Nhân dịp học bổng chính phủ Irish Aid vừa công bố kết quả và các học bổng chính phủ khác cũng chuẩn bị vào “vòng sinh tử”, mình viết bài này vừa động viên và cũng vừa tổng kết kinh nghiệm làm việc hỗ trợ các bạn săn học bổng du học 1 KÈM 1 của team Mentor.

Team Mentor bọn mình thành lập được 5 năm và cho đến nay là nền tảng kết nối (platform) duy nhất của Việt Nam để hỗ trợ người săn học bổng (Mentee) & người có kinh nghiệm hỗ trợ săn học bổng (Mentor) gặp gỡ và làm việc cùng nhau trong vài tháng đến lúc bạn bấm nút nộp hồ sơ săn học bổng. Quá trình hướng dẫn này chỉ diễn ra 1 KÈM 1 và chỉ có 1 Mentee & 1 Mentor làm việc cùng nhau 1 cách tích cực nhất. Chính vì vậy, trong 5 năm qua, những hỷ nộ ái ố về học bổng du học hay các case study mỗi bạn Mentee thì phải lên đến con số hơn 5000 bạn đã gửi hồ sơ. Chắc chắn đủ “smart data” để viết 1 bài có nhiều thấu hiểu học bổng chính phủ như bài này.
Chúng ra cùng nhau vén những bí mật của học bổng chính phủ dành cho bậc Thạc sĩ nhé!
1.Hiểu biết về học bổng chính phủ
Bạn có tin không? Cùng 1 học bổng toàn phần Liên minh Châu Âu Erasmus Mundus, 2 người cùng đỗ năm đó 1 Sài Gòn và 1 Hà Nội thì ứng viên đến từ Sài gòn chỉ biết chương trình đó trong quá trình bạn ấy apply học bổng chính phủ Mỹ Fulbright cùng team Mentor bên mình. Trong khi đó, ứng viên từ Hà Nội thì đã nghiên cứu và biết trước từ khi còn là sinh viên Đại học.
>>Bài học rút ra: có thể đây xuất phát từ 2 vùng miền, SG khi cần thì mới tìm hiểu và có thể là trong con mắt người SG thì đi học chủ yếu vẫn là du học tự túc. Có bạn ở SG mãi đến gần ra trường mới có ý định đi du học, còn bạn ở HN thì “em đã ấp ủ mơ ước học bổng du học từ khi còn học cấp 3” (Trích đoạn từ các bạn email đến Mrs. Hoài Trần – CEO nguonhocbong.com hơn 5 năm qua). Chính vì vậy, quá trình tìm hiểu về học bổng của các bạn miền Bắc cơ bản sâu hơn miền Nam vì đơn giản họ đã nghĩ từ lâu.
2.Nhà nước & trung ương
Các bạn vẫn biết tại Việt Nam thì Hà Nội là thủ đô. Vì vậy, các cơ quan to bự nhất của nhà nước cũng nằm ở đây. Và 2 học bổng nhắm đến khối nhà nước, trung ương cụ thể như học bổng chính phủ Nhật (JDS) với 60 suất, học bổng chính phủ Úc (AAS) với 50 suất. AAS trước đó là cho cả Tiến sĩ và số suất học bổng cao nhất từng là 150 suất học bổng Thạc sĩ. Sơ bộ hiện nay, 2 học bổng này cộng lại mà tuyển đủ người là 110 ứng viên – 1 con số mà gom cả Irish Aid 30 trai xinh gái đẹp đến Ireland uống bia Guiness, Chevening thường là 20-25 (thực tế ghi unlimited nhưng thường là 20-25 là cùng) đi thăm Big ben, Fulbright tối đa 25 bạn chạm “học bổng Mỹ trong tầm tay”, học bổng chính phủ Thụy Điển SISGP đưa tối đa 9-10 bạn Việt Nam đến Bắc Âu ngắm tuyết trăng như kem, học bổng chính phủ New Zealand Asean free ship 9-10 bạn với học bổng toàn phần Thạc sĩ  cùng 3 bạn với học bổng Tiến sĩ để ăn miễn phí Kiwi.
Ngót ngét 5 cái học bổng chính phủ không phân biệt đối tượng ứng viên đến từ khối tư nhân hay nhà nước kể trên cũng chỉ vừa bằng Nhật & Úc cấp cho khối nhà nước.
>>Bài học rút ra: khối làm việc công quyền trong nhà nước & trung ương thì đa phần là ở ngoài Bắc. Đó cũng là lí do cho nhiều mà người Sài gòn cũng ít được.
Chú ý: học bổng AAS có quota cấp cho khối tư nhân. Nhưng số lượng rất rất hạn chế. Mình đã từng đi nghe 1 event Offline tại TP.HCM 1 bạn khối tư nhân đạt học bổng toàn phần AAS dõng dạc cầm Mic nói “Học bổng AAS không phân biệt khối tư nhân hay nhà nước”. Cả 50 bạn ngồi ở dưới gật gù ghi chép mà mình cảm thấy thương các bạn. Để công bằng, bạn lên website chính thức của AAS (link) là biết rõ nha.

3.Thư giới thiệu quyền lực
Có 1 lần, 1 bạn Mentor bảo với mình là trước đây có support 1 ứng viên fail vòng hồ sơ. Nhưng sau đó cập nhật 1 thư giới thiệu (LoR) của 1 bác Thứ trưởng, trong thư đại loại là hãy cho bạn ứng viên đó đi học vì bạn đó tương lai là nhân sự cốt cáng của Bộ. Bạn ấy đã được luôn suất học bổng free ship đi học. 1 lần khác, mình có nghe bạn học trò nói là Úc gửi form cho Alumni để xem họ có tiến cứ ứng viên nào tốt để trở thành AASer không.
>> Bài học rút ra: có người ở trên cao viết 1 bức thư như vậy hay làm Referral thì chỉ có thể ở miền Bắc. Dân Sài gòn chủ yếu làm ăn, thương mại. Cũng có networking nhưng có cao thì cũng không cao bằng ở Hà Nội.
4.Tiêu chí ngầm của chính phủ nước cấp học bổng
Cái gì mà “ngầm” thì chỉ làm lâu và sâu sát như bọn mình mới nhìn thấy được. Và điều này sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển của chính phủ đó trong bán kính 5-10 năm với Việt Nam. Chủ yếu chính phủ vẫn muốn nhắm đến những người sau này sẽ làm lợi cho đất nước của họ càng nhiều càng tốt.
Có 1 lần được nhờ support mock-interview cho 1 ứng viên đã từng đạt học bổng toàn phần tại Nhật rồi. Sau đó về Hà Nội đi làm. Nhưng bạn ấy vẫn muốn đi học thêm 1 bằng Thạc sĩ nữa, lại cũng muốn đi bằng học bổng chính phủ. Và người này rốt cuộc vẫn pass. Mình nhìn rõ lí do bạn ấy được vì vị trí bạn ấy đang làm việc sau này sẽ có lợi cho quốc gia trong khối Châu Âu như thế nào. Và bạn ấy chắc chắn là người Hà Nội.
>> Bài học rút ra: nếu đã là tiêu chí ngầm thì lỡ có fail bạn cũng đừng buồn. Thực tế, các học bổng chính phủ hiện nay cũng bớt “mặn” với các bạn đã học Master ở nước ngoài apply tiếp học bổng để học  Master thứ 2.
Chú ý: các bạn học Đại học tại nước ngoài hoặc trường quốc tế tại Việt Nam như RMIT thì cơ hội apply học bổng chính phủ vẫn công bằng nhé. Vì vậy, hãy mạnh dạn nộp học bổng chính phủ toàn phần nhé! Quan trọng la đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng là được.
5. Đội ngũ Alumni hùng mạnh
Phải nói trong bán kính 10 năm qua, số lượng thực tế người Hà Nội đi học với các suất học bổng chính phủ toàn phần chiếm khá nhiều (Bạn không tin thì cứ hỏi những bạn đã đạt được học bổng thì trong năm đó tỉ lệ các bạn đến từ các vùng miền ra sao thì sẽ rõ nhé). Chính vì vậy, tạo nên 1 lực lượng Alumni hùng mạnh truyền kinh nghiệm cho các bạn khác và phần nhiều học cũng được. Những insight của học bổng chính phủ hay những góp ý đều quý giá các bạn ah.
>> Bài học rút ra: người Sài gòn ít được học bổng hơn cũng có thể từ lý do này. Đó cũng là 1 phần công việc mà team mang đến đội Alumni hùng mạnh miền Bắc chỉ bảo cho người miền Nam để sỡ hữu những tấm vé FREE SHIP.
Mrs. Hoài Trần tại Edutech Singapore 2019
Vậy team Mentor đã/đang và sẽ tiếp tục làm những gì để làm hẹp khoảng cách này đối với người Sài Gòn?
1.Liên tục cập nhật các thông tin học bổng du học trên website để nhiều bạn được biết nhiều cơ hội hơn;
2.Phân tích rõ profile của Mentee thì hợp với học bổng chính phủ nào;
3.Làm video & livestream phân tích chi tiết học bổng chính phủ hàng năm có gì mới & cập nhật;
Hi vọng bài viết này sẽ ít nhiều giúp cả người Sài Gòn & người Hà Nội hiểu hơn về góc nhìn 360o với học bổng chính phủ toàn phần.
1.Bản quyền bài viết thuộc về Mrs – Hoài Trần – CEO nguonhocbong.com. Các bạn có thể re-post, chỉ cần note source nghen.
2.Đây là bài viết với kinh nghiệm & trải nghiệm cá nhân, các đóng góp & ý kiến khác luôn được chào đón để bức tranh học bổng chính phủ được rõ ràng hơn nhé!