Vì sao ta lại giải quyết vấn đề của người khác tốt hơn của bản thân ?
đây chỉ là góc nhìn của cá nhận , không phải quan điểm tranh luân , chỉ nhằm đóng góp góc nhìn của bản thân nhằm giúp mọi người có những góc nhìn mới .
Trong mắt người khác bạn giống như một vị quân sư đáng kính , có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào của họ và đưa ra những nhận định , lời khuyên giúp họ thoát ra mớ bòng bong mà họ đang dính phải . Nhưng khi bạn gặp vấn đề thì chính bạn cũng không thể tự giải quyết những vấn đề đó , và bạn cứ quanh quẩn đi tìm giải pháp rồi cầu cứu từ những người xung quanh nhưng cũng chẳng có gì được giải quyết .
Đây là một trong những kiểu tâm lý , hay nói đúng hơn là góc nhìn của bản thân đối với vấn đề , sự vật , sự việc . Ví dụ : trong chuyện tình cảm của ta có vấn đề và ta không thể nào kiểm soát được cảm xúc , hành vi và suy nghĩ của bản thân , hay nói cách khác là ( khó có thể kiểm soát ) . Bởi trái tim và não bộ là bộ phận riêng biệt , không cái nào điều khiển cái nào . Bộ não cần trái tim bơm máu để tồn tại và trái tim cần não để điều khiển các chi trên cơ thể . Trong chuyện đó ta thường hay chỉ nhìn chăm chăm vào một vấn đề nào đó mà không có cài nhìn toàn diện hơn , thì khó có thể có những suy nghĩ và câu trả lời đúng đắn . nó giống như bạn không thể nào nhìn rõ được các bộ phận trên khuôn mặt nếu không có gương . Nhưng khi bạn đặt vấn đề đó đối với người khác thì họ lại có cái nhìn tổng quan hơn , bởi họ không bị cảm xúc chi phối , họ sẽ đưa ra cho bạn những quan điểm , lời khuyên và những góc nhìn mới hơn mà có thể trước đó bạn chưa từng chạm tới . Chính vì họ không hiểu rõ được sự tình đằng sau câu chuyện của bạn , họ chỉ có thể đồng cảm và hành động lý trí hơn bạn . Và ngược lại khi bạn giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề của họ thì bạn cũng có những ý kiến khách quan nhiều chiều và ít thiên về một hướng nào đó nhất định .
Vậy làm thế nào để hạn chế nghịch lý Solomon
Tách rời khỏi vấn đề và phân tích
Để tạo khoảng cách tâm lý, bạn cần chuyển góc nhìn sang ngôi thứ ba. Bạn có thể bắt đầu bằng câu hỏi: “Nếu người khác gặp tình huống này, bạn sẽ khuyên họ thế nào?”.
Bạn cũng có thể viết vấn đề ra giấy để dễ hình dung hơn. Sau đó, bạn nên sắp xếp lại nguyên nhân, thứ tự vấn đề cần giải quyết hoặc làm sơ đồ tư duy (mind map). Cách này sẽ giúp bạn nhìn thấu vấn đề của mình thay vì phải nghĩ về nó trong đầu, từ đó dễ dàng phân tích và tìm ra giải pháp tương ứng.
Nhìn bản thân từ tương lai
“Bạn năm 40 tuổi sẽ nói gì với bạn vào lúc này?” - những câu hỏi dạng này sẽ giúp bạn chuyển bối cảnh và thời gian để nhìn nhận vấn đề. Nhờ đó, bạn giảm tập trung vào các đặc điểm cụ thể và tức thời của tình huống hiện tại để nhìn nó trong một bức tranh toàn cảnh hơn.
Chẳng hạn, mục tiêu của bạn là đi du lịch Hàn Quốc vào cuối năm và cần phải tiết kiệm 2 triệu mỗi tháng. Như vậy trước khi “chốt đơn” mua hàng online, hãy tưởng tượng đến thời điểm bạn đang vi vu ở Hàn, rồi quay lại xem xét liệu việc chi tiêu của mình ngay lúc này có cần thiết. Cách làm này giúp bạn tránh được những khoản thất thu vì niềm vui ngắn hạn.
Trao đổi với người từng trải
Nhiều góc nhìn sẽ đem lại nhiều thông tin, giải pháp cho một vấn đề. Vì thế, việc hỏi kinh nghiệm của bố mẹ, bạn bè hoặc cố vấn (mentor) trong việc giải quyết tình huống tương tự sẽ mở cho bạn nhiều hướng đi hơn.
Kể cả khi họ chưa từng trải qua, việc trao đổi vấn đề với họ cũng mang lại những lợi ích nhất định. Vì chính họ cũng chịu tác động của nghịch lý Solomon, nên khi đứng ở góc nhìn người thứ ba, họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn.
Tổng kết lại sau mỗi vấn đề
Dù thất bại hay thành công, mỗi lần trải qua là một lần học. Vì vậy, khi giải quyết xong một vấn đề, bạn nên ghi lại kinh nghiệm để làm “tư liệu tham khảo” cho những lần sau.
Chẳng hạn sau một cuộc cãi vã với người yêu, bạn nhận ra, cả hai đều quá nóng nảy và chỉ muốn “xả tức” thay vì thực sự giao tiếp để giảng hòa. Việc ghi lại nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sẽ giúp cả hai bạn rút kinh nghiệm cho những mâu thuẫn sau này. Thay vì lao ngay vào cuộc chiến, hai bạn có thể cho nhau thời gian để trấn tĩnh và suy nghĩ thấu đáo trước.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất