(Suy tưởng hỗn loạn chưa hệ thống lại)
Vấn đề của chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa lãng mạn.
Về Bertrand Russell : ngày làm việc 4 giờ, và lười biếng không tệ như ta nghĩ.
Về mặt trái của chủ nghĩa tiêu thụ & chủ nghĩa lãng mạn.
Về mặt trái của hiện sinh (Jean-Paul Sartre): không giữ được tính cân bằng với môi trường. Phát triển quá nhanh để thỏa mãn ảo vọng tiêu dùng. Một số tính cách ta cần dùng cho tồn tại, còn một số thì không.
Kêu gọi một lối sống mới: tối giản hơn, cân bằng hơn.
Về canh bạc của Pascal.
Về dịch bệnh và một lối sống mất cân bằng.
Về mối quan hệ với môi trường.
Về việc thỏa mãn Cái tôi: ảo vọng tạo nên ý nghĩa hiện sinh cá nhân bằng cách tiêu thụ và trải nghiệm thật nhiều: nó chẳng có ích gì trong việc làm cho thế giới cân bằng, mà chỉ có ý nghĩa trong việc thỏa mãn cảm giác mới lạ, bớt buồn chán vì bản thân ta không tìm thấy được ý nghĩa trong những công việc thường ngày. Tại sao? Bởi vì ta không hiểu ta làm vì mục đích gì. Tại sao ta không hiểu? Vì ta chưa dành thời gian tịch mịch đủ để hiểu về bản chất cảm xúc của ta. Thỏa mãn khát khao chỉ đơn thuần gây ra cho ta thêm cảm giác bất an. Triết lý phật giáo.
Hơn nữa, vấn đề của chủ nghĩa hư vô cho rằng ta chỉ sống một cuộc đời, điều đó gián tiếp gây ra cho ta cảm giác ích kỷ. Nó không đủ tính răn đe & cân nhắc những quyết định cá nhân, mà không gây ra ảnh hưởng gì tới cộng đồng.
Giải pháp: làm việc ít lại, giữ cân bằng cuộc sống, khám phá những niềm vui tinh thần thay vì chạy theo kim tiền, một việc vô nghĩa.
Không phải trải nghiệm càng nhiều càng tốt, mà là đánh giá xem
Mâu thuẫn của việc có dư thời gian. Nếu không trải nghiệm, thì làm sao tôi có thể nói tôi hiểu mình? Làm sao tôi có thể nói tôi sống trọn vẹn?
Giả sử nếu có một loại trải nghiệm nào đó về khách quan, giữ cho tôi luôn vui vẻ & cảm thấy có ý nghĩa, như VR, AR, khi tôi có thể trải nghiệm khi không phá hoại môi trường. Liệu giả tưởng đó có hợp lý khách quan không?
Nó thiếu tương tác với thế giới thực, tức là tôi tạo ra ý nghĩa cuộc đời tôi, khi tôi tương tác với loài người và môi trường.
Tách bạch môi trường ra khỏi xã hội. Giả sử có một xã hội ảo VR, tôi có cảm thấy ý nghĩa cuộc đời tôi trong đó? Một xã hội mất đi tương tác "Thực" với môi trường, liệu nó có còn ý nghĩa? Liệu nó có tạo thành một xã hội "Ma trận",
Những kết quả cho thấy chủ nghĩa hiện sinh đang gặp những vấn đề liên quan đến việc giải thích mối quan hệ của con người với vũ trụ. Khi bản thân ta tự xác định ý nghĩa cuộc đời ta là theo đuổi lạc thú, và ta quyết tâm thực hiện nó, ta là "Cái tôi tự do lựa chọn", là con người tự nguyện, vì thế tôi không quan tâm đến hậu quả & lợi ích của các thế hệ sau, vì tôi không phải gánh lấy trách nhiệm của bất cứ ai, khi không tự nguyện ưng thuận hoặc ngầm ưng thuận.
Tuy nhiên, con người tự nguyện gặp thất bại trong việc lý giải những thứ tình cảm gần gũi như gia đình, bạn bè, con cái, và quốc gia.
Vậy, con người kể chuyện, xét theo nghĩa tương quan này, có lẽ thuyết phục hơn trong việc giải thích mối quan hệ "giống loài " của ta, có nghĩa ta không hoàn toàn tự do lựa chọn gánh lấy những trách nhiệm. Một nghịch lý là khi ta gánh lấy trách nhiệm cộng đồng vì hoàn cảnh, ta lại đang tự do. Vì sao? Vì ta không bị những khát vọng cá nhân và những quyết tâm ngoại trị chi phối, chỉ khi ta thấy con người kể chuyện là điều đúng đắn nên làm.
Giải thích kiểu Kant trong trường hợp này có vẻ khá hợp lý: ta không thể chứng minh được nó, nhưng ta không thể sống có ý nghĩa mà không giả định nó, chờ cho đến khi nhân loại tìm ra được những lý thuyết đáng tin & thuyết phục hơn. Để chờ được đến lúc đó, nhất thiết ta phải bảo vệ môi trường sống chung.
Vậy tóm lại, có nên theo đuổi chủ nghĩa tiêu thụ không, và có nên theo đuổi chủ nghĩa lãng mạn, và chủ nghĩa hiện sinh? Có lẽ không, nếu ta xác định được mục đích chung của cuộc đời, là một thứ gì đó liên quan đến tình yêu, một tình yêu con người, một tình yêu triết học và nặng tính hy sinh, hiến dâng cuộc đời mình cho đồng loại. Chỉ khi đó, ta có thể sống trọn vẹn và ý nghĩa.
Vậy có một nền tảng cho đạo đức nào ta có thể bám víu vào đó? Ta không có một nền tảng đạo đức khách quan nào, thế nên loài người ảo tưởng khi tự tạo cho mình những giá trị đạo đức trong việc "Có vẻ" xấu, như hiếp dâm, giết người,... . Vì thiên nhiên phi đạo đức, không tốt, cũng không xấu, nên nhất thiết phải viện dẫn đến Chúa để tự tạo ra một giá trị đạo đức khách quan. Thuyết vô thần cho rằng con người không hơn gì các loài vật khác, cho rằng con người chỉ là virus trên một hạt bụi mang tên trái đất, thứ sẽ tan vào dĩ vãng, cũng giống Albert Camus, ông cho rằng cuộc đời là hư vô, và khi chấp nhận hư vô đó, ta mới đi được hết cuộc đời (khá bi quan, gần như trầm cảm).
Chỉ xét riêng về tiến hóa, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt loài người hợp tác với nhau dựa vào những câu chuyện thần thoại.
Còn để nói Chúa có thật hay không, thì ta viện dẫn đến "Canh bạc của Pascal", ít nhất chỉ xét theo tính lợi ích.
Vậy, đạo đức có khách quan? Không thể tương đối, và ta phải chấp nhận có một số nguyên tắc đạo đức mang tính tuyệt đối, có tính tự áp đặt, như việc tôn trọng thân thể người khác, được dần hiểu qua các thời kì Mill, chủ nghĩa nữ quyền, phân biệt chủng tộc, chế độ nô lệ,... Nói cách khác là tôn trọng tự do.
Nếu chấp nhận các nguyên tắc đạo đức tuyệt đối, chúng ta đồng thời cũng phải chấp nhận tuyệt đối nghĩa là khách quan, không phụ thuộc vào văn hóa, ý chí của một cá nhân cụ thể nào. Thuyết vô thần không giải thích được các loại nghĩa vụ đạo đức khách quan này, khá giống chủ nghĩa hiện sinh của Sartre & Camus.
Vì vậy, nếu không có Chúa, thì không có cơ sở nào cho đạo đức khách quan.
Nếu không có đạo đức khách quan, thì không có cơ sở cho nghĩa vụ đạo đức khách quan, và người ta cũng sẽ tự chọn lấy cho mình một thứ đạo đức tương đối. Chính Kant cũng phải thừa nhận khó khăn này, khi ông hình dung con người tham gia vào "Lý trí thực tiễn thuần túy", sẽ cùng đưa tới những nguyên tắc đạo đức chung, nói cách khác là đạo đức khách quan.
Và ta thấy thứ đạo đức tương đối dẫn người ta tới bao nhiêu cuộc tranh luận vô ích, vì không nhất quán được. Xét riêng về tư tưởng tiến hóa, đạo đức tương đối gần giống những con vi khuẩn ích kỷ, và những mô hình của Jonathan Haidt cho thấy, nếu tiến hóa, thì bắt buộc chúng phải hợp tác nhóm với nhau, như ty thể và tế bào nhân thực.
Vì vậy, một lối sống cân bằng nhất thiết phải có một tư tưởng đạo đức khách quan, còn nguồn gốc nó từ đâu thì các triết gia vẫn chưa thống nhất. Chúa có thật hay không, vẫn còn là một câu hỏi gây tranh cãi. Thế nhưng đây là lựa chọn của ta:
Nếu ta lựa chọn chủ nghĩa vô thần & chủ nghĩa hiện sinh, ta sẽ thừa nhận loài người không hơn gì con vật, và những đạo đức khách quan không tồn tại, cái mà con người cho rằng đạo đức là một ảo vọng, không hơn gì sự phân biệt giống loài.
Nếu ta lựa chọn thuyết hữu thần, và lựa chọn một vị Chúa để tạo nên ý nghĩa cuộc đời ta, thì ta phải tiếp tục tranh luận về sự tồn tại của Chúa, cũng như những đạo đức khách quan được quy định cụ thể như thế nào. Xét về mặt này, tôn giáo là cần thiết cho tiến hóa, vì nó gạt sang một bên tính vị kỷ, để giống loài tiếp tục tiến hóa.