Nếu giờ bạn có thể chọn, bạn sẽ muốn mình sống tới bao nhiêu tuổi? 80, 90 hay 120? Ít quá hả, hay bạn muốn sống 3000 năm? Vậy thì, bạn có nghĩ tới lúc đó, bạn sẽ hối hận vì lựa chọn của mình? 50 ngàn năm trước, phần lớn con người chết ở độ tuổi rất trẻ. Khi ta học được cách tận dụng thế giới xung quanh để giúp mình, tình hình ngày càng có tiến triển tốt. Ngày nay, con người sống lâu hơn và khỏe hơn so với các thế hệ trước. Nhưng, hậu quả không lường là chúng ta phải “tận hưởng” thời gian ngồi xe lăn hay nằm giường bệnh viện lâu hơn, và phần nhiều chúng ta chết luôn trên đó. Nghĩ về viễn cảnh tồi tệ đó đã là quá đủ, chúng ta còn phải chứng kiến nó xảy ra với những người thân yêu. Trừ khi chúng ta tìm ra cách để chấm dứt chuyện này một lần và mãi mãi.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu có thể giúp nhiều người cai thuốc lá, bạn có thể giảm tỉ lệ tử vong bởi các bệnh liên quan nhiều lần so với ngồi đó nghiên cứu hóa trị chữa ung thư. Vậy sao chúng ta không thử “cai” luôn kẻ dọn đường đắc lực nhất của mọi bệnh tật: quá trình lão hóa. Trong vỏ đậu phộng, lão hóa được gây ra các tác nhân bởi vật lý, not sinh học. Giống như một chiếc xe, các phụ tùng bị mài mòn, kim loại han gỉ, lọc dầu bị nghẽn, lốp xe nứt nẻ,..., cơ thể con người cũng bị bào mòn bởi hàng ngàn tỷ quá trình vật lý tí hon. Oxi hóa, bức xạ, trao đổi chất,...Cơ thể có hàng đống những cơ chế giúp sửa chữa các hư hỏng, nhưng theo thời gian, những hạt mưa như nặng thêm, các quá trình này trở nên kém hiệu quả đi.
Các triệu chứng của tuổi già lần lượt xuất hiện, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như kéo chúng ta xuống gần với lòng đất hơn. Nhưng “chết già” là một khái niệm không tồn tại. Chúng ta chết khi một, một vài, một đống hay một lượt những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể bị hư hại nặng nề. Ta càng già đi, cơ thể càng trở nên mong manh và sứt sẹo, cho đến khi bệnh tật đến và làm nốt công việc còn lại: kết liễu chúng ta.
Tuy nhiên, trong vài năm qua (tính đến năm xuất bản video, 2017), nhiều nghiên cứu về tuổi thọ con người đã mang lại những bước tiến chưa từng có trước đây. Lần đầu tiên, chúng ta bắt đầu hiểu được cơ chế lão hóa và cách để điều khiển chúng. Lão hóa không còn là một thứ ma mị, bí ẩn và không thể tránh khỏi, và con người hoàn toàn có thể chế ngự nó trong tương lai không xa. Có khi mai lại có người hỏi bạn về việc làm vật thí nghiệm không chừng. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đềkhoa học đằng sau đó ở một video khác, nên cứ thoải mái, hôm nay toàn nói chuyện tờ riết học thôi.
Thế thì, chúng ta có nên chặn đứng quá trình lão hóa? Liệu đó có phải ý hay? Queo, về cơ bản thì không phải ai cũng có cái nhìn tích cực. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là những gì mà con người đã quá quen thuộc trong suốt chiều dài lịch sử. Già đi hoàn toàn là một quá trình tự nhiên, và tự nhiên thì tốt, có phải như vậy không? Chúng ta thích thú với việc có thể sống đủ lâu để tận hưởng tuổi già, và ta gọi đó là tuổi vàng. Nhưng chúng ta chỉ thích có tuổi thôi, chứ còn già thì không. Bạn có biết giai thoại về Tithonus của Hy Lạp cổ đại? Câu chuyện từng được nhắc đến thoáng qua trong Iliad của Homer. Ông này là bạn tình của nữ thần Eos và là một người đờn ông tuyệt vời, nên bà thần này đi xin Zeus cho ổng sự bất tử, nhưng lại quên xin cho ổng trẻ mãi. Thế là từ người đờn ông diễm phúc nhất dũ chụ, ông này trở thành người bất hạnh nhất, cứ già đi nhưng không thể chết. Sau vài trăm năm, ổng teo lại như trái nho khô, vĩnh viễn không thể siêu thoát. À, có chết đâu mà siêu thoát. Rồi có ai biết cuối cùng thì ông này có được ban cho cái chết không vậy?
Hàng ngàn năm trước, con người đã biết tới nỗi sợ tuổi già vĩnh viễn. Nhưng chấm dứt lão hóa là một chuyện khác. Nếu bạn đã quá già thì có ngăn chặn mọi quá trình lão hóa cũng chẳng giúp ích là mấy, bởi bạn đã quá yếu để chống chọi với đủ thứ bệnh tật. Ý tưởng kéo dài sự sống hứa hẹn sẽ chấm dứt mọi bệnh tật, và cùng với đó, tuổi thọ con người không còn bị gói gọn trong trăm năm hoặc hơn xíu. Không ai chắc được sẽ có thể kéo dài đời người thêm bao lâu. Ta có thể viết nên con số mới cho tuổi thọ tối đa của một con người, cho mấy cụ cầm bằng Guinness hít khói, hoặc ta có thể khiến mọi bệnh tật trở nên như muỗi, không ai phải chết vì chúng nữa. Tới lúc này, không ai biết lúc mở hộp ra thì có cái gì trong đó.
Nhưng lại là câu hỏi đó, nếu chúng ta có thể sống mãi mà không bị teo thành một trái nho, điều đó có nên không? Về cơ bản thì việc kéo dài tuổi thọ chỉ là thay đổi thứ thuốc mà chúng ta dùng thôi. Tất cả các bác sĩ và y sĩ đều muốn kéo dài sự sống và hạn chế đau khổ của con người. Một phần lớn nguồn lực y tế đang được đổ dồn vào việc giải quyết hậu quả của lão hóa. Phân nửa chi phí chăm sóc sức khỏe rơi vào giai đoạn đầu đời, một phần ba vào tuổi trung niên, và còn lại một phần sáu cho tuổi già. Đống thuốc đó cũng được dùng với mục đích kéo dài tuổi thọ, chỉ là chúng ta làm không quá tốt thôi. Cố gắng chấm dứt lão hóa cũng không kém “tự nhiên” hơn so với thay tim, chích vắc xin hoặc dùng kháng sinh. Những gì con người đang làm trên cơ thể của chính đồng loại mình vốn không xuất hiện trong giới tự nhiên, nhưng hệ quả của việc đó là chất lượng sống ngày càng cao. Nhưng về cơ bản, chúng ta vẫn chỉ là đợi tới khi cơ thể trở nên hỏng hóc, rồi dùng toàn bộ nguồn lực để sửa chữa, trong khi tình hình cứ thể tệ hơn.
Kéo dài sự sống nghe ra vẫn còn là quá ngạo mạn đối với đa số chúng ta. Một số người cho rằng, đến một độ tuổi nhất định, họ sẽ muốn được chết đi như một con người bình thường, chứ không muốn phải sống tiếp cuộc đời lay lắt như Quâu vơ rin. Về cơ bản, không phải ai cũng muốn bất tử. Nhưng, chấm dứt quá trình lão hóa đâu nhất định là bất tử. Hãy nhớ về một buổi hoàng hôn, khi bạn đang chơi với những người bạn tưởng tượng ở sân sau thì mẹ gọi ăn cơm. Bạn chỉ muốn chơi thêm một lúc nữa, nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy chán, hay ít nhất là mệt hoặc bị muỗi cắn, và thất thỉu lết cái mông vào nhà. Phải, chúng ta có thể muốn sống lâu một chút để có thể vui vầy bên con cháu, nhưng sẽ đến lúc nào đó, lũ cháu này sẽ trở nên quậy phá hư hỏng và khiến bạn muốn chết đi cho rồi.
Thôi, bỏ lũ cháu qua một bên. Nếu chúng ta có thể sống với người thương trong một thế giới không bệnh tật, không già cỗi, cứ thế tận hưởng mấy trăm năm tuổi già, thì điều đó sẽ có ý nghĩa gì? Chúng ta có trân trọng hành tinh này hơn nếu ta phải sống trên đó lâu hơn? Nếu chúng ta có thể làm việc 150 năm, vậy thì bao giờnghỉ hưu là vừa? Hay, học tới khi nào thì đi làm là vừa? Khoan, vậy “khủng hoảng tuổi trung niên” sẽ đến vào năm bao nhiêu?
Quay lại với câu hỏi đầu bài. Nếu có sống khỏe mạnh bên người thân và bạn bè, bạn sẽ chọn sống tới bao nhiêu tuổi? Bản thân tôi (người dịch) sẽ nhanh trí chọn 3000 năm, rồi muốn chết khi nào thì chết.
"Bài viết" gốc: Why age? Should we end aging forever? - Kurzgesagt - In a Nutshell, 20-10-2017