Đây là 1 bài viết được up trên trang Facebook cá nhân. Vào mỗi tuần tôi đều viết 1 bài để thể hiện suy nghĩ của bản thân cũng là để tìm người cùng tranh luận, giúp tôi phát triển thêm trong suy nghĩ. Với cộng đồng Spiderum thì thông tin trong bài đã quá quen thuộc nhưng  ở ngoài kia không phải ai cũng đã biết vậy nên tôi viết để có thêm người biết, có thêm người nghĩ, có thêm người hiểu... "T" trong bài tất nhiên là ngôi 1 còn "m" có thể là ngôi 2 cũng có thể là ngôi 1
Ở quê t bây giờ, người người nhà nhà cho con đi xuất khẩu lao động bởi điều đó giúp gia đình họ có thêm 1 khoản thu nhập kinh tế lớn hơn con số mà có thể tạo ra ở Việt Nam. Cũng là do đã có minh chứng rõ ràng từ những vùng quê khác đã thay da đổi thịt nhờ việc đi xuất khẩu lao động. Các thế hệ trẻ lớn lên được định hình rằng sẽ phải đi xuất khẩu lao động để đổi lấy tương lai. Họ biết về khoản thu nhập, biết về sự khổ cực, biết về sự bạc bẽo nhưng họ có thực sự biết hay cao hơn là hiểu cách XKLD làm cho họ giàu không?
Nói đơn giản là việt kiều đi làm nước ngoài gửi tiền về nước thì nước sẽ giàu lên nhưng như thế nào?
-Sự giàu có của 1 đất nước được tính bằng kích cỡ nền kinh tế hay gọi là Tổng sản phẩm quốc nội(GDP). Đồng tiền được gửi về nước đó sẽ được tính vào GDP là 1 số dương cho dù hàng hóa xuất đi(con người) có giá trị lớn hơn nhiều như thế tuy được trả lại nhưng hao mòn cũng nhiều hơn thế - thật thú vị...
Nhưng khoảng 20tr gửi về/ tháng thì thấm thoát vào đâu trong con số >6.000.000.000.000.000vnd GDP năm 2019
-Đúng, nếu tiền gửi về mà giữ trong nhà thì m vừa thiệt mà nước cũng chẳng giàu, gửi tiền vào ngân hàng thì may ra bởi tiền mặt mỗi năm luôn có sự mất giá mà kinh tế gọi là lạm phát, giữ tiền trong nhà nhà vừa mất giá vừa lo trộm thì giữ làm gì? Giống như thấy trước đây, "2 nghìn 5 điếu vina, 1 nghìn 2 thằng gọi thêm được cho mình 1 cốc trà đá..." còn bây giờ thì... chỉ được 2 cái singum.
Gửi tiền vào ngân hàng thì khác hơn 1 chút, tuy rằng m chưa trực tiếp đưa đồng tiền vào lưu thông nhưng khi tiền vào ngân hàng, nó sẽ là nguồn vốn lưu thông được ngân hàng sử dụng vậy mới có tiền lãi trả m mỗi tháng( nói tiền lãi cho sang vậy chữ nó cũng chỉ dự trù cho lạm phát... có khi còn không đủ...)
Vậy công thức đúng cho sự giàu có đó là: Tiền kiều hối gửi về -> Lưu thông -> Lưu thông -> Lưu thông -> Lưu thông -> Lưu thông ->....
Ví dụ: m đưa tiền về xây nhà(2 tỷ) =>Thuê thầu xây dựng(2 tỷ)-> Mua VLXD từ Các cửa hàng(1tỷ5) -> Các nhà cung cấp VLXD(1 tỷ)-> Các nhà cung cấp nguyên liệu(0,5 tỷ)-> Nhân công(0,25 tỷ)-> Cửa hàng tạp hóa, chợ(0,125 tỷ)->...
Vậy là ví dụ đó, từ 2 tỷ đã sinh ra khoảng 5 tỷ GDP mà thực tế thì nó còn lòng vòng và to hơn thế. Nhưng chú ý rằng ở mỗi giai đoạn lưu thông luôn có 1 khoản thặng dư được giữ lại đó là cách mà chúng ta giàu – nằm trong chuỗi lưu thông, nắm 1 đầu mối của lưu thông.
Tư bản không sinh ra trong lưu thông nhưng không thể xuất hiện ngoài lưu thông? Ngẫm lại, trao đổi là ngang bằng giá trị thì thặng dư ở đâu ra?
Là ngang bằng giá trị nhưng không phải ngang bằng giá cả, giá cả bằng giá trị khi giá cả bằng giá trị đầu vào cộng với giá trị m tạo ra :)) Bởi vậy giá trị là giá cả nhưng chưa chắc giá cả là giá trị. Đau đầu chưa...
Cũng thấy GDP là thuật ngữ vĩ mô, nó cho thấy sự lớn mạnh của kinh tế khu vực nhưng nó không cho thấy giá trị thật. T và m thấy nó trên nhiều báo đài nhưng nó cũng chỉ để chém gió và mang lại sự ảo tưởng giống như cái cách nó thổi phồng giá trị thật. Rồi đến 1 ngày như quả bóng căng hết sức chứa...*bùm* Lạm phát said: Surprise Mother.....
Vậy với ai đã, đang và sắp đi XKLD thì xin cho t khuyên 1 lời: Khi đi XKLD đừng để mình chỉ bị hao mòn, hãy học hỏi kỹ năng từ nơi đó để m tự có thêm 1 giá trị thặng dư giúp ích cho đất nước và khi m đã làm được điều trên thì điều thứ 2 không đáng phải khuyên là hãy nằm trong mắt xích lưu thông chứ không phải để bị vắt kiệt ở đầu lưu thông. Quan trọng nhất là đi làm Việt kiều thì hãy có ngoại hối về chứ đừng làm đâu ăn tiêu ở đó, vậy thì cái mục tiêu của m lại không hoàn thành rồi!
Nói thêm, tính GDP theo vùng nhỏ hơn: Không chỉ có GDP so sánh giữa từng đất nước, từng vùng quê cũng có sự so sánh với nhau. Đơn giản lắm, là nhà ở đó to hơn, dân ở đó ăn sang hơn, mặc đẹp hơn,... đấy là 1 mặt của lưu thông là lưu thông thoải mái hơn, có phải GDP cũng cao hơn không? GDP cũng thể hiện sự sảng khoái khi có tiền vậy đấy. Con người mà hào phóng cho đi giá trị, không có sự góp mặt của tích trữ giá trị, há chẳng phải ai cũng được ăn ngon mặc đẹp là giá trị lại thêm giá trị đó sao? Đó cũng là cái xã hội cộng sản tương lai, cái mà đất nước ta đang hướng tới đấy!
T thì không đi làm nước này nước nọ chỉ đi làm 200 cây quanh nhà. Ngoài ăn uống, còn lại thì t mang về nhà tiêu, theo t đó là góp phần xây dựng quê hương rồi.
Mà nói, khi tiêu t không tiếc bởi t tâm niệm là họ xứng đáng với giá họ đưa ra, và khi họ nhận được giá trị dễ dàng hơn thì họ cũng cho đi dễ dàng hơn thế là t đã 1 phần giúp đỡ được thêm ai khác ngoài kia hay là mình của mai sau nữa.
Nhưng xã hội ai cũng nghĩ mình khôn hơn, họ thầm cười vào những kẻ như t, họ sống tư bản nhưng không biết rằng trong vô thức họ đang bóp dần cổ mình như cái cách mà nó biến cứu người là đạo đức thành cứu người là có tiền, giáo dục là trách nhiệm thành giáo dục là có tiền, làm quan là để lo cho dân thành làm quan để có tiền,... là cái cách mà xã hội biến từ thiên đàng thuở sơ khai thành địa ngục hiện tại. Nhưng chắc họ cũng chỉ nghĩ “trái đất biến thành địa ngục trần gian vì zombie đi lại khắp mọi nơi, hãy lên đường cùng Songoku cùng tuyệt kỹ kamejoko đi khắp nơi tiêu diệt zombie giải cứu trái đất...”(cái này mai t hỏi bọn con nít xong cập nhật tiếp cho nha :)) )
Cũng tốt, họ hạnh phúc là được.
Chỉ là cũng “Nhiều khi t thấy tiếc niềm thân ái mà t đã vội trao”...
Vậy đấy!