Vì sao chúng ta tranh cãi về những điều trừu tượng?
Khi biết được chỗ tôi thuê nhà và nơi tôi làm việc, mọi người thường hỏi rằng vì sao tôi ở xa nơi làm việc đến vậy. Và tôi cũng kiểu...
Khi biết được chỗ tôi thuê nhà và nơi tôi làm việc, mọi người thường hỏi rằng vì sao tôi ở xa nơi làm việc đến vậy. Và tôi cũng kiểu nửa đùa nửa thật rằng như vậy thì mỗi lần đi làm tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về cuộc đời. Ai cũng suy nghĩ về nhiều thứ, và tôi cũng có nghĩ về nhiều thứ. Tôi thường nghĩ về những thứ trừu tượng để hình dung xem chúng thực sự là như thế nào. Mỗi khi tôi cố gắng nói ra chúng dưới ngôn ngữ của mình thì đa phần mọi người thấy khó hiểu hoặc là... hiểu theo một hướng khác. Tôi cũng không ngạc nhiên lắm về điều này. Bởi vì những thứ đó không phải là một mẩu bánh mỳ hay một ly nước. Chúng ta thường không có cái nhìn chung về những thứ mà ta chưa từng nhìn thấy bao giờ. Và đặc biệt khi nhắc đến một thứ trừu tượng, ta sẽ hình dung ra luôn theo cách nghĩ của mình. Xong cuối cùng thì ta tranh cãi với nhau về chúng.

Gần đây thì tôi vừa tìm thấy một thứ hiền hòa hơn, không phải để nói về những thứ trừu tượng, mà dùng để giải thích - một cách dễ hiểu hơn - vì sao việc tranh cãi xảy ra giữa chúng ta là một điều hoàn toàn bình thường. Mục đích là giúp chúng ta giải nhiệt các cuộc tranh luận và có thể dẫn dắt việc tranh luận đi xa hơn - Tất nhiên là với điều kiện nếu họ chấp nhận nghe lời ta giải thích. :)))
Và cái mà tôi tìm thấy là ở dưới đây:
------------------------
Đây là một cái ghế. (tất nhiên nó chỉ là một cái hình - nhưng hãy đồng thuận với tôi là chúng ta đang nói về cái ghế thật nhé)
------------------------
Đây là một cái ghế. (tất nhiên nó chỉ là một cái hình - nhưng hãy đồng thuận với tôi là chúng ta đang nói về cái ghế thật nhé)

Còn đây là cái mà trí óc con người hình dung về "cái ghế"

Đây là cái mà con người mô tả - nói về "cái ghế" cho một người khác hiểu.[["Cái ghế" có 4 chân, bằng gỗ, có lưng tựa, chuyên dùng để nâng đỡ cơ thể trong tư thế ngồi.]]
Đặt ba cái này lại gần nhau chúng ta sẽ có tác phẩm [One and Three Chairs - Joseph Kosuth]
Đặt ba cái này lại gần nhau chúng ta sẽ có tác phẩm [One and Three Chairs - Joseph Kosuth]
![[One and Three Chairs - Joseph Kosuth] [One and Three Chairs - Joseph Kosuth]](https://scontent.fsgn2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/53654701_2327105080643414_1532145483093377024_o.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQmYGmPNxMxT1BQcY4tTPgSFBtoeresBM4yvCiT3HgrsTvd9Uu2h_6X_jhwINgvtk1o&_nc_ht=scontent.fsgn2-1.fna&oh=0c2944166b7a5aac607a9b5244854014&oe=5D81F089)
Nó là một kiểu nghệ thuật sắp đặt, có thể dùng để bla bla bla,...
------------------------
Nó đặt ra cho con người một câu hỏi mang tính triết học: Đâu mới là cái ghế thực sự?
Phần mô tả về cái ghế bằng chữ viết giống như cách chúng ta nói chuyện với nhau khi bàn về "cái ghế". Bức hình trên tường là đại diện cho cách mà ta nghĩ và hình dung về cái ghế. Còn cái ghế thực sự thì nó tồn tại ở đó, bất chấp bạn nghĩ gì và nói về nó như thế nào cũng không thể làm cái ghế đó thay đổi.
Chúng ta có "mô tả" giống nhau về cái ghế, hình ảnh chúng ta hình dung về cái ghế cũng khá giống nhau. Vì cái ghế có thật, gần như ai cũng từng một lần nhìn thấy. Do vậy chúng ta sẽ không tranh cãi với nhau xem cái gì mới là cái ghế, và cái ghế thật sự trông như thế nào. Chúng ta không tranh cãi về điều đó.
Nhưng hãy lấy một ví dụ khác, về những thứ trừu tượng thì khác, Tình Yêu chẳng hạn (tôi rất là thích lấy ví dụ là tình yêu). Mọi người nói xem nó có tồn tại không? Nếu bạn cho rằng nó không tồn tại, thì chúng ta không cần bàn nữa. Nếu bạn cho là có, vậy thì đã có bao nhiêu người "nhìn thấy" tình yêu rồi nào? Tôi mạnh dạn đoán có vài người đã biết rồi (trên tổng toàn dân số thế giới. :3)
Hãy xem bức hình tiếp theo nào, chúng ta sẽ làm một bức hình tương tự như cái tác phẩm bộ ba cái ghế [One and Three Chairs] ở trên. Đây là Bộ ba Tình Yêu.

Chẳng lạ gì, chúng ta đều được nghe kể về tình yêu. Gần như chưa có ai thực sự biết nó như thế nào. Thậm chí hình dung về nó cũng không chắc là đúng và giống nhau nữa.
Đấy chính là cách mà những điều trừu tượng tồn tại, có thật nhưng mơ hồ với con người. Và với mỗi người, chúng ta lại có một bộ ba riêng cho từng điều trừu tượng. Chúng thường giống nhau ở cái ô thứ nhất (thực sự) nhưng vô cùng khác nhau ở ô 2 và 3. Sự khác nhau này chúng ta gọi nó với một cái tên rất quen và dễ hiểu hơn nhiều: quan điểm. Việc tìm hiểu xem những điều trừu tượng (thực sự) là gì là một điều quan trọng với chúng ta. Nếu không biết chúng là gì, (hoặc chỉ cần biết gần đúng chúng là gì) thì làm sao mà chúng ta có thể đi tìm chúng được. Chẳng phải những thứ quan trọng với cuộc đời mỗi người đều là những thứ trừu tượng như tình yêu, hạnh phúc, thành công, sự viên mãn,... hay sao?

Nếu bạn đã đọc đến đây, thì chúng ta có thể tạm dừng việc tranh cãi với nhau về những điều trừu tượng. Nhưng vẫn rất cần cùng nhau tiếp tục bàn luận đề đi đến tiềm cận của chân lý. Nếu có vài bài đăng về những điều trừu tượng trong thời gian sắp tới, thì bạn có sẵn sàng tham gia bàn luận mà không tranh cãi không?
-ThanhCj-

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

luong1993
Trước đây mình rất thích tranh cãi, thậm chí là thói quen đó vẫn tồn tại âm ỉ trong mình đến tận bây giờ, chỉ là nó không dữ dội và kịch liệt như trước nữa. Mình nghiệm ra được một điều là chỉ nên nhìn các cuộc tranh cãi với mục đích tạo thêm cho mình được những khía cạnh, góc nhìn mới mẻ hơn trong cách tiếp cận vấn đề ( 1 trong những công năng rất hữu dụng của ngôn ngữ ) chứ không phải để ai hơn ai, ai thắng ai thua, mặc dù mình biết nói điều này sẽ chẳng ăn nhằm gì bởi phần lớn các cuộc tranh luận đến một hồi nào đó thì những người trong cuộc sẽ quay sang tấn công chính người đối diện, thay vì tập trung vào vấn đề đang tranh luận. Một quan điểm nữa của mình là ngôn ngữ thì luôn đi sau cảm nhận, nên người viết có thể dùng ngôn từ rất bay bổng, mĩ miều để mô tả về một nội dung nào đó nhưng người đọc hoàn toàn không cảm nhận được bất kì điều gì luôn, mặc dù vẫn có thể khen hay ( chắc cho vui miệng ).
- Báo cáo

duongAQ

ý cuối: mình nghĩ ko phải cho vui miệng, mà ở chỗ "chắc là"
Tức là người ta khen hay bởi người ta đoán là nó có thể hay, bởi họ ngại nói thẳng, nên nói theo 1 cách chung chung và khen ngợi 1 cách xã giao, để tỏ ra mình "có vẻ" hiểu biết và không muốn gây mất lòng người nhận lời khen đó (thay vì táng cho câu "nói như đấm vào đ..")
- Báo cáo

luong1993
Thì đó là mang tính câu nệ, xã giao thôi anh. Còn cái em đang nói là người ta bị cái vẻ bóng loáng của ngôn ngữ bề ngoài làm ngợp chứ không hẳn đã hiểu thực sự hoặc có cảm nhận ấn tượng về những điều mà người viết đề cập tới.
- Báo cáo