Vì sao ta gắn bó?
Tình bạn – thứ mà ta thường nghĩ tới như là định mệnh sắp đặt, nhưng thực sự lại chẳng đơn giản chút nào. Gần đây có một vài chuyện...
Tình bạn – thứ mà ta thường nghĩ tới như là định mệnh sắp đặt, nhưng thực sự lại chẳng đơn giản chút nào. Gần đây có một vài chuyện khiến mình suy nghĩ, chợt nhận ra những quan niệm trước đây đã ảnh hưởng xấu thế nào với mình trong nhiều mối quan hệ.

Ta gắn bó bởi ta luôn bên nhau?
Mình đã từng suy nghĩ thế này: “Để gắn bó, ta phải dành thật nhiều thời gian bên nhau, đi chơi cùng nhau, tâm sự và chia sẻ” well, nó là điều kiện cần nhưng chưa đủ và đôi khi lại là thừa. Vì sao?
Bởi những thứ đến với ta dễ dàng, ta thường không trân trọng nó. Đây có lẽ cũng là kết quả của nhiều câu chuyện buồn đằng sau giải xổ số độc đắc, hay cảm giác sung sướng tạm thời của việc thủ dâm, sau đó là sự bàng quan và nhạt nhẽo. Mình có tham gia một clb ở trường mình và nhận ra rằng những người bạn hiểu mình là những người đã cùng mình trải qua quãng thời gian khó khăn nhất. Khi ấy mình thấy ở nhau được sự hy sinh, tinh thần trách nhiệm. Những rắc rối cần giải quyết giúp mình hiểu nhiều hơn về cách suy nghĩ của mọi người, nhận ra nhiều điều mà bình thường không để tâm tới. Trong khó khăn mình thấy nhiều điều mà ngày thường đã được khéo léo ẩn giấu (đương nhiên cả cả tích cực và tiêu cực). Chính những phiền toái lại là cơ hội để giúp gắn kết mọi người hơn.
Ta gắn bó vì ta cùng quan điểm?

Mình từng nghĩ: “bạn thân đồng nghĩa với việc ta có cùng thật nhiều sở thích, cùng quan điểm và suy nghĩ”. Và thế là đôi lúc mình ngồi than thở rằng sao chẳng ai hiểu tôi vây?, trong khi bản thân mình cũng chẳng hề cố gắng để hiểu ai.
Ta thường có xu hướng tìm những người có cùng cách nghĩ, thích nghe những điều mình muốn nghe, và thế là tìm mãi chẳng ra vì vốn dĩ bản thân mỗi người là một hệ tư tưởng riêng biệt, ở nhiều mặt. Ta giật mình nhận ra bản thân trở nên kém cỏi thế nào trong việc chấp nhận sự khác biệt, dung thứ với những điều phiền toái, và thế là khi xảy ra mẫu thuẫn ta từ bỏ bởi một lý do thường thường: “không hợp”. Ta ngại nói ra những điều thẳng thắn vì sợ ai đó mất lòng, và thế là ta sẽ nói cho nhau những điều xã giao rỗng tuếch, cùng kéo nhau xuống bằng những tư duy tệ hại thay vì giúp đỡ nhau thay đổi để tốt hơn. Mình có một người bạn thân mà rất nhiều lúc quan điểm và cách nghĩ trái ngược nhau hoàn toàn, đến nỗi bạn mình sợ liệu có thể tiếp tục chơi với nhau được nữa không?, vì cứ ngồi với nhau là sẽ tranh luận. Nhưng trái lại đó lại là người bạn mà mình trân trọng nhất, bởi chính những cuộc tranh luận, việc không ngần ngại nói ra suy nghĩ của mình, sẵn sàng dành thời gian để nghe và thấu hiểu quan điểm của người đối diện đã giúp mình nhận ra nhiều điều tốt đẹp, thay đổi bản thân mình nhiều hơn.
Tóm lại thì mình muốn chia sẻ ở đây là 2 điều đơn giản thôi:
1. Sự gắn kết thực sự đến từ những khó khăn không phải việc cố gắng để bên nhau thật nhiều.
2. Sự gắn bó đến từ việc chấp nhận những khác biệt, sẵn sàng lắng nghe và trao đổi, không phải đến từ việc có thật nhiều điểm chung.
Quan điểm cá nhân nên sr nếu có gì đó không đúng :)).

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất