Nói đi rồi nói lại, một, hai buổi hội thảo, một vài tác phẩm (sáng tác hay sách dịch) chắc chắn không đủ để hình thành nên cơ sở nghiên cứu xã hội học, hay giải đáp một cách hiệu quả các vấn đề của cá nhân và cộng đồng. Gần đây truyền hình VN cũng đưa ra một số chương trình liên quan đến tâm lý, ví dụ cách dạy con, cách ăn ở trong gia đình, v.v. tuy nhiên, do chưa có cơ sở khoa học (xã hội học, tâm lý học) nên những nội dung trao đổi hầu hết là kinh nghiệm cá nhân (chủ quan, võ đoán). Điểm cần lưu ý là việc chỉ dựa vào một số nội dung manh mún (vài hội thảo, sách, chương trình) để mà quyết định mình sống thế nào, tác động đến người khác ra sao có thể mang lại phần nào hiệu quả mong muốn, nhưng cũng có thể khiến người ta lầm lạc, nhận lầm viên bi là kim cương hay loại đá quý khác.
Tìm hiểu tâm lý con người, theo mình, cần nêu rõ cái nào thuộc phạm trù tổng thể (xã hội) và cái nào thuộc phạm trù cá biệt (cá nhân) (Trên đây là hội thảo thuộc phạm trù cá nhân). Ngoài ra, tâm lý cá biệt còn dính dáng đến chữ “thời” (thế hệ) và chữ “thế” (bản lĩnh cá nhân – muốn gọi đó là khả năng thiên bẩm, hành trang mang theo từ kiếp trước, v.v. đều tạm chấp nhận được cả). Nếu cho rằng tuổi trẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ cha mẹ là kết luận hơi vội vàng. Nói rằng ẩn ức bên trong của từng người là từ hoàn cảnh gia đình thì cũng là lấy trường hợp khu biệt để tổng quát hóa thành hiện tượng, một điều không thỏa đáng (trừ trường hợp bạo hành, bị vứt bỏ, hay bị lạm dụng, buộc phải làm công việc bất lương, bị hiếp dâm, bị đem cho/bán, v.v.) Những trường hợp khác như cha, mẹ ly thân, hiếp đáp (bullying) ở học đường, tình thương san sẻ không đều trong gia đình, không có điều kiện học hành, phải ra đời sớm, v.v. lại ở mức độ nhẹ hơn, và luôn có những cách giải quyết (về mặt tâm lý) từ gia đình, nhà trường, xã hội, hay từ nhận thức và bản lĩnh cùa bản thân. Cho nên, khi nghiên cứu xã hội, tâm lý hay tìm hiểu bản thân, việc đầu tiên là chúng ta không nên vơ đũa cả nắm, vì điều đó thường dẫn ta đi sai đường lúc nào không biết!
Nếu nói gọn để tóm tắt toàn bộ vấn đề thì tác động từ gia đình và xã hội chỉ là cái DUYÊN, chứ cái cơ sở để phát triển (theo hướng tốt hay xấu) là bản thân của mỗi người (NH N), và vấn đề đang tồn tại (hay thành quả tăng trưởng dần theo thời gian) là cái QUẢ. Chúng ta không thể đổ thừa hết cho DUYÊN mà quên mất không có NH N thì DUYÊN lấy gì mà tác động. Vì kém hiểu biết, và vì do xã hội tuyên truyền (quá đề cao cái DUYÊN, ví dụ quá chú trọng vào việc làm tự thiện mà không chú trọng vào việc phát triển tính tự lập, tự chủ và rèn luyện cá nhân), nên nhiều người thả gỗ quý (NH N, bản thân mình) trôi sông, và đổ thừa là tại DUYÊN xấu. Một xã hội muốn phát triển là phải bồi bổ cái gốc rễ (NH N) trong lúc cố gắng loại bỏ cỏ dại, sâu có hại (DUYÊN xấu), chăm tưới nước, bón phân (DUYÊN tốt – công việc của xã hội LẪN cá nhân, trong đó cá nhân là chính) để ra QUẢ tốt. Nếu lầm lẫn, chúng ta xáo trộn lung tung và không biết hành động cách nào, ngoại trừ cách xài “ma túy” (theo nghĩa bóng là chạy theo văn chương, sách mì ăn liền học làm người, hay phong trào cạn cợt của xã hội, hay hiến mình cho peer group, hay ngập lún trong vật chất dư thừa).