Mỗi khi mình nghe mọi người kết luận việc võ thuật thế giới có thể tạo ra đến hàng trăm triệu đô mỗi sự kiện chỉ nhờ vào việc hợp pháp cá độ, thì nói thật là mình có hơi "ngán".
Trận đấu giữa Mayweather và Pacquiao đã đem về cho cả 2 võ sĩ hơn 100 triệu đô la
Trận đấu giữa Mayweather và Pacquiao đã đem về cho cả 2 võ sĩ hơn 100 triệu đô la
Cá độ nó chỉ góp một phần nhỏ vào việc đẩy giá trị của một trận đấu lên cao mà thôi. Không tin thì thử điểm qua mấy cái này nhe.

Giá trị thật sự của thể thao

Thành thực mà nói, thể thao hay các ngành giải trí khác bản chất của nó vốn không tạo ra một giá trị gì cả trừ giá trị tinh thần. Cụ thể hơn là thi đấu thể thao không thể tạo ra một dịch vụ gì giúp đỡ cho người khác hay bán một sản phẩm hữu hình gì cho người khác.
Các trận đấu võ thuật thật sự không tạo ra một giá trị gì hữu hình cho người khác
Các trận đấu võ thuật thật sự không tạo ra một giá trị gì hữu hình cho người khác
Xin đừng nhầm lẫn điều này với các ngành sức khỏe, hay dịch vụ thể thao. Nếu bạn cho người khác thuê sân đá bóng, bạn phục vụ cho nhu cầu vui chơi thể thao của người khác. Nếu bạn mở một phòng tập tạ, bạn phục vụ cho nhu cầu tập luyện của người khác.
Tuy nhiên, khi một VĐV thể hình Olympia khi gồng ra 6 múi không thật sự giúp một ai trở nên khỏe mạnh hơn. CR7 ghi bàn cũng không thể tạo ra một dịch vụ để mọi người được vui vẻ (vì rõ ràng những anti của CR7 sẽ rất khó chịu).
CR7 có là "vua phá lưới" thì cũng không trực tiếp tạo ra một giá trị nào cho khán giả (trừ dân cá độ)
CR7 có là "vua phá lưới" thì cũng không trực tiếp tạo ra một giá trị nào cho khán giả (trừ dân cá độ)
Thể thao chỉ tạo ra cảm xúc, giống hệt với các loại hình nghệ thuật. Do đó, có thể nói rằng các trận thi đấu thể thao vốn không thật sự tạo ra một giá trị gì hữu hình. Cũng từ đó, có thể nói rằng giá trị mà các trận đấu thể thao đem lại là một giá trị vô hình.

Giá trị vô hình – Vì vô hình nên dễ thổi giá

Khi nhắc đến những giá trị vô hình và hữu hình, hãy thử liên tưởng đến điều sau: Một bát cơm (giá trị hữu hình), một cục vàng (giá trị vô hình).
Về cơ bản trong lúc no đủ, chẳng ai thèm muốn có một bát cơm cả. Họ thường mong có được một cục vàng hơn. Tuy nhiên, giá trị của cục vàng vốn không có thật. Bởi lẽ, nếu thế giới này ai cũng có vàng, thì vàng sẽ không còn giá trị.
Dù vậy, ở bát cơm thì khác. Bất kể bạn giàu, nghèo ra sao, bạn vẫn phải ăn cơm. Nếu bạn không ăn cơm ngày hôm nay, thì ngày mai bạn sẽ phải ăn cơm. Không ăn cơm là bạn không sống được. Đó là giá trị hữu hình của bát cơm.
Vì bát cơm có một giá trị rõ ràng cụ thể, người ta dễ dàng định giá được nó. Họ có thể xem xét công sức trồng lúa, xay thóc, chất lượng giống... để định giá cho một bát cơm.
Vàng có giá trị chẳng qua là do nó đẹp, bền... và số lượng của nó vừa đủ. Đủ nhiều để có thể trở thành một đơn vị kinh tế ổn định. Đủ ít để không phải ai cũng có thể khai thác và sản xuất nó như đất, cát.
Vàng có giá trị chẳng qua là do nó đẹp, bền... và số lượng của nó vừa đủ. Đủ nhiều để có thể trở thành một đơn vị kinh tế ổn định. Đủ ít để không phải ai cũng có thể khai thác và sản xuất nó như đất, cát.
Vàng có giá trị chẳng qua là do nó đẹp, bền... và số lượng của nó vừa đủ. Đủ nhiều để có thể trở thành một đơn vị kinh tế ổn định. Đủ ít để không phải ai cũng có thể khai thác và sản xuất nó như đất, cát.
Nhưng nếu người ta không có hàng hóa hay dịch vụ để trao đổi, vàng mất đi vai trò làm vật trung gian trong giao dịch, và do đó, vàng mất giá.
Quay trở lại với thi đấu thể thao, như đã nêu trên, các trận đấu không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa hay cung cấp một dịch vụ gì. Thay vào đó, nó chỉ có tính chất làm trung gian cho các dịch vụ, sản phẩm khác. Chẳng hạn như dịch vụ giải trí (cá độ, xem truyền hình...) hay sản phẩm (đồ ăn, thức uống bán trong sân vận động, đồ merchandise...).

Thể thao trong kinh tế học

Trong kinh tế học có một khái niệm như sau: “Giá trị là do người mua quyết định chứ không phải do người bán.” Do đó, cuộn giấy lau nước mắt của Messi có thể lên giá được hàng tỉ đồng không phải là do nó có giá trị thực sự như vậy, mà là do có một người sẵn sàng trả cả tỉ đồng để có được cuộn giấy đó.
Khăn lau của Messi vốn không có giá trị. Nhưng nhờ có một người sẵn sàng trả cả tỉ đồng, chiếc khăn ấy mới có giá cao.
Khăn lau của Messi vốn không có giá trị. Nhưng nhờ có một người sẵn sàng trả cả tỉ đồng, chiếc khăn ấy mới có giá cao.
Như vậy, các trận đấu thể thao có giá trị lớn trong hiện tại đều là nhờ bàn tay đẩy giá của các chuyên gia thổi giá. Họ sắp đặt các sự kiện, đôi khi là tạo ra scandal, hoặc cố tình hoãn trận đấu, dàn xếp kết quả trận đấu để có thể thổi giá lên mức cao nhất có thể. Rồi từ đó, các nhà tổ chức mới lấy giá trị đó để đàm phán với các bên hợp tác, trong đó có cá độ.
Như vậy, cá độ không phải là yếu tố tiên quyết để tạo ra được giá trị cho một trận đấu. Các nhà thổi giá mới làm được điều đó.

Kết

Chưa chắc thứ quan trọng mới là thứ có giá trị cao hơn. Đa phần những thứ có giá trị cao là thành quả của việc thổi giá.