Ảnh bởi
softeeboy
trên
Unsplash
Không hẳn ai không xin lỗi dù họ biết họ sai là cứng đầu, hoặc họ chỉ không nhận ra đó là trách nghiệm của mình. Có rất nhiều lý do đằng sau việc này, không chỉ đơn thuần là họ không có trách nghiệm.
Có 3 lý do: Thứ nhất là mối quan hệ của bạn giữa họ không khăng khít đến nỗi họ phải xin lỗi bạn. Hoặc ngược lại, mối quan hệ của bạn và họ khăng khít đến nỗi họ cảm thấy khó chịu và ngại ngùng khi phải đưa ra một lời xin lỗi. Và lý do cuối cùng, đơn giản là họ nghĩ lời xin lỗi của mình không giúp cơn giận của bạn nguôi ngoai.
Những người nghĩ rằng một lời xin lỗi không hề quan trọng, thậm chí là không thừa nhận mình đã làm sai. Đối với loại người như họ, đưa là một lời xin lỗi như đang"đe dọa về mặt tâm lý" của họ và khiến họ, hoặc bạn, cảm thấy xấu hổ.
Những người không có lời xin lỗi thường cảm thấy cực kỳ tự ti. Vì thế, đôi khi sự vô thức của họ bị đánh thức, họ đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh, hoặc tìm từng chi tiết cơ bản thân để khỏi phải e thẹn. Thật không may, nhiều người cho rằng họ làm vậy vì họ cứng rắn, nhưng không, người mạnh mẽ mới là người vượt lên nỗi sợ hãi để chấp nhận đó là lỗi sai của mình.
Nhưng hiếm có người nào mạnh mẽ như thế. Xét về góc độ tâm lý, việc thừa nhận lỗi lầm sẽ gây cảm giác khó chịu và đau đớn, lòng tự trọng của chúng ta phải đủ cao để chấp nhận sự khó chịu đó.
Sai lầm mà chúng ta thường mắc phải khi đối mặt với một ai đó không có khả năng xin lỗi là trở nên giận dữ và cố gắng giành chiến thắng trong cuộc tranh cãi với họ. Nhưng thực tế đáng buồn là: Chúng ta sẽ không bao giờ giành chiến thắng.
Thật vậy, khoảnh khắc chúng ta đối đầu với kẻ không biết xin lỗi, bạn sẽ đâm ra tức giận và cố gắng bắt người đó xin lỗi bằng được. Thực tế bạn sẽ không bao giờ chiến thắng, dù họ có nói lời xin lỗi, đích thị là để đối phó với bạn. Trong tình huống này, thay vì bạn cằn nhằn, hãy bình tĩnh và trình bày quan điểm của bạn và sau đó rút khỏi cuộc tranh luận nếu kẻ đó vẫn không cất tiếng xin lỗi.
Nếu người không xin lỗi là người có mối liên hệ chặt chẽ, hãy tận dụng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn của bạn. Nhắc nhở bản thân rằng bên dưới vẻ ngoài bướng bỉnh, họ vô cùng dễ bị tổn thương.
Đấy là khi bạn áp dụng vào bạn thân của bạn, hãy cân nhắc giảm thiểu thời gian tiếp xúc với họ. Nhưng nếu đó là gia đình- thứ bạn cực kỳ thân thiết và tiếp xúc mỗi ngày, hãy làm hòa với họ. Thật vậy, chấp nhận là hành vi khó chịu nhất, khó làm nhất, đặc biệt khi họ làm một điều tổn thương bạn sâu sắc. Nhưng hãy bỏ qua việc đó đi, ý tôi là, thay vì chỉ ngồi đó cằn nhằn và mặt dày với họ, chẳng phải thời gian sẽ quý giá hơn nếu bạn giải quyết vấn đề đó?

Nguồn

Winch, G. (2021, July 12). We all know people who just can’t apologize — well, here’s why. Ideas.ted.com. https://ideas.ted.com/why-some-people-cant-apologize/