Bán hàng có lẽ không còn là một nghề quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Có thể bạn đã từng được một nhân viên bán hàng tư vấn sản phẩm hoặc chính bạn là một nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là tại sao bạn không thể bán được hàng? Để lý giải cho câu hỏi này, chúng ta cần đặt ra một câu hỏi ngược lại:
Bạn đã đối mặt với các thách thức lớn nhất trong nghề bán hàng như thế nào?
Cùng tìm hiểu xem những thách thức đó là gì và phương pháp chinh phục nó như nào nhé!

1. Sự từ chối

Dám chắc rằng bạn (nhân viên bán hàng) có ít nhất một lần nhận được câu trả lời là "không" sau khi tư vấn về sản phẩm của mình. Vậy đó có thật sự là lời từ chối hay chỉ là suy nghĩ cá nhân bạn? Bạn có chắc rằng họ thật sự không có nhu cầu với sản phẩm của mình bởi vì họ đã trả lời "không"? Tôi từ chối mua tờ vé số của 1 chú bán vé số đơn giản vì tôi không thích cách chú ấy chèo kéo tôi mua cho bằng được, nhưng điều đó không có nghĩa lần gặp sau tôi vẫn sẽ không mua.
Có thật là bạn đang bị khách hàng từ chối?
Có thật là bạn đang bị khách hàng từ chối?
Cách bạn đối mặt với sự từ chối của khách hàng sẽ quyết định bạn là người bán hàng giỏi hay không. Nếu bạn cho rằng khi khách hàng nói không, bạn mang tâm trạng bị từ chối và ra về, điều đó chứng tỏ bạn không hề có năng lực trong ngành này. Thay vào đó, bạn hãy thử suy xét lại cách bán hàng của mình đã phù hợp hay chưa với đối tượng khách hàng đó? Bạn nên làm gì trong lần gặp tiếp theo? Những thông tin nào có thể gây ấn tượng cho khách hàng.

2. Quá dễ để gia nhập "Đại gia đình bán hàng"

Không cần nói cũng biết sự dễ dãi của nghề này khi tuyển dụng cao như nào. Bất cứ ai, bất cứ bằng cấp nào, bạn hoàn toàn có cơ hội trở thành một nhân viên bán hàng. Và điều này khiến cho người bán hàng dễ cảm thấy mất động lực và vây quanh là những sự tiêu cực. Phương pháp cho vấn đề này chính là "hãy nói không với tất cả sự tiêu cực có thể nhắm vào bạn". Hãy ngừng nghe những nhân viên bán hàng khác than thở về nghề này, ngừng nghe những lời rầy la của sếp hay thậm chí là cảnh báo mọi người ĐỪNG ĐƯA SỰ TIÊU CỰC ĐẾN ĐÂY.
Khi bạn đặt những người tiêu cực vào môi trường bán hàng, bạn sẽ phá hủy năng lực tập trung, khả năng sinh lời và hiệu suất làm việc của bạn.

3. Sự cạnh tranh

Hãy tưởng tượng, bạn đi tư vấn sản phẩm cho khách hàng, và khách hàng bảo với bạn rằng "Bạn nhân viên A cũng bán sản phẩm tương tự sản phẩm của cậu nhưng giá thấp hơn nhiều". Lúc đó, bạn sẽ làm gì? Bạn muốn giảm giá xuống để cạnh tranh với nhân viên A đó? Không, chúng ta không cần cạnh tranh, hãy kiếm soát và làm chủ sản phẩm của bạn.
Đừng cạnh tranh về giá, hãy tạo sự khác biệt
Đừng cạnh tranh về giá, hãy tạo sự khác biệt
Nếu chính bạn không tạo ra sự khác biệt trong cách bán hàng của mình thì những người khác vẫn sẽ luôn bán chạy hơn bạn. Và nếu bạn lựa chọn phương pháp giảm giá để cạnh tranh, vậy thì bạn sẽ luôn phải giảm mức giá xuống bất kể khi nào có đối thủ về giá xuất hiện. Bạn là người bán hàng, bạn là người truyền thông tin sản phẩm đến cho khách hàng và nhiệm vụ của bạn là giữ nguyên giá trị của sản phẩm, đừng vì cạnh tranh mà làm giá trị cốt lõi của nó bị giảm đi.

4.Kiến thức về sản phẩm

Với sự phát triển của Internet, khách hàng hoàn toàn có thể tra cứu sản phẩm của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau: Fanpage, Google, Instagram, Tiktok,... Vì vậy, khách hàng không cần những thông tin cơ bản từ bạn. Khách hàng chấp nhận nghe tư vấn từ bạn chứng tỏ rằng vẫn còn một vài vấn đề mà họ còn đang chưa được giải đáp. Từ đó, nhiệm vụ của bạn đó là hãy chọn lọc kĩ càng kiến thức về sản phẩm của mình. Hãy nắm chắc các thay đối của loại mới so với loại cũ, hãy đưa ra các so sánh cụ thể cho khách hàng thấy rõ hơn về các công dụng của sản phẩm.
Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách lớn cho cá nhân người bán hàng, bời vì với sự cố gắng cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp, bắt buộc các nhân viên bán hàng phải thường xuyên update kiến thức sản phẩm, sau đó chắt lọc và so sánh với các sản phẩm trước đó để có thể đáp ứng mọi thắc mắc của khách hàng.

5. Niềm tin vào sản phẩm

Bạn có thực sự tin vào sản phẩm mình bán? Hãy chắc chắn 100% điều đó, sẽ không ai muốn mua một sản phẩm mà ngay cả người bán cũng nghi ngờ về chất lượng của nó. Chỉ khi bạn tin vào sản phẩm của mình là tốt nhất, bạn mới có thể tự tin để tư vấn cho khách hàng. Sự tự tin của người bán hàng sẽ rất dễ chiếm được lòng tin của người mua, họ thấy được ở bạn một sự cam kết vô hình thúc dục họ muốn mua sản phẩm của bạn.
KẾT LUẬN
Có quá nhiều thách thức mà những nhân viên bán hàng có thể gặp. Hãy đón chờ những phương pháp đối mặt với thách thức ở phần tiếp theo nhé.