Vì Sao Trái Tim Là Biểu Tượng Của Tình Yêu?
Có vô vàn những biểu tượng tình yêu, không gì có thể so sánh được với hình ảnh của trái tim. Trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới, trái tim đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho tình yêu và cảm xúc đặc biệt.
Có vô vàn những biểu tượng tình yêu, không gì có thể so sánh được với hình ảnh của trái tim. Trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới, trái tim đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho tình yêu và cảm xúc đặc biệt. Tại sao một cơ quan cơ thể như trái tim lại trở thành biểu tượng tình yêu phổ biến như vậy?
Trái tim thực sự của con người có vẻ không giống với những gì chúng ta thường vẽ. Nếu bạn từng thấy trái tim thật thì nó rất đáng sợ và không hề lãng mạn chút nào.
"Biểu tượng trái tim gồm 2 thùy có thể tương ứng với tâm nhĩ và tâm thất trong quả tim, nhưng bộ phận này chưa bao giờ có màu đỏ sáng và không hề có sự lõm vào ở đỉnh hay vuốt nhọn ở cuối". - Giáo sư Galdino Pranzarone
Có phải từ xa xưa, con người đã tìm cách lãng mạn hoá giống như những nhân vật hoạt hình không?
Không ai thực sự biết biểu tượng trái tim có từ bao giờ và đến từ đâu, nhưng có những giả thuyết.
Một là hình trái tim xuất phát từ hình dạng của lá của một loại cây hiện đã tuyệt chủng có tên là silphium, được coi là thành phần chính của lọ thuốc tình yêu vào thời La Mã.
Nhiều sách y khoa cổ ghi về việc sử dụng nhựa cây silphium để “mang lại kinh nguyệt” hoặc “làm sạch tử cung”. Những điều này ám chỉ đến sự ngừa thai, hoặc phá thai một cách rõ rệt, có nghĩa là silphium được dùng như thuốc gây sảy thai. Silphium giúp những người cổ có niềm vui trong quan hệ tình dục mà không lo sợ về hậu quả tạo ra những đứa con ngoài ý muốn.
Một giả thuyết khác cho rằng Thánh Valentine đã sử dụng biểu tượng này khi sắp xếp những cuộc hôn nhân bí mật.
Khi hoàng đế Claudius II muốn đàn ông phải ra chiến trường để phục vụ chiến tranh nên đã ban hành đạo luật cấm các chàng trai trẻ kết hôn nhằm bổ sung họ vào quân đội.
Valetine đã nhận ra sự bất và bất chấp luật, vẫn tiếp tục làm lễ thánh, chứng nhận sự thành hôn cho các cặp tình nhân trong bí mật.
Giáo sư Pranzarone lại cho ra rằng người Hy Lạp và La Mã cổ đại có thể đã liên tưởng hình dáng cơ thể người phụ nữ với hình trái tim. Người Hy Lạp thường gắn liền cái đẹp với đường cong cặp mông người phụ nữ.
"Nữ thần sắc đẹp của Hy Lạp Aphrodite rất đẹp, nhưng đặc biệt cặp mông của nàng thì vô cùng quyến rũ. Đôi hình bán cầu tròn trịa của nàng được người Hy Lạp tôn sùng đến mức họ xây dựng ngôi đền mang tên Aphrodite Kallipygos, có nghĩa là “Nữ thần với cặp mông tuyệt đẹp”. Đó có thể là công trình tôn giáo duy nhất trên thế giới dành để tôn thờ cặp mông".
Cũng có thể biểu tượng trái tim chỉ là suy đoán của thời xưa về hình ảnh trái tim con người như thế nào. Từ xa xưa, người Hy Lạp cổ tin rằng trái tim là trung tâm tình cảm và linh hồn của tình yêu.
Tình yêu và những cảm xúc khác thực ra được diễn ra trong não chứ không phải ở trái tim. Cụ thể là một phần của não được gọi là amygdala.
Mọi người có thể phần nào liên tưởng trái tim với những cảm xúc mạnh mẽ như tình yêu vì khi chúng ta hào hứng khi gặp ai đó, tim đôi khi đập nhanh hơn và ta nhận thấy nhịp tim của mình. Chúng ta không thực sự nhận thức được điều gì đang xảy ra trong não mình.
Trong tất cả nền văn hóa và thời đại, hình ảnh của trái tim vẫn là biểu tượng không thể thay thế của tình yêu và sự kết nối giữa con người. Sự đẹp đẽ và ý nghĩa sâu sắc của nó là điều mà mọi người đều có thể cảm nhận và hiểu được.
Mèo chúc các bạn sẽ có được tình yêu đẹp và lãng mạn, và đừng quên thả tim cho bài này nhé 🥰
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất