Vì sao thanh thiếu niên SỐNG LỖI?
A. Tóm tắt: • Bản năng con người vốn thích ăn xổi, “không làm mà luôn đòi có ăn”, muốn đạt được thành tựu, thỏa mãn ngay lập...
A. Tóm tắt:
• Bản năng con người vốn thích ăn xổi, “không làm mà luôn đòi có ăn”, muốn đạt được thành tựu, thỏa mãn ngay lập tức nhưng không chịu cố gắng, phấn đấu. Nguyên nhân của bản chất này sẽ được hé lộ bên dưới.
• Tiếp theo, từ nhỏ đến khi tốt nghiệp THPT, đa số thanh thiếu niên sống dưới sự kèm cặp của thầy cô, ba mẹ. Họ là người đã kiểm soát, kìm hãm bản năng này, giúp những thanh thiếu niên sống lành mạnh, đúng đắn. Sự trợ giúp của họ phải kể đến như: phải làm xong bài tập mới được chơi game, phải đi ngủ sớm, xem tivi vừa đủ, ăn những thực phẩm bổ ích...
• Mọi chuyện bắt đầu từ ngưỡng cửa đại học (hoặc ra đời): rời khỏi vòng tay ba mẹ, thầy cô... hoàn toàn “tự do”. Lúc này, bản năng ăn xổi bị kìm hãm bấy lâu bộc phát. Kèm với đó là bao nhiêu những thứ cám dỗ từ xã hội và truyền thông, nào là game, các thể loại phim, ngôn tình, thức ăn nhanh...
Như vậy:
• Thuở trước, ba, mẹ, thầy, cô, ông, bà... biết bao nhiêu người cùng ta kìm hãm bản năng này nhưng đôi lúc còn bị mất kiểm soát.
• Nay chỉ còn mỗi ta với một tinh thần yếu ớt chiến đấu với bản năng mãnh liệt.
Kết luận: chết ngắc.
B. Bài luận cụ thể: (3 phút đọc).
1. “ĂN XỔI” là gì?
Hiểu một cách rộng rãi, đây là lối tư duy ngắn hạn, nhất thời, nông cạn. Chỉ tính đến cái lợi trước mắt mà không lo suy tính sâu xa, để lại những hối tiếc, đau lòng cho bao thế hệ.
2. Biểu hiện:
• Mong cầu những thành tựu trong ngắn hạn. Bỏ quên, không quan tâm kết quả trong dài hạn.
• Có xu hướng lười biếng thay vì siêng năng.
• Hút mỡ, phẫu thuật thẩm mĩ body 6 múi... thay vì tập luyện.
• Xem porn thay vì tìm bạn gái.
• Chơi game thay vì đọc sách.
• Ăn "ngon mà độc hại" hơn "dở mà bổ ích".
• Cùng vô vàn những trường hợp khác.
3. Tại sao nói "ăn xổi là bản năng của con người"?
• Thứ nhất: con người là một loài động vật, mà tất cả động vật được cấu trúc về mặt sinh học để hoạt động càng ít càng tốt, nhằm tiết kiệm năng lượng sống.
• Không dừng lại ở đó, cả vũ trụ cũng được vận hành theo xu hướng này, ví như nước chảy về chỗ trũng, từ những nguyên tử cho đến các hành tinh xa tít đều tìm về trạng thái “NGHỈ”, sao cho năng lượng phát ra của chúng là tối thiểu.
• Bên cạnh đó, "THAM" là bản chất tiếp theo của các sinh vật sống. “THAM” ở đây nghĩa là ham thích những điều sung sướng, đẹp đẽ, phê pha… Bằng chứng là tất cả sinh vật sống (trừ những vị tu hành và một số trường hợp cá biệt, hy hữu) đều ham thích cái đẹp, cái tốt… mong muốn được thoải mái, sung sướng, thỏa mãn, hạnh phúc... Nguyên nhân sâu xa mình xin được bài ở bài khác.
• Chính "THAM" và "NGHỈ" kết hợp tạo ra bản chất "ĂN XỔI" của con người và sinh vật sống nói chung.
4. Hỏi: Liệu bản năng này có khống chế được hay không?
• Trả lời: Câu trả lời là “CÓ THỂ” (bằng chứng bên dưới). Thậm chí có thể gột rửa hoàn toàn. Còn làm sao gột rửa hoàn toàn thì mình xin phép bàn ở bài sau.
• Bàn thêm: Nếu câu trả lời là “không” thì há chẳng phải chúng ta “bị động tương đối” đối với bản năng này hay sao? Và nếu bị động như thế, phải chăng con người không thực sự tự chủ đối với cuộc đời của mình?.
5. Ba mẹ, thầy cô giúp ta như thế nào?
• Nhận ra bản năng này, người xưa đã rất khéo léo dạy dỗ, uốn nắn, kiến tạo cho chúng ta những bản năng của phần “người”, áp chế bản năng của phần “con”, cùng một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để chiến thắng bản năng này. Ví như Nho giáo dạy về chí lập thân, Bác Hồ dạy thiếu niên cần phải “lao động tốt, học tập tốt”… cùng vô số đức tính tốt đẹp.
• Bằng cả cây gậy và củ cà rốt, chúng ta được ép/dỗ dành ngủ sớm, ăn uống thực phẩm bổ dưỡng, phấn đấu cho mục tiêu dài hạn thay vì ăn xổi ngắn hạn, như học tiếng anh, rèn luyện thể dục thể theo, đọc sách... Và chờ đợi sự tiến bộ, thay đổi dần dần.
• Chính vì sự hỗ trợ này mà đa số học sinh sống tương đối đúng đắn, lành mạnh.
6. Điều tồi tệ bắt đầu khi bước chân vào đại học:
• Rời xa rời vòng tay ba mẹ, đến với sự "quan tâm" hời hợt của đa số giảng viên.
• Bao thế hệ học sinh với sức tự chủ cực kỳ thấp: bởi trước đó chúng ít khi cần phải tự giác, lúc thì bị ép, lúc thì được dỗ dành để hoàn thành mục tiêu dài hạn.
• Nay đến với môi trường tự do hoàn toàn, với bao nhiêu “đều hay ý đẹp” từ bạn bè, xã hội, truyền thông, phim ảnh, trò chơi điện tử… bao nhiêu thứ bủa vây. Không khó hiểu khi bọn họ bị đánh gục bởi những cám đỗ này.
7. Kết luận:
• Như vậy, mình vừa trình bày “khái quát” thành quả nghiên cứu của mình về “Nguyên nhân đa số thanh thiếu niên SỐNG LỖI” đến với mọi người, trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót (nhất là dẫn chứng khoa học mà mình xin được được bổ sung ở bài “hoàn chỉnh”) rất mong được sự đóng góp của các bạn.
• Thân ái ^^!
Hồ Như Ý.
TO BE CONTINUED...
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất