Chẳng khó để nghe một vài người miền Trung hoặc người miền Nam nói về những ấn tượng của mình khi tiếp xúc với người miền Bắc, và trong đó có thể là những ấn tượng xấu, chẳng hạn như: thô tục, lỗ mãng, thiếu sự thân thiện, quỵt tiền, làm ăn gian dối, hà tiện, chuộng hình thức, ăn thịt chó... Đáng buồn hơn, một phần không ít trong số đó gọi người miền Bắc là "Bắc Kỳ". Vậy nguyên nhân do đâu và có phải đó là những nhược điểm cố hữu của người miền Bắc? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Thứ nhất, xin thưa rằng trong xã hội luôn hội tụ đủ loại người và ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều vậy, sẽ luôn tồn tại những người tốt và không ít những người sống chưa tốt, từ xưa đến nay trong bất kỳ thời đại nào. Chúng ta chấp nhận chung sống với nhau, vì không cá thể nào có thể sống được nếu thiếu tập thể. Vậy tại sao búa rìu luôn hướng về người Bắc? Đơn giản vì tích cách, phong cách sống và văn hóa của người Bắc có phần khác biệt so với những vùng miền còn lại.
Trước hết là điều kiện tự nhiên, miền Bắc đồng bằng chiếm tỉ lệ rất ít, trong khi miền núi và trung du chiếm tuyệt đại đa số, dân cư (nói về người Kinh) tập trung với mật độ cao (số 1 cả nước), bình quân mỗi người chỉ có 1 sào đất (360 m2). Như vậy, từ "đất chật người đông" sẽ khiến cho việc canh tác nông nghiệp không được quy mô như miền Tây Nam Bộ, sản lượng lương thực trên đầu người vốn không cao (đặc biệt là trước khi áp dụng các tiến bộ KH-KT), người miền Bắc đã xoay đủ nghề để kiếm sống. Và công việc buôn bán trở thành nguồn thu nhập lớn nhất cho người dân, đúng như câu nói "phi thương bất phú", ông Ngô Đình Diệm từng nói: "Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền". Theo tôi điều đó đúng một phần, vì chúng ta đều chịu ảnh hưởng với người Trung Quốc, mà Hoa Kiều khắp nơi trên thế giới đều được đánh giá rất cao trong lĩnh vực thương nghiệp. Quay trở lại vấn đề đang bàn, ngoài canh tác nông nghiệp với nền "văn minh lúa nước rực rỡ" và công việc buôn bán "giỏi giang" thì người miền Bắc còn rất giỏi làm đồ thủ công mỹ nghệ, như dệt vải, làm gốm, làm tranh,... Nhưng phải thiên tai khắc nghiệt hàng năm, lũ lụt, giá rét, nắng nóng thì đời sống người dân còn nhiều khổ cực, phải ly hương tìm con đường nuôi bản thân và gia đình. Xuất phát từ đó, người Bắc rất tiết kiệm, họ làm 10 chỉ dám tiêu 1,2, còn lại để giành cho những lúc rủi ro, cho con cái ăn học, lấy vợ, làm nhà,... Và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lại chịu ảnh hưởng nặng nề lễ giáo phong kiến,  đa phần người Bắc ít khi mở lòng, khá dè dặt khi tiếp xúc người ngoài. 
Xét về khía cạnh lịch sử, nước Việt Nam chúng ta ngày đầu mới lập nước, so với bây giờ khác rất nhiều. Hơn bốn nghìn năm lịch sử, trải qua hàng nghìn cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, những thăng trầm lịch sử của ta và các nước láng giềng và những cuộc mở mang bờ cõi của cha ông, đất nước ta mới có hình dạng chữ S như ngày hôm nay. Người Kinh trên toàn đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc từ miền Bắc, sau những lần khai phá, lập ấp, mở xóm làng xuống phía Nam, thì chúng ta đã hình thành nên những cộng đồng người Kinh hùng mạnh, lấn chiếm dần phần đất của những dân tộc ít người như người Chăm, Khmer,... Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi thời vua Minh Mạng đã có công hoàn thiện tấm bản đồ đến mũi Cà Mau. Rồi năm 1974, khoảng triệu người Công giáo miền Bắc di cư vào miền Nam sau Hiệp định Geneve, hay sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, nhiều chiến sĩ giải phóng quân đã ở lại xây dựng chính quyền, lập gia đình và sinh sống tại đó, cả chính sách đưa người Bắc lên Tây Nguyên làm kinh tế mới nữa. Vậy, nếu ai đó chửi Bắc Kỳ, há chẳng phải đang chửi tổ tiên, cha ông mình sao?
(Còn nữa)
Đọc thêm: