Cái gọi là con người là tập hợp của các thành tố
1, Năm giác quan....để cảm nhận thế giới bên ngoài như nóng, lạnh, đắng, cay, ngọt, sáng, tối, vân vân
2, Giác quan thứ sáu cảm nhận cái bên trong như buồn vui, khổ, hạnh phúc(loa, tai nghe, máy ghi âm, cảm ứng v,v)
3. Tâm trí, tâm trí này như cái CPU của máy tính, nó tiếp thu, ghi chép mọi thứ từ bên ngoài và bên trong sau đó xử lý, và chính cái CPU này tạo nên bản ngã.
4. Linh hồn(tâm thức) nó chính là điện
Vị Phật là người đạt tới tâm thức, tức là đã thoát ra khỏi sự đồng nhất với tâm trí, họ cư trú trong đó, vấn đề là ở chỗ nếu bạn là tâm thức rồi thì sẽ không có kinh nghiệm nào cả.
Kinh nghiệm chỉ có thể có nếu bạn có các giác quan, tâm thức là tấm gương, tất cả những gì đi qua tâm thức nó sẽ phản xạ lại, có thế thôi. Nếu bạn soi gương thì bạn có mặt ở gương, nếu bạn đi ra khỏi gương thì bạn biến mất, không có bất cứ cái gì được lưu lại trong gương cả, nó vẫn thuần khiết như lúc ban đầu.
Cho nên khó khăn của vị Phật đó là miêu tả lại những gì tâm thức họ đạt tới. Nhưng miêu tả lại cái tâm thức đó thì cần tâm trí, tri thức họ học được.
Giả dụ ở miền Bắc gọi là trái quất, miền Nam gọi là trái tắc. Lão Tử gọi tâm thức là Đạo, Jesus gọi là Thượng Đế, Phật gọi là Pháp. Gọi như thế nào tuỳ thuộc vào tâm trí của người chứng ngộ đó, đó chính là giới hạn của các vị Phật.
Tất cả dẫn tới một hiện tượng hiểu nhầm là các tôn giáo, các tôn giáo là sự hiểu khác nhau của môn đệ bởi từ ngữ của các vị Phật cũng khác nhau nhưng chung cuộc họ cũng miêu tả cái một giống nhau mà thôi.