Thời gian gần đây mình rất có hứng thú với Holistic Psychology – 1 trường phái mới của Tâm lý học, nơi tâm lý, hành vi của con người được nhìn nhận và đánh giá toàn diện thay vì chỉ ở các khía cạnh thể chất, đời sống, môi trường và các mối quan hệ. Một trong những người mà mình theo dõi là Dr. Nicole LePera hôm nay có viết về chủ đề: unresolved trauma and sexual attraction (trauma chưa được chữa lành và sự hấp dẫn giới tính) mà mình cảm thấy cần phải chia sẻ rộng rãi hơn.
Trong tâm lý học, khi nhắc tới trauma – những sang chấn tâm lý, chúng ta thường tin nó là vết tích chỉ tồn tại ở những người từng trải qua những sự kiện thực sự kinh khủng, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý nạn nhân. Nhưng trauma cũng có thể hiểu là những vết thương tâm lý sống trong cơ thể chúng ta, được sinh ra trong quá trình trưởng thành và từ cách mỗi người được đối xử khi là 1 đứa trẻ. Hầu hết chúng ta đều mang theo mình 1 dạng trauma nào đó với những mức độ khác nhau, trở thành định hướng thế giới quan và cách chúng ta cho và nhận trong tình yêu.
20200327_143503_0000


Trong tình yêu, cách mà chúng ta được nhận tình yêu từ bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới những gì ta tìm kiếm trong tình yêu ở tuổi trường thành. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một sự gắn bó chắc chắn với bố mẹ chúng. Mọi nhu cầu về thể chất cũng như cảm xúc của đứa trẻ được đảm bảo bởi bố mẹ và khả năng đáp ứng những nhu cầu này của họ lại phụ thuộc vào cách những người bố mẹ này đã từng được đáp ứng bởi bố mẹ họ ra sao. Vòng tròn này tiếp tục được lặp lại cho đến khi được phá vỡ. Từ đây, chúng ta sinh ra một sự phụ thuộc tâm lí với bố mẹ mình, chúng ta học được mình phải làm gì để nhận được tình yêu và cảm giác an toàn.
Nếu người bố mẹ bỏ mặc đứa trẻ tự vật lộn giải quyết với những cảm xúc của nó (“mày khóc kệ mày”, “bố không cần biết“, hay đơn giản là sự im lặng, những vấn đề không bao giờ được nhắc tới), đứa trẻ sẽ hiểu tình yêu là sự thờ ơ, bỏ mặc.
Đứa trẻ bị mắng nhiếc, chửi rủa hoặc đánh đập thường xuyên, nó sẽ hiểu tình yêu là sự lạm dụng.
Và khi đứa trẻ phải chối bỏ những nhu cầu của bản thân để nhận sự chấp thuận từ bố mẹ (phải nói dối vì sợ bị đánh, bị ép buộc làm những gì nó chán ghét), nó sẽ tìm kiếm thứ tình yêu tương tự trong tương lai.
Humans always seek the familiar. Even if the familiar brought pain, anger, or fear. The mind + body feel they can predict the familiar. So unconsciously we seek it because predictably means safety.
The pull to the familiar is so real that our nervous system + neurotransmitters in the brain become highly activated when we meet a person who embodies the same qualities as a parent we had a conflicted relationship with.
This activation is a chemical cocktail within our bodies that feels fun, exciting, + irresistible if we are not aware of our own patterns.
Con người là sinh vật của thói quen. Ở trạng thái vô thức, chúng ta sẽ luôn đi tìm kiếm những gì quen thuộc, thoải mái nhất, dù đó là sự đau khổ, sợ hãi hay những cơn giận dữ. Tiềm thức của chúng ta nhận ra những hành vi, cảm xúc quen thuộc trước cả khi ý thức của ta có thể nhìn ra những điều đó. Thực tế, với những người mang vết thương tâm lý, họ hoàn toàn chìm đắm trong trạng thái “tồn tại” (trauma brain survival state) và để bản thân bị hấp dẫn 1 cách vô thức với những đối tượng mang đặc tính tương tự với bố mẹ mình. Khi tiềm thức xác định rằng đây là những gì quen thuộc và ý thức không hiểu về kiểu mẫu của bản thân, bộ não sẽ kích hoạt các hóa chất khiến cơ thể chúng ta cảm thấy bị hấp dẫn và kích thích vô cùng.
Lưu ý những kiểu mẫu (pattern) mà ta có luôn hoạt động ở tầng tiềm thức. Những đặc tính, cảm giác quen thuộc với chúng ta không thường lộ diện ở người chúng ta hẹn hò cho đến khi mâu thuẫn xảy ra. Đó là lí do vì sao việc chữa lành những vết thương tâm lý lại quan trọng trong việc xây dựng 1 mối quan hệ lành mạnh. Không phải bất cứ ai xuất phát từ gia cảnh gia đình không hạnh phúc cũng phải kết thúc với những mối quan hệ tình cảm độc hại. Chúng ta hoàn toàn có thể phá vỡ vòng tuần hoàn này bằng cách bắt đầu ý thức hơn về Thế giới bên trong của mình.