Lời tựa
Ngày còn nhỏ mình rất thích viết, không quan tâm là văn hay là vẻ, hành động viết như một lẽ thường. Sau đó vì một vài sự kiện xảy ra, mình tự hứa với bản thân, và khó khăn lắm mới cai nghiện viết được. Cuộc đời mình, từng hai lần phá vỡ lời hứa có chủ đích, đây là lần thứ hai - để viết lại. 
Nếu sau này có nhiều followers, và các bạn hỏi về vấn đề này, mình sẽ làm sáng rõ sau. Ngày trước văn thơ lai láng, dạt dào cảm xúc, đọc đến đâu cuốn hút đến đó, facebook có một cơ số người ngóng chờ notes hàng ngày của mình. Nhưng vì lý do bên trên, và đã-quá-lâu-rồi không viết, thứ dưới đây, không biết được coi là như thế nào :( khô khốc nhạt nhẽo và nhảm nhí nực cười :( Dù sao mình vẫn muốn viết, để thể hiện quan điểm, và hy vọng tìm lại bản thân. 
Ngày hôm nay, mình bắt đầu với quan điểm tranh luận dưới đây.

Lâu nay người ta vẫn thường hay nghe đến chuyện không để phân hóa giàu nghèo diễn ra sâu sắc ở Việt Nam. Năm nay là năm 2018, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều biến động lớn, liên quan đến sự tồn vong của Đảng Cộng Sản và sự phát triển của quốc gia. Bàn tới bàn lui, chưa thấy ai bàn về chuyện phân hóa.
Đất nước này muốn tồn tại và phát triển được, nhất định - nhất định phải có phân hóa - nhất định!
Nhưng không phải phân hóa giàu nghèo, trình độ học vấn, đẳng cấp sang hèn, mà là phân hóa ý thức, để hình thành nên một Ý THỨC HỆ. 
1. Chuyện giao thông
1.1. Đèn xanh - đèn đỏ
Chuyện phổ biến nhất mà ai cũng có thể gặp là đi đứng ở Hà Nội. Trong khu vực nội thành, hầu như giờ cao điểm đều ùn --> tắc. Phải thừa nhận là một số điểm đặt lệch vòng xuyến tạm thời, hoặc hệ thống đèn xanh - đèn đỏ và biển báo vô lý, góp phần gây ùn tắc, nhưng những điểm đã hợp lý, vẫn ùn tắc, vì người dân chẳng tuân theo chỉ dẫn của đèn hiệu / biển báo, và/hoặc thậm chí CSGT/công an phường/bảo vệ khu dân phố/chỉ huy nhân dân tự phong tạm thời... Ví dụ như ở ngã tư, bên đèn đỏ, còn 3 giây đỏ mà đã đi, bên đèn xanh, đã chuyển sang màu vàng rồi sang màu đỏ 3 giây rồi vẫn đi. Với vận tốc của các phương tiện, ngần ấy thời gian là đủ gây ùn tắc rồi, chứ nói gì đến chuyện đang đỏ cũng đi :| Trong số những người vượt đèn đỏ ấy, giàu nghèo có, học vấn cao thấp có, biển xanh đỏ trắng đều có (không phải trường hợp ưu tiên). Như vậy, mấu chốt không phải tiền bạc hay kiến thức, mà là ý thức.
1.2. Đi ngược chiều 
Hà Nội làm cái đường sắt trên cao không biết được mấy chục nghìn ngày rồi. Có những đoạn phải rào chắn xung quanh, có những đoạn phải thêm giải phân cách tạm bợ, rồi thì phải có người thường trực điều phối luồng xe cộ. Thế mà có người, bất chấp đến nỗi, đi đâm thẳng về hướng đã được ngăn bằng rào chắn ấy, rồi chui qua đường dây vải được căng, hay lách ngược mấy tấm nhựa phân cách mới đặt, để đi ngược chiều lại. Mấy người sau, đều a dua đi theo, lâu dần thành một thói quen, rồi một thực trạng. Thế là rào chắn rồi người chỉ huy, đều thành công cốc công cò. Lẽ ra không tắc, mà cuối cùng lại tắc. Đường đã tắc, thì hơi đâu mà bắt giữ xe với xử phạt? Nhân dân được thể, tiếp tục phạm sai, và rồi thì là mà... đổ lỗi cho xã hội, cho nhà cầm quyền, và cho tất cả mọi người - chỉ trừ chính bản thân người đó ra. 
2. Thải loại
2.1. Rác từ ăn uống
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng cả thế giới, vì ngon :) và vì bẩn :( So với trước đây, mà không biết lấy dấu mốc thời gian nào, thì nhìn bề ngoài đã sạch sẽ hơn nhiều, nhưng thực tế vẫn còn bẩn lắm. Mà nói thật, cái chuyện bẩn này chẳng phải chỉ có mỗi quán bình dân vỉa hè, mấy quán món Nhật món Hàn sang chảnh các kiểu, cũng gián chuột đầy ra đấy, lúc thì bò ra cả tổ từ cái bếp, hay là có cả con chết trong bát canh... kinh chết đi được! (Lan man tý) Mà không phải vỉa hè là bình dân, giờ vỉa hè cũng lắm chỗ cắt cổ lắm (_ _#). Quay lại chuyện chính, là xả rác trong quán ăn. Đa phần đều đã để cái thùng rác cho thực khách vứt rác, nhưng lắm chỗ chẳng có, khách có hỏi thì bảo vứt luôn ra đấy tý dọn. Hoặc là, có những khách chẳng cần hỏi, cứ thế auto vứt ra đấy cho hàng quán dọn. Hoặc là, có những khách thấy thùng rác cũng không vứt vào thùng rác nốt :| không hiểu lý do vì gì luôn. Đi ăn kiểu này học sinh có, sinh viên có, cổ cồn trắng có, áo xanh áo nâu đều có. Vậy nếu không phải ý thức thì là vì cái gì?
2.2. Rác khác - bạ đâu vứt đấy, bao gồm không từ bất cứ một thứ gì! Đi đường nội thành, nào tờ rơi, tàn thuốc lá rồi thì đầu mẩu thuốc lá vừa hút xong, vỏ gói bim bim trẻ con vừa ăn hết, nước bọt :|, bóng bay, đồ chơi, v.v. có những người thấy cần là vứt, sẵn sàng mở miệng và buông tay - luôn và ngay, không mảy may do dự. Đi đường cao tốc mà kiểu liên tỉnh đường dài, còn gặp cảnh (nhiều nhất là) vứt túi nôn *ọe ọe*, túi rác, và bao tải mà không rõ bên trong chứa thứ gì :|. Những vật thể lẽ ra không được và không nên bị xả vô tội vạ ra đường này, đến từ người đi xe máy, ô tô (cả xe tải, xe khách, xe con, tàu hỏa nữa). Trên biển thì gặp cảnh khách du lịch trên tàu / thuyền vứt rác / khạc nhổ thẳng xuống biển / sông :( 
3. Không đúng hẹn
3.1. Giờ giấc cao su
Đành rằng Hà Nội tắc đường, đến hẹn muộn 15 - 20 phút chấp nhận được, chứ muộn 30 - 40 phút là quá đáng. Thế mà trong nhiều mối quan hệ cả bạn bè, cả đối tác, cả gia đình, bla bla, chuyện đến muộn là phổ biến và dường như là chuyện thường ở huyện, thậm chí là chuyện người ta mong chờ và/hoặc sẵn sàng chờ đợi :| Mà nhất là kiểu hội thảo hay sự kiện cứ ghi giấy mời một đằng, thực tế một nẻo, để chờ người ta cao su. Muộn một chuyện này có thể liên hoàn dẫn đến muộn các chuyện khác. Người đi muộn cũng thuộc đủ tầng lớp đối tượng, và lý trấu thì hàng ngàn hàng vạn, trong đó phổ biến nhất vẫn là tắc đường và thời tiết xấu. Không nghĩ cho người chờ đợi...
3.2. Hủy hẹn
Có những người đặt / nhận đặt mua hàng, rồi đặt bàn ăn, mà không có đặt cọc, hoặc thậm chí có đặt cọc, vẫn vô tư hủy vào phút chót. Lúc thì bên hủy là bên nhận đặt, lúc thì bên hủy là bên đặt. Không có cọc thì khó nói rồi, còn chuyện có cọc, bên nhận cọc buông lơi một câu rất đơn giản "trả lại tiền là xong chứ gì" và không thèm nghĩ đến thiệt hại của bên bị hủy. Như một cái chợ vô tổ chức! Không nghĩ cho người bị hủy hẹn... 

Không phân biệt già trẻ gái trai LGBTQ+, giàu nghèo, sang hèn, học ít học nhiều, áo xanh đỏ tím vàng, bla blo, ai trong số chúng ta cũng từng trải qua hoặc chứng kiến những chuyện như trên hoặc tương tự như trên. 
Mấy chuyện vặt vãnh này nghe thì chi ly nhỏ mọn, mà thực tế đều là gốc rễ vấn đề. Chuyện bé rồi sẽ thành chuyện lớn. Việt Nam chưa đẹp vì đâu, chưa phát triển vì ai? 
Cá nhân mình thấy rằng cứ sạch và ngăn nắp là auto đẹp! Và cứ có ý thức thì kiểu gì cũng phát triển. (Tản mạn) Cái chuyện nhũng nhiễu cũng từ hai chữ "ý thức" mà ra và rồi sẽ vì hai chữ "ý thức" của những người liên quan mà được giảm bớt, hay thậm chí là chấm dứt (mộng mơ hơi hão huyền một tý).

Vấn đề là làm sao có thể phân hóa được những người có ý thức và vô ý thức thành từng nhóm rõ ràng rành mạch được, để từ đó cải tổ cái nhóm chưa được cho lắm kia >"< Vì mỗi người có ý thức hay vô ý thức đều có hoàn cảnh khác nhau, giàu nghèo, sang hèn, ít chữ nhiều chữ, v.v. kiểu gì cũng có, đan xen chằng chéo. 
Làm sao? Làm sao? Làm như thế nào? Bao giờ mới được? Đi lối nào mới đúng, theo hướng nào mới trọn vẹn? 
Kết: Đây không phải chuyện mới, thậm chí là những hiện tượng xưa như trái đất và đã được nêu rải rác ở rất nhiều kênh, rất nhiều lần, từ rất lâu. Nhưng cá nhân mình chưa thấy những bài viết ấy gắn chuyện "phân hóa Ý THỨC HỆ" với chuyện phát triển đất nước theo ý mình hiểu và theo kiểu mình muốn
Bài viết không nhằm chê trách hay chỉ trích, không mang tính chị hùng bàn phím. Mình viết bài này, với mong mỏi nhận được comments (thậm chí nhiều luồng ý kiến trái chiều từ tất cả mọi người) về việc: 
1) phân hóa Ý THỨC HỆ có thể giúp Việt Nam phát triển không?
2) nếu [câu 1] có, thì có nên phân hóa Ý THỨC HỆ để phát triển Việt Nam không? (nếu không, thì hệ lụy là gì? nếu có, thì lý do của các bạn là gì)
3) (quan trọng nhất) nếu [câu 2] có, thì làm sao để có thể phân hóa Ý THỨC HỆ được?
Ngóng trông các bạn bình luận :)

Ngày 06 tháng 07 năm 2018
- Diệp -