Chúng ta thường nhìn vào những người có văn hóa kém, sau đó tự nhìn vào bản thân để so sánh, và thấy mình, một cách khách quan, thông minh sáng suốt hơn người khác. Có thể ta nỗ lực hơn họ thật, nhưng sẽ là sai lầm khi ta cho rằng ta xứng đáng hơn họ, và có quyền được phán xét những người đó, như việc "Phân biệt chủng tộc" ở Mỹ, và gần đây nhất là việc "Lên án" những người nghèo mưu sinh, những người rời thành phố về quê, là "Không biết tự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai". Ta nghĩ ta có quyền phán xét họ, vì ta là những người đã có chuẩn bị, còn họ là những người thiếu trí tuệ, và đáng bị như vậy.
Chính xác thì tư tưởng này vướng vào vấn đề gì? Đó là "Vòng lặp".
Nhìn vào thực tế việc phân biệt chủng tộc đang diễn ra ở Mỹ. Những người da trắng có lý, khi cho rằng phần đông người da đen là không chấp nhận về mặt văn hóa. Họ đang dần chuyển từ phân biệt chủng tộc sang phân biệt văn hóa, và có vẻ như nó đúng vì khách quan là những người da đen có thể thiếu văn hóa đúng như vậy. Những người da đen được cho là "vô văn hóa, đầy tật xấu, quan hệ tình dục bừa bãi, dễ bạo lực".
Nguồn gốc này có lẽ xuất phát từ việc thiếu giáo dục và quá khứ nô lệ. Quá khứ nô lệ có thể khiến họ trở nên thua kém về địa vị xã hội, nền tảng kinh tế, dẫn đến tình trạng dân trí thấp. Tình trạng dân trí thấp, lại góp phần gây ra những tính xấu mà chúng ta hiện tại đang thấy.
Chúng ta thấy họ thực tế là những người xấu, nhưng chúng ta không nghĩ đó là những người đã rớt vào vòng lặp do chính những người da trắng tạo ra, trong thời kỳ chế độ nô lệ. Tư tưởng này nguy hiểm ở chỗ nó cho rằng người ta đương nhiên được quyền phán xét người khác, khi nhìn thấy những hiện thực trước mắt, mà bỏ qua những yếu tố cấu thành nên thực tại đó, thật ra lại xuất phát từ chính chúng ta. Phán xét người khác là một việc hết sức sai lầm.
Việt Nam cũng đang có tình trạng đó, nổi cộm trong tình hình dịch bệnh hiện tại, khi một số người cho rằng những người nghèo, những người cố gắng ra đường mưu sinh, những người bất chấp tất cả để rời thành phố vì không có khả năng trả nổi phí sinh hoạt. Những người chỉ trích cho rằng họ không biết "Chuẩn bị trước", những người "Ham mê vật chất trong thời bình".
Có hai khả năng xảy ra khi mổ xẻ lập luận này.
Thứ nhất, khả năng những người nghèo không thể tích lũy dư được bất cứ một nguồn tiền mặt nào, vì các chi phí phát sinh khi lập gia đình, chi phí sinh hoạt,... Trong trường hợp đó, chẳng thể nào trách họ "Không biết tự chuẩn bị", vì đơn giản là họ không có khả năng, thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Thứ hai, khả năng những người nghèo có thể tích lũy được một chút, nhưng không thể tích lũy do chi tiền vào nhiều việc không liên quan. Khả năng này tới từ một tầng lớp thiếu giáo dục. Thế nhưng, cũng giống như việc phân biệt chủng tộc và phân biệt văn hóa giữa những người da trắng và da đen, chúng ta không biết được họ bị rớt vào những vòng lặp đói nghèo. Cái "Họ" mà ta thấy hiện tại, là kết quả của việc thiếu sự giáo dục, và văn hóa, sai lầm từ những thế hệ trước, mà không hoàn toàn do lỗi của họ.
Và bởi vì chúng ta không biết được tại sao họ lại như vậy, nên chúng ta chẳng thể nào phán xét được những hậu quả mà người khánh kiệt do không chuẩn bị đầy đủ trước dịch, mắc phải. Phán xét vội vàng là sai lầm & ngạo mạn, khi cho rằng chúng ta khôn ngoan và thượng đẳng hơn họ, trong khi có lẽ chúng ta của hiện tại chỉ là kết quả của một loạt các may mắn ngẫu nhiên, là người chiến thắng trong trò chơi "Xổ số tự nhiên".
Góc nhìn này có thể làm cho chúng ta khoan dung hơn với những người thuộc tầng lớp dưới, và là nền tảng của một nhà nước Phúc lợi, nơi khắc phục những ngẫu nhiên và những sai lầm trong quá khứ.