Vì sao người Bắc hay bị kì thị? (Phần 2)
(Bài viết trước được nhiều sự đóng góp ý kiến của mọi người, hy vọng sau bài viết này thì chúng ta sẽ được góc nhìn đầy đủ hơn) Về...
(Bài viết trước được nhiều sự đóng góp ý kiến của mọi người, hy vọng sau bài viết này thì chúng ta sẽ được góc nhìn đầy đủ hơn)
Về danh xưng Bắc Kỳ, theo Wikipedia, đó là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp. Trong thời kỳ Pháp thôn tính Việt Nam, theo chính sách "chia để trị", Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được chính quyền Liên bang Đông Dương của Pháp duy trì cho đến năm 1945. Trong các văn bản hành chính hoặc báo chí hiện nay, cách gọi "Bắc Kỳ, Nam Kỳ" không được sử dụng do mang tính phân biệt, kỳ thị vùng miền (trừ khi nói về sự kiện hoặc địa danh lịch sử). Mặc dù ra đời trước thời kỳ Pháp thuộc, nhưng nó để lại vết thương sâu đậm cho mỗi người dân Việt Nam bởi chính sách cai trị tàn nhẫn của thực dân Pháp, cũng vì lẽ đó mà tiểu lục địa Ấn Độ chia tách thành ba nước khác nhau là Ấn Độ (theo đạo Hindu), Bangladesh và Pakistan (đều theo đạo Hồi). Nhưng dân tộc ta thì không, dù Ngô Đình Diệm kêu gọi đồng bào Công giáo Bắc Việt vào Nam nhưng với bản chất là con chiên ngoan đạo, ông ta đã đàn áp Phật giáo dã man, nhân dân ta cương quyết không muốn miền Nam Việt Nam thành "Nhà thờ khổng lồ", càng không muốn đất nước bị chia cắt lâu dài. Từ "Bắc Kỳ" gợi lại những năm thương đau, sống trong kiếp nô lệ của dân tộc.
Không ít những người có cảm tình với chế độ ngụy quyền Sài Gòn từ chỗ căm ghét cộng sản đã chuyển sang căm ghét người miền Bắc. Tại sao vậy, vì họ coi Bắc Việt là đất thánh Cộng sản, nhưng... Bác Hồ-người cộng sản đầu tiên là người miền Trung và An Nam Cộng sản đảng ra đời trước Đảng Cộng sản Việt Nam thì có trụ sở ở miền Nam! Thôi thì có thể bao biện rằng năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội kinh tế khác nhau. Nhưng cũng chính tại miền Nam sau đó cũng tồn tại Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam với tuyên ngôn:"Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là đảng của toàn thể nhân dân yêu nước miền Nam Việt Nam". Rồi họ gọi những người đứng trong hàng ngũ "Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam" là Việt Cộng, lãnh đạo là người miền Nam, rồi chiến đấu là người miền Nam, ấy vậy mà lại gọi là:"Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam"???, chửi Bắc Kỳ như đúng rồi. Thật khó hiểu, đúng là:
"Yêu nhau ghét cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng"
Từ bao lâu nay, chủ yếu là người miền Bắc vào Nam làm kinh tế, có rất nhiều người hòa nhập được với cộng đồng, nhưng cũng rất nhiều người vẫn giữ cho mình những phong tục, cách ăn nói đặc trưng của quê hương. Điều này cũng có nghĩa là bản tính của người Bắc(trong 100 năm đổ lại) được thể hiện với sự khác biệt của những người Nam(có gốc Bắc hàng trăm năm). Như đã nói, miền Nam đất đai trù phú, thiên nhiên ưu đãi, cư dân làm ăn dễ dàng, thóc lúa đầy nhà, không phải lo lũ lụt, thiên tai (dân miền Tây sống chung với lũ từ bao đời nay) nên tính tình xởi lởi, phóng khoáng, thân thiện hơn người miền Bắc. Sự khác biệt nên được mỗi chúng ta tôn trọng, đừng lấy một vài gương xấu để "vơ đũa cả nắm" cho toàn bộ những người có quan hệ ruột thịt của mình, muốn họ hòa nhập phải dùng bàn tay che chở, giúp đỡ chứ đừng có chê bai, khinh bỉ. Động vào người Bắc (nhất là dân đất Cảng) thì đừng có yên, hihi.
À mà tôi từng nghe ai nói Tổng Bí thư chỉ toàn người Bắc và dân Bắc muốn điều khiển người Nam. Oh my god! TBT Trần Phú người Phú Yên, Lê Hồng Phong người Nghệ An, Hà Huy Tập (Hà Tĩnh), Lê Duẩn (Quảng Trị),... Rồi biết bao lãnh đạo người miền Nam giữ các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị, như Chủ tịch Tôn Đức Thắng, gần đây là Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,...
Dù là người Bắc, nhưng tôi không phủ nhận những nhược điểm cố hữu của người quê mình và hi vọng trong thời đại hội nhập, sự giao thoa văn hóa cùng với sự phát triển kinh tế thì người dân sẽ thay đổi phần nào. Nhân đây cũng mong mọi người không nên đánh đồng người vùng này thế nọ thế kia nhé, đặc biệt không dùng từ ngữ như Bắc Kỳ, Nam Kỳ để chia rẽ sự đoàn kết dân tộc.
Thân,
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất