Châu âu những năm 1600-1900 bứt phá lên thành thành khu vực tiên tiến, phát triển và hùng mạnh nhất thế giới. Thời kỳ khai minh đưa con người vào thời kỳ của khoa học, kéo nhận thức con người khỏi sự mông muội thiếu lý tính. Nhắc đến thời kỳ này, nhiều người thường nghĩ ngay đến các nhà bác học toán lý hóa, các phát minh định luật, hay cuộc cách mạng công nghiệp…của người châu âu. Tuy nhiên, dần dần tôi nhận ra tầm vóc của thời đại này thậm chí còn hơn thế. Sự áp đảo của người châu âu thời kỳ này không chỉ đến từ vũ khí hiện đại, mà còn đến từ cách họ vận hành kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này khá khô khan, vì thế những người ít quan tâm, thường không để ý bằng những sự tiến bộ về khoa học tự nhiên có vẻ "hữu hình", dễ thấy hơn.
Những học thuyết chính trị thời kỳ này như trăm hoa đua nở. Khế ước xã hội, một học thuyết để lý giải cho sự hình thành xã hội và quyền lực của nhà nước. Học thuyết này là 1 học thuyết quan trọng thời kỳ khai sáng. Cũng như đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Nội dung của khế ước xã hội, là mô tả sự từ bỏ bớt 1 số quyền lợi, 1 phần tự do của mỗi cá nhân để trở thành thành viên của 1 cộng đồng và nhận được những lợi ích từ cộng đồng đó.
Học thuyết coi cuộc sống con người có 2 trạng thái. Đầu tiên là trạng thái tự nhiên. Đây là cuộc sống của con người khi chưa có các ràng buộc về luật pháp, thiết chế. Gắn vào thực tế thì là các xã hội nguyên thủy, xã hội tiền nhà nước hay xã hội sơ khai kém phát triển. Thứ 2 là trạng thái dân sự. Đây là cuộc sống con người khi đã thỏa hiệp với nhau về khế ước xã hội, trở thành 1 thành viên của cộng đồng.
Phần I: Trạng thái tự nhiên và sự tất yếu của quyền lực nhà nước.
Về trạng thái tự nhiên, định nghĩa ta có như ở trên. Hãy bàn về tính chất. Trong trạng thái tự nhiên, sự tự do là tuyệt đối. Không có luật lệ nào cấm đoán bất kỳ hành động gì của 1 cá nhân. Mọi người đều có thể làm điều gì họ thích. Sự bình đẳng cũng là tuyệt đối. Không có luật lệ nào cho rằng 1 cá nhân cao quý, nhiều đặc quyền hơn các cá nhân còn lại. Chúng dễ thấy ngay 1 điều, điểm đặc trưng của TTTN là sự vô luật pháp.
Vì vậy, người ta cũng không coi cuộc sống trong TTTN là cái gì hay ho đáng quý lắm. Con người rất ích kỷ, hành động bị chi phối bởi dục vọng bản thân. Trong môi trường không có gì cấm cản, những trường hợp đụng chạm đến lợi ích hay mục tiêu của nhau là không thể tránh khỏi, thậm chí rất dễ xảy ra. Để bảo vệ lợi ích cho mình, các cá nhân thực hiện những hành vi bạo lực với cá nhân khác. Cả xã hội ai cũng vậy thì đâu đâu cũng chiến tranh.
Ta có thể thấy cuộc sống trong TTTN rất bất ổn và đầy bạo lực. Sẽ không có sự kết nối, sự hợp tác, sự tổ chức,...mà chỉ có chiến tranh. Đó là một xã hội không phát triển và cuộc sống con người trong đó rất khắc nghiệt.
Những quan điểm của các học giả về TTTN hầu hết đều như vậy, dù mỗi cách diễn giải có chút khác biệt. Tuy nhiên nếu đào sâu vào từng quan điểm, ta sẽ cảm nhận được những sự khác biệt lớn hơn. Từ đó biết được những ưu điểm và hạn chế của từng cách. Hãy phân tích các quan điểm của vài học giả tiêu biểu có đóng góp lớn vào sự phát triển của khế ước xã hội.
Thomas Hobbes (1588-1679)
Thomas Hobbes (1588-1679)
Hãy bắt đầu với Hobbes. Ông không hẳn người đầu tiên nghĩ ra khế ước xã hội; nhưng là người đầu tiên phát triển lý thuyết này đến mức đầy đủ, rõ ràng qua tác phẩm "Leviathan" nổi tiếng. Khái niệm TTTN bắt nguồn từ Hobbes. Ông cũng định nghĩa TTTN như ở trên, là cuộc sống con người tiền xã hội nơi mà tự do và bình đẳng tuyệt đối.
Để hiểu về quan điểm của ông, ta hãy đến với khái niệm quyền tự nhiên (natural rights). Hobbes coi bản chất con người là vị kỷ, luôn "sử dụng sức mạnh của mình tối ưu hóa lợi ích cho chính mình". Nên quyền tự nhiên là cần thiết để con người có các hành động làm có lợi cho bản thân mình. Logic cho sự đúng đắn của điều này là: tự nhiên đã sinh ra những con người độc lập với nhau, tự nhiên đã để mỗi cá nhân tự bảo vệ mình, vì vậy tự nhiên phải trao cho mỗi cá nhân quyền tự bảo vệ mình.
Tiếp nữa, ông cho rằng QTN không phải là thứ được định nghĩa nào từ bất kỳ 1 luật (kể cả luật tự nhiên), hay 1 thiết chế nào. Vì quyền lợi nếu gắn với 1 luật lệ phải đi đôi với nghĩa vụ. Như vậy thì nó thể mâu thuẫn với nội dung của QTN là nhằm cho phép con người tận dụng sức mạnh bản thân. Vậy quyền tự nhiên phải được lấy từ tự nhiên, là hiển nhiên. Nó đúng mà không cần chứng minh. Đã nghiễm nhiên đúng thì không gì có thể phủ định hay sửa đổi nó. Ví dụ ai đó ban luật quy định QTN khác đi với nội dung của nó, thì người đó sai. Chỉ có anh ta công nhận thế, khách quan không hề như vậy.
Hobbes cho rằng loài người ích kỷ, man rợ, chỉ biết đến bản thân. Hành vi con người luôn chỉ hướng đến lợi ích bản thân, không thể tự có những hành vi như nghĩ đến người khác hay lợi ích chung, trừ khi bị ép buộc. Kiểu như quan điểm "bản ác".
Trong TTTN vô luật, các cá nhân có những hành động để bảo vệ mình. Hobbes cho rằng điều này là hợp lý, theo thứ gọi là luật tự nhiên. Ông coi luật tự nhiên là thứ luật để bảo vệ QTN. Các cá nhân có thể tự diễn giải thành những hành động cần thiết hướng tới những kẻ xâm phạm để bảo vệ QTN của bản thân. Những hành vi này đa phần là bạo lực. Cả xã hội đều vậy dẫm tới "cuộc chiến tranh giữa tất cả với tất cả". TTTN là trạng thái chiến tranh. Cuộc sống con người trong TTTN "đơn độc, khổ cực, tàn bạo và ngắn ngủi".
Vì thế, Hobbes ủng hộ việc con người nên từ bỏ QTN cho chính quyền để tiến vào trạng thái dân sự. Quyền lợi tuy bị hạn chế đi nhưng bù lại hạn chế sự chiến tranh, tăng cường chất lượng cuộc sống. Điều này tốt đẹp hơn nhiều so với sống lo âu từng ngày ở TTTN.
Bìa sách cuốn "Leviathan" nổi tiếng
Bìa sách cuốn "Leviathan" nổi tiếng
Tôi cảm thấy bối rối trước khái niệm quyền và luật tự nhiên khá lâu. Một vài thứ tương tự có thể chúng ta đã gặp ở tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ và hay chính tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tôi đã hình dung cái quyền này 1 cách khó khăn. Dường như cảm thấy nó dường như là không tồn tại, chỉ là một sản phẩm của người ta nghĩ ra. Nhằm biện minh cho những hành động gây lợi cho mình. Không có luận điểm nào được nêu ra để chứng minh, chỉ là cách nêu ra khiến người đọc cảm thấy mó hiển nhiên đúng. Tôi chưa bị thuyết phục bởi điều này.
Bây giờ, ví dụ anh A cho rằng anh B không có quyền con người, muốn xiên thì cũng là hợp lý. Anh B nói "mọi người có quyền bình đẳng". Vậy anh A cũng có thể có những luận điểm của riêng mình, cho rằng anh B là nichgha nên nó thế. Anh B cũng chỉ đang gào mồm lên. Cả 2 đều ko có lý lẽ. Anh B mà yếu hơn anh A thì bị xiên. Tôi thấy rằng cái logic trên nó có những lỗ hổng gây ra những trường hợp như thế này.
Tuy nhiên, sau tôi mới hiểu họ đang làm gì. Họ thừa nhận 1 số mệnh đề là đúng, để có thể có một lý thuyết hoàn chỉnh. Hãy thay đổi cách tiếp cận. Đừng quá quan tâm đến sự hoàn chỉnh về ngữ nghĩa mà hay quan tâm đến những ý nghĩa nó mang lại nếu chúng ta thừa nhận một số điều. Những hành động sinh ra từ lỗ hổng logic như trên thì có thể được ngăn chặn bằng sự đồng thuận của số đông. Cả xã hội nhận cảm nhận hành vi của anh A là tàn ác, và từ đó cho rằng hành vi của anh A là sai. Vẫn không ai chứng minh hay phủ định điều này bằng lý lẽ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sức mạnh của cả cộng đồng sẽ áp chế sức mạnh của cá nhân anh A, từ đó sẽ có những biện pháp như trừng phạt, răn đe để những hành động như vậy sẽ không xảy ra thêm nữa.
Những khái niệm quyền tự nhiên hay luật tự nhiên này được phát triển nhằm tạo ra thúc đẩy sự bình đẳng của mọi người. Ngăn chặn những ngụy biện về sự thần thánh của người cai trị, từ đó dẫn tới lạm quyền. Sự cần thiết của 1 chính quyền cai trị cộng với sức mạnh của kẻ cầm quyền dẫn tới sự phổ biến của những lý lẽ này. Những lý luận của Hobbes đã kéo quyền lực của nhà cai trị hướng về lại hạnh phúc của toàn thể mọi người.