Trước khi bắt đầu, vì là một bài viết ở lớp bề mặt, mong mọi người đóng góp ý kiến thật nhiều.
Hãy bắt đầu với việc định nghĩa “cảm xúc” (emotion). Emotion có gốc Latin là emovere, emotum và gốc Pháp là émouvoir có nghĩa là “chuyển động”.
Theo giáo sư tâm lý học De Rivera, tồn tại 4 dạng cơ bản của chuyển động cảm xúc (emotional movement): 
Hướng về ngoại cảnh, hướng về bản thân, tránh xa bản thân, và tránh xa ngoại cảnh. 
Tương ứng với 4 cảm xúc cơ bản:
Tình yêu, ham muốn, giận dữ và sợ hãi (love, desire, anger, fear)
Nhiều nghiên cứu để chỉ ra rằng (và bạn hoàn toàn có thể nhận ra nó là một điều khá “hiển nhiên”): Cảm xúc có thể được biểu lộ qua chuyển động cơ thể.
Ví như khi sướng và hạnh phúc bạn làm gì? Nhảy nhót kết hợp với các chuyển động nhịp nhàng và uyển chuyển.

Khi bạn căng thẳng, cơ bắp của bạn cũng căng lại để chuẩn bị đấm nhau hoặc là chạy mất dép. Vân vân và mây mây
Vậy, chuyển động trong phim là gì? Rất đơn giản: Tất cả những gì chuyển động trong cảnh phim như chuyển động của diễn viên, của ngoại cảnh và tất nhiên, là tính cả máy quay. (Tuy nhiên ở đây sẽ không bàn quá nhiều về máy quay, vì máy quay có thể xếp hẳn vào 1 bài to bự mất)

Trước hết, ta sẽ bàn về chuyển động ngoại cảnh 

Đầu tiên hãy xem xét một cảnh trong bộ phim Cánh đồng hoang:

Âm thanh đáng sợ vcl :)))
Ở cảnh này, có thể thấy rõ ràng chuyển động chèo thuyền của hai diễn viên, nét mặt sung sướng của họ kết hợp cùng âm thanh có phần creepy cực thốn thì ta có thể hiểu được niềm vui điên cuồng khi gặp lại nhau sau bao biến cố giữa hai người. Tuy nhiên ở đây nếu để ý kĩ hơn bạn sẽ thấy sự chuyển động của những cây lau, của những lọn tóc bay bay trong gió và vùng sông nước Cà Mau. Nhiều người sẽ nghĩ? Ờ thì sao? Có thấy gì đâu?
No no, hãy tưởng tượng đến cảnh này mà không có gió xem. Cái rung động mạnh mẽ của khung hình sẽ biến mất luôn và cái sự khẩn trương, thèm khát được gặp nhau sẽ không còn nữa, thay vào đó là một cảnh… có phần nhàm chán và tĩnh lặng. Để thể hiện rõ hơn về điều này:
Hãy để ý đến cái cách mà chuyển động của nước biển bổ trợ cho vũ đạo của diễn viên - dường như cảnh vật xung quanh cũng phải chuyển động theo diễn viên, cộng hưởng cho sự chuyển động mượt mà ấy. Và với khung cảnh chuyển động “nhẹ tựa hồng mao” này ta có thể cảm thấy cái chất tự do tự tại của diễn viên trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Thêm một ví dụ nữa về yếu tố ngoại cảnh: MƯA. Nói về mưa thì phải gọi là hằng hà sa số các bộ phim đều sử dụng nó. Mưa là một yếu tố thời tiết rất dễ xài và cũng rất cảm xúc, phù hợp cho nhiều tình huống như hai anh chị Hàn Quắc chia ly bấy lâu có ngày tái ngộ, rồi lại chia ly, đâm chém nhau v.v. Gần như mưa có thể sử dụng trong tất cả bối cảnh để “châm ngòi” cho cảm xúc tuôn trào. Ngoài ra những yếu tố ngoại cảnh khác như: Tuyết, hạn hán, nước, lửa, khói, gió, vân vân mây mây, đều có công dụng tương tự. 
Tuyết rơi nè :( Suzy xinh quá :(((

Huhuhu hự hự
Một khung hình khác rất rất rất rất đẹp kết hợp giữa âm thanh, bố cục và chuyển động:


Tiếp theo ta sẽ bàn một chút về sự chuyển động của máy quay:



Đến khoảng 1:03 máy quay di chuyển sang phải và dừng lại ở hành lang.
Đây là 1 cú quay thật sự rất sáng tạo (đối với tôi) ta có thể cảm nhận được sự trống rỗng, thất vọng trong khung hình mà nếu không có chuyển động này có lẽ nó sẽ chẳng khiến ta rung động đến vậy. Video dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về các góc, chuyển động quay đầy nghệ thuật và sáng tạo:
5 Brilliant Camera Movements

Và cuối cùng: Chuyển động của diễn viên



Buster Keaton là tượng đài về ngôn ngữ cơ thể. Khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của ông hay đa số các nghệ sĩ hài kịch câm đều đạt đến ngưỡng đáng kinh ngạc mỗi lần chúng ta được chứng kiến cái cách mà họ chơi đùa với cơ thể của mình.

Clip trên là minh chứng cho điều đó. Ta có thể thấy được chuyển động của Buster nhịp nhàng ra sao, kể cả của những diễn viên khác. Điều này dẫn ta đến hai điều: Chuyển động của cá nhân và chuyển động của tập thể.
Và đạo diễn Akira Kurosawa là một huyền thoại trong việc xử lý các chuyển động:

Hãy để ý thật kĩ cử chỉ của từng diễn viên, nét mặt, cử động tay, chân rồi nhìn vào chuyển động của ngoại cảnh và của tập thể. Bạn sẽ nhận thấy sự nhịp nhàng đáng sợ với bố cục tuyệt hảo cho mỗi khung hình. Đẳng cấp thượng thừa chính là nó khi mà cái đẹp của nhiếp ảnh được diễn ra liên tục trong không gian và thời gian. Khi cảm xúc của cá nhân được đẩy lên cao kết hợp cùng cảm xúc của tập thể dường như nó đã được biến chuyển để trở thành "môi trường" trong phim - một khung hình tràn ngập xúc cảm. Cái khả năng gây kích động này ta có thể thường xuyên thấy trong các đám đông lớn, đặc biệt là sự kiện U19 Việt Nam gần đây - cái cảm giác rung động như có dòng điện chạy qua người.
Giờ thì so sánh sau khi đi qua cả một đời người, khi những nhà làm phim bom tấn của chúng ta thể hiện:

Lạm dụng cut và kĩ xảo quá nhiều, tuy nhiên cảnh phim không hề khiến tôi rung động một chút nào...
Hay  Các diễn viên ngồi yên 1 chỗ nói chuyện, máy quay chẳng có gì đặc sắc...

Vậy tại sao những cử chỉ, nét mặt, chuyển động như trên lại tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của chúng ta đến vậy?

Có lẽ đó là bản năng sinh tồn cũng như cách thức hoạt động của não bộ. Ngoại cảnh là thiên nhiên tại sao lại khiến chúng ta thay đổi cảm xúc? Vì đây là những yếu tố tự nhiên tạo nên nghịch và thuận cảnh. Bạn thấy mưa bạn sẽ buồn hiu hiu, vì bạn không thể tự do thoải mái ngoài trời được hoặc có khi lại là vui vì được vỡ òa trong làn nước mát rượi khi trời nóng nực, Hay khi bạn thấy lửa - đồng nghĩa với nguy hiểm, giận giữ và nước thì là sự hiền hòa nhưng đôi khi lửa lại là sự ấm áp còn nước lại là dữ tợn tùy vào đó là thuận hay nghịch cảnh với tình huống của bạn.
Về chuyển động cơ thể, cảm giác hạnh phúc được tạo ra bởi các chuyển động tự do và thanh thoát có thể là kết quả của phản hồi từ các cơ đến não. Tương tự như những gì xảy ra trong quá trình ta thư giãn, tín hiệu đến não mà mấy cục cơ của ta phát đi được giảm đến mức tối thiểu, ý chúng muốn nói là:

 Bọn tao không ngại nghỉ ngơi, tao chỉ cần lý do thôi.

Ngoài ra các yếu tố chuyển động khác như bành trướng hình dạng của cơ thể theo hướng ngang (lan truyền) và thẳng đứng (tăng) cũng như các chuyển động hướng lên trong không gian cũng tác động lớn đến tâm trạng. Khi mà bạn nhìn mấy ông gymer mà bành cái cơ xô ra như con rắn chúa trông sợ vcl - tạo ra cảm giác thống trị và quyền lực. Những cảm giác mạnh mẽ như vậy tạo ra cảm giác an toàn và giảm căng thẳng và giảm căng thẳng thì sao? Thì là hạnh phúc chứ còn gì nữa.
GRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRRR
Khi chúng ta buồn thì sao? Cúi đầu, cảm thấy cơ thể như nặng hơn, mắt xụp v.v. Đó là khi não bộ cho rằng chúng ta buồn khi gặp phải những nghịch cảnh nên nó đã phát tín hiệu đến bọn tay chân đòi hỏi chúng phải tiết kiệm năng lượng và tránh đối đầu với những động vật mạnh hơn, cho đến khi ta có thể đứng lên và nói:” Đéo thèm buồn nữa, hứ!”. 
Chuyển động với mức năng lượng tối thiểu sẽ giúp ta chấn tĩnh và tránh căng thẳng cũng như hồi sức để vượt qua nghịch cảnh, và cũng báo hiệu sự phục tùng, tránh đối đầu với các động vật khác giúp ta có thời gian chui tạm góc nào đấy rồi hồi máu. Hành động thu người đan hai tay đặt trên đầu gối cũng có thể coi là tự ôm lấy bản thân mình hoặc dùng hai tay đặt hai bên đầu hoặc hai bên má để đỡ sức nặng tinh thần mà ta đang gánh chịu. Cái hành động ôm và chạm tay vào má quá ư là đáng yêu nên là khi không có ai bên cạnh chúng ta đành phải tự sướng cho bản thân nhằm vượt qua nghịch cảnh. 

Vậy nên là từ phim ảnh ra ngoài đời thật, các bạn hãy tự ôm mình mỗi khi buồn nhé. Hoặc nhảy như một con dở cũng được, nếu bạn ngại thì liên hệ tôi tôi nhảy cùng.