Ảnh bởi
Dollar Gill
trên
Unsplash
Văn học thể hiện bởi chữ viết, thường được phân thành văn xuôi, kịch và thơ. Và các tác giả không nhất thiết phải nổi tiếng như J.K Rowling hoặc William Shakespeare, điều quan trọng nhất là tính nghệ thuật của tác phẩm.
Bạn không thể sống mà thiếu đi văn chương. Một lần nữa, văn chương thể hiện qua chữ viết, chữ viết là một phần của ngôn ngữ, vì vậy, văn chương cũng là một nền văn minh mà tất cả những loài văn minh khác không có. Và đặc biệt trong sách giáo khoa, bạn phải đọc và phân tích những tác phẩm văn học như Lão Hạc và Tắt Đèn, văn học lại giúp chúng ta xuôi ngược về thời gian, phản ánh được xã hội thời bấy giờ, như thế, nếu những cuốn sách như Kinh Thánh hoặc Hamlet có thể giải mã được những khuất mắc về lịch sử.
Ngoài ra, cũng phải cân nhắc từng loại sách lại giúp chúng ta mỗi kiểu các nhau. Thể loại sách phát triển bản thân (self-help book) giúp chúng ta kỷ luật và có một cuộc sống lành mạnh hơn. Bao gồm cả sách kinh tế, như cuốn Think and Grow Rich của Napoleon Hill, đã giúp cho những doanh nhân tương lai tâm đắc, được cho là nguồn cảm hứng cho thành công sau này.
Văn học hay không được tạo ra cho người đọc mà được tạo ra cho nhà văn. Mục tiêu không phải là kiếm tiền; mục tiêu là liệu pháp. Văn học là phương tiện để người viết bày tỏ những khát khao, đam mê, nỗi sợ hãi sâu kín nhất của mình, v.v.
Như câu văn nói trên, William Shakespeare viết kịch cho bản thân ông ta, Charles Dicken vẽ lên cậu bé Oliver Twist không phải cho quần chúng, mà cho chính ông. Các bạn thường thấy những tác phẩm văn học sẽ gắn liền với những nỗi niềm của nhà văn, như Dazai Osamu, ông tạo ra những tác phẩm trong bối cảnh sau thế chiến thứ 2, khi nước Nhật lâm vào khủng hoảng và ông phê phán đất nước và chính bản thân mình, ông đã nhiều lần cố tự tử và cũng tạo ra bầu không khí ấy trong những tác phẩm văn học của mình, cuối cùng, ông đã chọn một kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 38. Điều này tạo ra một liên kết sâu sắc giữa tác phẩm và tác giả.
Về phía người đọc, dù không thể thiết lập một mối quan hệ giữa cuốn sách và nhà văn, nhưng họ có thể đến gần nó, họ tìm hiểu về cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn sâu sắc nhất của người viết, và họ sẽ nhận ra được nhiều điều quý giá. Câu chuyện là thứ tạo ra con người chúng ta, kể từ khi chúng ta có ngôn ngữ, chúng ta kể những câu chuyện để gắn kết, để vượt qua sợ hãi, hiểu thế giới và trở thành con người tốt hơn.
Khoa học văn học không dành cho tất cả mọi người, nhưng những câu chuyện thì có.

Nguồn

Vaes, S. (2018, July 7). Literature and Its Importance - Why Literature Will Change Your Life. The IPS Project. https://innerpicturestories.com/2018/07/literature-and-its-importance/