Bài viết có nêu ra quan điểm cá nhân của tui.
"Chúng ta suy nghĩ quá nhiều mà cảm nhận quá ít"- Charlie Chaplin

Dân tộc ta là một dân tộc nông dân, đặc tính lớn nhân của dân tộc nông dân là bảo thủ cùng tư duy cảm tính. Bảo thủ nghĩa là sợ thay đổi, còn cảm tính khiến suy nghĩ luôn dễ dãi hời hợt, thích tuân thủ thói quen.
Nhìn chung, tất cả thói quen của chúng ta hầu như đều hình thành cách thụ động, hình thành từ cảm tính. Thói quen được hình thành từ cảm tính thì hầu hết là thói quen đẹp^^, ngược lại, thói quen hình thành từ lí tính đều là những thói quen xấu^^.
Người v còn từ hào về thói duy cảm của mình rằng "trăm cái lí không bằng tí cái tình". Tình, nghĩa là xuê xoa, dễ dãi, "chín bỏ làm mười". Tư duy ấy cản trở tiến bộ về mọi mặt, lao động, sáng tạo, quan hệ xã hội, đời sống chính trị, luật pháp...
"Chúng ta suy nghĩ quá nhiều mà cảm nhận quá ít"
Chaplin có thể đúng, bởi bên cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần hai thì trao lưu duy lí châu Âu với đỉnh cao Decartes đã đi qua gần ba trăm năm. Hậu duy lí, là Kant với "phê phán lý tí thuần túy"...(tôi chẳng đọc nhiều đến nỗi nêu ra cả tá cái tên và sách)
Trong bối cảnh châu Âu, Chaplin có thể nói đúng, nhưng lão chắc chắn sẽ sai nếu nói điều đó ở v. Kể cả tới hôm này v chưa bao giờ có một trào lưu tư tưởng duy lí. Đừng thấy nhà nhà ngắm ai phôn ai bát mà nghĩ rằng đã tấy sạch ý thức hệ ngắm "puxxy buffalo"
Chúng ta chưa bao giờ "suy nghĩ quá nhiều", ta chỉ cảm nhận. Rất hồn nhiên, rất cả tin, rất ngây thơ, rất nông cạn, rất toét mắt. Giờ thì tôi tự tin là chúng ta có thể đảo ngược Chaplin, rằng:"Chúng ta suy nghĩ quá ít mà cảm nhận quá nhiều".