Hiện tại mình còn một đống việc chưa làm nhưng ý muốn trải lòng về vụ này vẫn hừng hực ^^ Coi như là một cái duyên khi mới đây thôi mình có bàn với bạn mình về 1 phong trào na ná, khác xíu là mỗi post thì góp 1 số tiền. Cá nhân mình không thích cách làm của họ nên không hưởng ứng. Nhưng với 3A thì mình vẫn up hình ^^ Ngay sau đó mình đọc được những ý kiến phê phán 3A. Và câu chuyện này mở ra vài dòng suy nghĩ mà mình rất muốn chia sẻ, cũng rất muốn lưu lại.
Hãy nói về 3A trước. Các bài chỉ trích mình đã đọc nêu lên những điểm sau:
  • Nhiều phụ huynh đăng hình con trẻ bình thường lên, gắn hastag tự kỉ. Việc này có thể ảnh hưởng đến các bé.
  • 3A chạy chiến dịch để thu lợi nhuận là chính, thiếu minh bạch trong đóng góp.
  • 3A kêu gọi đăng ảnh rầm rộ một cách phản cảm, kiểu “chỉ còn chưa đầy xx ngày nữa để thu thập đủ chữ A, đủ thì mới mở gói từ thiện blabla”
  • Quảng cáo trá hình khi cố tính dùng tiếng Anh để link với tên tổ chức mà không dùng tiếng Việt.
Thật ra 2 3 4 coi như là chung 1 điểm “vì họ không đóng góp 1 cách vô tư”.
Với điều thứ nhất, mình thấy nó không sai cả trong bản thân hành động lẫn trách nhiệm của tổ chức này. (Đây là ý nghĩ trc khi có luật vè việc đăng hình ng khác lên mxh). Về chuyện hastag nhạy cảm thì cá nhân quá nên chưa bàn ở đây. Nhưng về quy trách nhiệm thì hành động này không do 3A đề xướng. Trong post mình up thì ghi là hình ảnh lạc quan, ưu tiên hoạt động thể thao, ngoài trời…. Vậy nếu ai đó đăng hình con mình (khỏe mạnh) lên với hastag tự kỉ có sai về luật pháp hay đạo đức đi chăng nữa thì trách nhiệm nằm ở cá nhân họ.
Về 2 3 4, đây cũng là điều mình lấn cấn không chỉ ở 3A mà còn ở tất cả các phong trào trc đó. Nhưng vì sao mình – ng chỉ mấy ngày trc xổ 1 tràng với bạn về chuyện ko minh bạch trong đóng góp này, lại vẫn hưởng ứng 3A?
Bởi vì sự không minh bạch của các phong trào tương tự trc đó ĐẬP VÀO MẮT MÌNH ngay trong post của họ. Việc kêu gọi mỗi post đúng quy định nghĩa là góp bao nhiêu tiền trong khi số tiền bỏ ra đã định trước (và gần như quá bé nhỏ so với cách tính họ đưa ra) làm mình cảm thấy bị lừa gạt. Và chính cảm giác đó làm mình không còn thiết tha ủng hộ họ. Qua đến 3A thì mình cảm thấy họ có sự thay đổi, theo chiều hướng tốt hơn. Ít ra họ không nói thẳng với mình là “mình đang bị lừa” :v
Còn việc “làm từ thiện không vô tư, làm từ thiện có tính toán, chiến dịch pr”… Đối với mình đó là chuyện có thể chấp nhận được. Nếu không muốn nói là nó gần như đương nhiên. Trên phương diện cá nhân, mỗi việc chúng ta làm đều có mục đích cả. Khi ta làm từ thiện, tử tế nhất là vì ta mong muốn được giúp ng, được hướng thiện. Còn với các tổ chức, các doanh nghiệp, họ cần nhiều hơn thế. Bởi vì họ liên đới mong muốn và lợi ích của rất nhiều cá nhân khác nhau. Vì vậy, chúng tôi mang lại lợi ích cho người >> bạn nhớ đến chúng tôi. Bạn nhớ đến chúng tôi >> chúng tôi phát triển và đem lại lợi ích cho nhiều ng khác. Mặc dù lợi ích ban đầu chúng tôi bỏ ra có khiêm tốn so với điều tôi rao giảng, nhưng rõ ràng là đã có người dc quan tâm, dc san sẻ. Không ai bị bỏ lại trong chiến dịch này.
Điều mình lấn cấn hơn cả không phải là họ thực sự có vô tư hay không, mà là mình đã thực sự giúp dc người cần giúp hay chưa.
Đó cũng là lí do vì sao mình ác cảm hơn với các phong trào “mỗi post của bạn đã góp 1 số tiền”. Vì những lần đầu mình hưởng ứng, nó tạo cho mình 1 ảo tưởng rằng “mình đã thực sự đóng góp”.
Chính ảo tưởng đó ngăn mình đóng góp thực sự. Nếu bằng ấy ng hưởng ứng thực sự dành ra 10 ngàn, qua mỗi sự kiện như vậy, để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, rõ ràng là số tiền đóng góp sẽ lớn hơn rất nhiều. Cái khó khăn của điều này là ít người tự giác tích cóp những khoản nhỏ để quyên góp dần. Cá nhân mình cũng gặp tình trạng này. Tất nhiên sẽ có những người làm thiện nguyện không chờ kêu gọi, có những người vừa hưởng ứng mxh vừa đóng góp thực, có những người chưa đủ tài chính chọn ủng hộ lan tỏa thông điệp. Nhưng, mình vẫn sợ cái ảo tưởng “tôi đã đóng góp rồi” lắm. Vậy nên mình không hưởng ứng.
Đó là những suy nghĩ và hành động rất cá nhân của mình. Nên mình chưa và sẽ không bao giờ chỉ trích những ai ủng hộ hay không các phong trào trên. Vì trong chuyện này, dù quyết định share hay không cũng chẳng làm hại ai. Nhưng dè bỉu người khác chỉ qua những bài đăng fb thì ngược lại.
Vậy rốt cuộc nên làm gì với những phong trào này đây? 
Đơn giản là hãy biến những giá trị “có vẻ ảo” thành thật.
Hãy biến nhận thức ngắn hạn, hời hợt thành sự quan tâm. Không một tổ chức nào làm tốt những điều này hơn mỗi chúng ta. Phong trào đến rồi đi là hẳn nhiên. Chỉ có ta mới quyết định mình có nhớ đến những bệnh nhân ung thư hay không, có nhớ đến các nhân viên y tế đang thiếu thốn và áp lực hay không, và có nhớ rằng cuộc đời còn nhiều lắm những số phận buồn hay không.
Coi như các hastag là cái note nhắc nhở ta vậy. Mỗi lần lướt qua là tự thấy mình còn may mắn, tự nhắc mình góp công góp của, hay tốt nhất, là nhắc mình sống khỏe sống vui để thế giới này bớt đi những đau thương.