiến công nghệ và toan tính chính trị của Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố thể hiện lập trường nào. Thay vào đó, Việt Nam thường xuyên hơn đưa ra các thông báo ngoại giao về mong muốn thúc đẩy, tăng cường hợp tác công nghệ tại khu vực và quốc tế, cũng như ủng hộ triệt để những sáng kiến, chiến lược phát triển công nghệ mang tính đột phá, chung của Trung Quốc. Công nghệ 5G của Huawei mang nhiều tính chia rẽ chính trị nhiều hơn là sự lựa chọn phát triển công nghệ thuần túy. Vì vậy, Việt Nam không tỏ rõ lập trường để tránh gây hiềm khích với Trung Quốc và mất lòng với Mỹ. Tuy nhiên, dù không sử dụng công nghệ Trung Quốc nhưng để tránh mất lòng với Trung Quốc thì Việt Nam luôn ủng hộ với mọi sáng kiến đối ngoại của Trung Quốc.  Trên thực tế, Việt Nam luôn luôn vận dụng cách thức ứng xử ngoại giao linh hoạt nhất đối với các hành động thực hiện sáng kiến công nghệ đó của cách thức triển khai sáng kiến của Trung Quốc như thế nào thì Việt Nam luôn có ứng xử khác nhau từ nhiệt liệt đồng tình cho đến đấu tranh kịch liệt công khai. Phương thức đó là hình ảnh đối ngoại rõ nét với Trung Quốc thể hiện tính hai chiều trong cùng một chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ láng giềng có phần nhạy cảm này.
Rõ ràng, đứng trước cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung thì Việt Nam vẫn duy trì lập trường đối ngoại chung là cân bằng. Điều này thể hiện trong cách Việt Nam phát ngôn, chia sẻ và tôn trọng trong từng hành động ngoại giao về công nghệ với Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam có vị trí địa chính trị Việt Nam nằm trong giữa những toan tính công nghệ của cả Mỹ và Trung Quốc nên khó có thể tránh được rắc rối trong việc tiếp cận công nghệ hai nước, ít nhiều bị lôi kéo trong toan tính, lợi ích chính trị.
Việt Nam không muốn xa cách trong quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Trung Quốc. Bởi, Trung Quốc là láng giềng không thể thay đổi còn Mỹ là đối tác không thể thiếu trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Do đó, sự cân bằng được sử dụng phù hợp trong từng khía cạnh ngoại giao. Ứng xử thực chất với công nghệ thì ưu tiên Mỹ hơn Trung Quốc nhưng với tổng thể hình thức quan hệ thì thái độ của Việt Nam là ưu tiên Trung Quốc hơn đối với Mỹ. Do chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc là ưu tiên hàng đầu nên khi hợp tác công nghệ với Trung Quốc, Việt Nam thường thận trọng hơn so với Mỹ vì đối tác có thể thay đổi nhưng láng giềng thì không. Do vậy, để trạng thái ngoại giao cân bằng với Mỹ và Trung Quốc được cân bằng, duy trì thuận lợi thì Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định theo nguyên tắc cốt lõi “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đó là việc tiếp cận và sử dụng thường xuyên yếu tố công nghệ Trung Quốc để tạo duy trì ổn định lâu dài và tiếp thu công nghệ lõi của Mỹ nhằm giữ chân đối tác, vì lợi ích quốc gia – dân tộc hơn là các nhân tố lợi ích tạm thời bên ngoài, và tập trung nhiều hơn cho việc xây dựng và phát triển thực lực công nghệ quốc gia. Trong quan hệ hợp tác công nghệ của Việt Nam cần cũng hướng tới thực chất, theo đó công nghệ của quốc gia nào có lợi hơn cho chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc thì Việt Nam sử dụng. Điều này không chỉ đặt ra trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc mà là trong tổng thể quan hệ của Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản….Đây chính là biểu hiện rõ ràng của đối ngoại cân bằng trong chiến lược của Việt Nam. 

Lời kết.

Về phần mình, ứng xử cân bằng của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ không chỉ cho một cuộc chiến với một công nghệ cụ thể, mà đó là thái độ vô cùng linh hoạt trong thể thống nhất khi thực hiện ngoại giao với cả Mỹ và Trung Quốc. Vì cho dù có bảo toàn được lợi ích hay đạt được cơ hội thuận lợi của một công nghệ nào đó khi cuộc chiến Mỹ - Trung diễn ra, nhưng lại gây mất niềm tin chính trị của một trong hai hoặc cả hai cường quốc này thì Việt Nam sẽ rơi vào thế khó về chính trị. Điều đó sẽ là mất nhiều hơn khi so với lợi ích có được từ từng công nghệ riêng lẻ. Chính vì thế điều quan trọng nhất là Việt Nam cần phải gìn giữ nguyên tắc cân bằng trong ngoại giao tổng thể với hai nước nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung. Việt Nam sử dụng công nghệ Mỹ nhưng ưu tiên hợp tác với Trung Quốc trong quá trình xây dựng công nghệ quốc gia, nỗ lực tham gia vào cơ chế đa phương nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung trên các lĩnh vực khác.