Sau 1 tháng mình nghiên cứu hết một đống sách dạy đọc sách, thì mình đã tóm tắt lại được nội dung và muốn chia sẻ để mọi người có cái nhìn sâu hơn về việc đọc sách.
Đừng viện cớ cho việc đọc sách, mà hãy dành trọn vẹn thời gian đó để “Học cách đọc sách”.
Làm mà không học thì chẳng khác nào con trâu. Học mà không làm thì chả khác gì một kẻ chỉ biết chém gió.
Hãy “Đọc sách” chứ đừng “Đọc chữ trong sách”(Có nghĩa chỉ cần nắm được cái mình cần và vận dụng được).
Có 6 cấp độ nhận thức cần học thuộc nằm lòng:
[ Cấp 1 ]: Biết. (đây là cấp độ thấp nhất của nhận thức)
[ Cấp 2 ]: Hiểu.
[ Cấp 3 ]: Vận dụng và là như vậy. (vận dụng “cực giỏi”)
[ Cấp 4 ] Phân tích và tổng hợp.
[ Cấp 5 ]: Đánh giá.
[ Cấp 6 ]: Sáng tạo.
6 cấp độ này sẽ giúp bạn “Khiêm tốn” để từ đó cái nhìn của bạn sẽ luôn luôn mới mẻ.
Từ biết đến hiểu, từ hiểu đến vận dụng được, chỉ mới đi được 3 cấp trên 6 cấp độ thôi. 3 cấp độ còn lại là phân tích,tổng hợp ; đánh giá ; sáng tạo. Có thể nói 3 cấp độ cuối này là cấp độ “ bổ sung thêm những gì bạn biết “.
Nếu đã đạt đến cấp độ 6 thì đừng khoe khoang, vì làm như vậy chỉ tăng thêm “bản ngã” mà thôi. Làm như vậy sẽ khiến cho việc tiếp thu kiến thức trở nên trì trệ.
Khi tiếp thu một luồng kiến thức mới mẻ hay một tư tưởng mới thì hãy tự hỏi chính mình là đã hiểu sâu sắc chưa ? Đã vận dụng được chưa ?
Cuộc đời này phải lấy sự “ Khiêm tốn “ lên trên hết vì như vậy mới có thể tiếp tục trao dồi và phát triển nhiều hơn.
Thông điệp của thượng đế : Đó là mang lại sự bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Nếu việc bạn làm việc bạn học dựa theo thông điệp của thượng đế thì bạn sẽ nhận được hồng ân to lớn từ ngài ấy.
Hãy tưởng tượng thế giới nội tâm của chúng ta là một mảnh đất màu mỡ, chuyên trồng những hạt giống mà ta gieo xuống ( ý nghĩ tích cực và tiêu cực hay còn gọi là nhân vô hình ) thì cách chúng ta chăm sóc và tưới nước cho nó là liên tục nghĩ về nó, nghĩ về thành quả ( Nghĩ 365 lần một ngày còn hơn nghĩ 1 lần đều đặn suốt 365 ngày).
Dù vô tình hay cố ý khi chúng đủ lớn, chúng sẽ ảnh hưởng đến thái độ, hành động, nét mặt, biểu hiện,...vv (Nhân hữu hình) từ đó cái quả hữu hình sẽ thay đổi theo.
Những kẻ lấy cắp đi hạt giống ( nhân vô hình ) của ta thì chẳng khác gì con quạ gắp đi ý nghĩ mà ta đang nuôi dưỡng. Con quạ nguy hiểm nhất có thể chính là người thân, người nhà, bạn thân, hàng xóm, thầy cô giáo, ông diễn giả nào đấy, hay ai đó bạn lấy làm thần tượng. Bạn phải biết tự bảo vệ hạt giống của mình.
Có thể thử nạp năng lượng vô hình bằng cách nghe. (Dùng những trang web chuyển văn bản thành giọng nói rồi tải file mp3 về nghe mỗi ngày)
Khi ta “Nghĩ” sẽ làm một điều gì đó, thì chúng ta cần năng lượng để “thúc giục” làm việc đó. Cách nhanh nhất để có nguồn năng lượng này đó là : Liên tục nghĩ về điều đó.
Ngoài việc nuôi dưỡng hạt giống bằng việc nghĩ đến liên tục, thì ta còn có thể chăm sóc bằng cách đọc sách.
Không quan trọng bạn đọc bao nhiêu từ trong một phút, quan trọng là sách bạn đang đọc có giúp ích cho bạn không ? Có đúng chủ đề bạn thực sự cần không ?
Nếu bạn gieo sự biết ơn, gieo tình yêu thương ở tất cả cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay thì những tinh hoa trong cuốn sách ấy, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu.
Nhân quả không phải chỉ làm ác sẽ xuống địa ngục và bất hiếu sẽ bị báo ứng. Mà những điều này chỉ là một phần rất nhỏ trong luật nhân quả. Nhân quả bao gồm lên tất cả mọi thứ.
Theo luật hấp dẫn thì tầng số rung động của bạn như thế nào thì sẽ gặp người có cùng tầng số đấy. Như là mong cầu gặp người nào đó giỏi, thì sẽ gặp người cũng có cái “mong cầu” giống mình , chứ không phải gặp người giỏi.
Người giàu có là người luôn cảm thấy “Đầy đủ”, là người luôn hài lòng với những gì mình đang có.
“Luôn cảm ơn, luôn hài lòng, luôn biết ơn” là cách để nuôi dưỡng năng lượng “Cảm thấy trân quý và đầy đủ” trong tâm hồn.
Hãy nói lời cảm ơn với thượng đế, với cuộc sống vào mỗi lần mở mắt ra và chuẩn bị nhắm mắt lại đi ngũ. Cảm ơn vì những thứ đang có và đã có. Cảm ơn vì những điều đang đến và đã đến để giúp ta hạnh phúc và trưởng thành hơn.
Hãy đọc tất cả sách liên quan đến chủ đề “Cái mà bạn muốn trở thành” bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và sự biết ơn chân thành.
Nên chọn đọc sách một chủ đề tại một thời điểm(3-6 tháng)
Chọn sách cho đúng nhu cầu hiện tại. Đọc để tìm giải pháp cho vấn đề đang mắc phải.
Nên chọn nhiều sách cùng chủ đề mà đọc. Vì không có một cuốn sách nào nói “đủ” tất cả về chủ đề đó cả (Quy luật Nhị Nguyên và Đa nguyên).
Nếu không có tiền mua nhiều sách thì có thể lên mạng tìm chủ đề đó và đọc một lượt hết 10-20 trang web đầu tiên. Xem hàng chục video về chủ đề đó.
Đến khi nào hiểu sâu sắc và vận dụng được thì thôi. Quan trọng nhất hãy nhớ ghi chép lại nhé. (Cảm ơn Web5ngay và thầy Aloha Tuấn đã chỉ dạy cho em cách này)
Bạn có thể tham gia vào một cộng đồng mà ở đó có nhiều người cùng tâm thức với bạn, nói chuyện với nhiều người giỏi hơn bạn, để bạn có thể học hỏi tốt hơn.
Muốn tiếp thu nhanh chóng cần một trí sáng và tâm an. Hãy thường xuyên thiền định loại bỏ tạp niệm.
Quan sát “ảo ảnh” (những suy nghĩ) trong sự tĩnh lặng. Thường xuyên làm như vậy ta sẽ loại bỏ được dần những tạp niệm trong tâm trí.
Từ đó nội tâm sẽ trở nên trống rỗng về tĩnh lặng. Lúc này sự bình an và an lạc trong tâm sẽ mở ra một trí tuệ sáng suốt cho bất kì việc gì.
Nói về loại bỏ tạp niệm, ngoài thiền định ra thì còn có cách khác là nhận ra những gì được suy nghĩ trong đầu và viết xuống. Mục đích của việc làm này là giúp “Trí sáng” và “Tâm an”. Viết hết tất cả ý nghĩ đó xuống và hiểu được rằng “ Đó là suy nghĩ của ta, chứ không phải là ta”.
Đọc sách không nhất thiết phải thành công. Chúng ta có thể đọc sách để trải nghiệm một cuộc sống khác. Nhưng điều này không có nghĩa có thể đọc sách mà không có định hướng và chẳng phát triển tí nào.
Có 3 cách để đạt được sự rung động trong tâm thức thăng hoa lên một cách nhanh chóng : 1 là thiền định. 2 là gia nhập cộng đồng rung động năng lượng mà bạn muốn trở thành. 3 là hãy đọc nhiều sách về điều mà bạn muốn trở thành.
Nếu không có đam mê thì hãy học cách tạo ra đam mê. Chỉ cần theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Cách để tạo ra đam mê là hãy dùng công thức “Nạp năng lượng cho hiện hữu”. Cách này nó không chỉ tạo ra “Đam mê” mà còn tạo ra cả “Khát vọng” và “Niềm tin”.
Đọc cuốn sách nào đó nên note lại những key ( từ khóa ) vào cuốn sổ thông thái. Việc này sẽ giúp ta đạt cấp độ “thấu hiểu” hơn nhờ vào sách.
Sự thấu hiểu nhanh đến đâu trong quá trình đọc sách phụ thuộc vào chất lượng và số lượng câu hỏi mà ta đặt ra. Quá trình đọc sách chỉ là quá trình đi tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó mà thôi.
Tổng hợp tất cả những gì đã học vào cuốn sổ thông thái ( có thể có nhiều cuốn, mỗi cuốn chỉ ghi một chủ đề ) . Bạn hãy đọc cuốn sổ thông thái đó đến khi nào bạn “là như vậy”, bạn là cuốn sổ thông thái đấy. Bạn sẽ không bao giờ “tốn thời gian” cho việc đọc nó.
Dành 5-10p để nghĩ về những checklish (Danh sách những việc sẽ làm) trong ngày. Chắc chắn bạn sẽ hoàn thành nó.
Đừng phung phí thời gian cho việc “đọc quá nhiều” hay “biết quá nhiều thứ” nếu chúng không thiết thực với bạn, bạn không vận dụng được thì dù hay đến đâu nó cũng vô dụng.
Hãy tìm hiểu về Tâm linh và Thiền định. Nó sẽ giúp bạn an lạc hơn rất nhiều.
Để có thể ngày càng thâm hậu trong việc đọc sách và tiếp thu kiến thức một cách siêu việt, thì bạn nên học cách tọa thiền và nhập định.
thiền định
thiền định
Đừng tìm kiếm kinh nghiệm nữa, kinh nghiệm đã có sẵn rồi mà. Bạn chỉ việc học hỏi theo thôi . Bạn chỉ có 100 năm trong cõi này thì làm sau có kinh nghiệm bằng ông cha trải qua nhiều đời đúc kết lại hàng nghìn năm. (Lưu ý phải thử xem có phù hợp với bạn không ?)
Việc đọc bất kì cuốn sách nào đó đều bổ trợ cho nhận thức của chính mình. Đừng “rập khuôn” theo sách mà hãy linh hoạ, uyển chuyển biến thành “cái hiểu” của ta. Tùy biến sang dạng phù hợp với chính mình và cuộc sống của mình.
“Chỉ có yêu thương đối thủ mới đứng được trên vai đối thủ. Sáng tạo dựa trên nền tảng của đối thủ là sáng tạo khôn ngoan nhất”.
Cách chọn sách:
Phải tự hỏi chính mình cần điều thì trong hiện tại, sau đó liệt kê ra điều cần nhất. Chọn sách liên quan đến chủ đề đó.Không cần bận tâm đến tác giả là ai, có thành tựu gì, mà chỉ quan tâm đến sách đó dạy cho ta những gì “ngay lúc này”. Chọn cho tinh không cốt lấy nhiều (Hãy chọn sách thật kỹ, đừng chọn đại một đống sách để lấy số lượng). Tìm đọc những sách có giá trị và có ích cho bản thân. Chọn sách phải có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.
Các giai đoạn giúp cho việc đọc sách: Giai đoạn một :
Trước khi đọc sách: lúc này tinh thần phải thoải mái, không căng thẳng. Không được nằm đọc hay ngồi dựa vào ghế sofa (lưng sẽ cong, dẫn đến đau lưng vào thiếu máu lên não). Tránh ồn ào và làm phiền người khác trong lúc đọc sách và nên tập trung tối đa trong thời gian này.
Mở nhạc sóng não để hổ trợ cho việc đọc sách được tốt hơn. Tinh thần và tâm trạng phải thật thoải mái khi đọc sách, không căng thẳng, không mệt mỏi( Không mong cầu, không tức giận, không căng thẳng...).
Nếu gặp tinh thần và tâm trạng như thế thì không nên đọc sách. Vì lúc này sẽ không thể hấp thu trọn vẹn tinh hoa tri thức nhân loại. Tiếp theo là tư thế ngồi đọc phải lưng thẳng, chân để xuống sàn nhà, không dựa vào ghế. Môi trường phải có đầy đủ ánh sáng. Bạn cần có một cái bàn để trên đó một bên là quyển sách đang đọc, một bên là quyển sổ thông thái.
Giai đoạn hai :
-Trong khi đọc sách: Điều thứ nhất là sử dụng ba câu hỏi quan trọng và chủ lực trong việc đưa ngay một cuốn sách ra cấp độ thứ 3 của nhận thức. (Cấp độ vận dụng và “là như vậy”)
Câu hỏi thứ nhất: Là gì?
Câu hỏi thứ hai: Ý nghĩa của điều đó như thế nào? Và tại sao chúng ta phải làm như vậy?
Câu hỏi thứ ba: Mình đã vận dụng được điều đó chưa? Mình đã vận dụng được “rất giỏi” chưa?
Điều thứ hai là tìm nhanh các câu trả lời cho câu hỏi mà mình đã đặt ra. Điều thứ ba là ghi xuống những việc cần “Hành động ngay”, một khi thấu hiểu được một điều gì đó từ sách.( Nên ghi vào quyển sổ thông thái ).
Giai đoạn 3
Quá trình ôn luyện:
Xem lại “Cuốn sổ thông thái” sau 24 giờ học. Xem lại vào ngày cuối tuần đó. Xem lại vào chủ nhật cuối tháng đó. (nên dành cả ngày đó để xem lại) Nên xem lại tất cả cuốn sổ thông thái vào nữa năm. Việc ôn lại sẽ giúp bạn nhớ suốt đời tất cả những gì mà bạn đã học. Lưu ý nếu không ôn lại, mọi thứ bạn học được sẽ trở nên vô nghĩa. Vì bạn sẽ quên nó, sau 48 giờ.
“Cái nhanh” tức là “Sự hiểu” còn “Hiệu quả” tức là “Sự vận dụng”.
Kỹ thuật đọc sách siêu tốc là kỹ thuật bước nhảy ( được một lúc 4 từ, 6 từ đến 8 đến 12 từ thì chuyển sang kỹ thuật đường thẳng). Kỹ thuật đường thẳng là một kỹ thuật khó hơn một chút, và cần thời gian để rèn luyện.
Khi thành thạo rồi thì việc đọc bây giờ trở thành “tiềm thức” giúp bạn liếc mắt rất nhanh và dễ dàng đạt được sự “thấu hiểu” dễ dàng khi đọc qua bất cứ cuốn tài liệu nào, cũng như đạt được tốc độ vận dung cực nhanh.
Ở cấp độ này bạn phải đọc rất rất nhiều sách rồi và đã có những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống. (Bạn có thể lên Google tìm hiểu rõ hai kỹ thuật này)
Nếu chán nản và gặp khó khăn trong cuộc sống mà không biết “Thiền định và dọn rác tâm thức” thì hãy tìm đọc những câu chuyện thực tế của những người nổi tiếng, xem họ từ đầu cố gắng như thế nào, để “lấy lại tinh thần”.
Không có cuốn sách nào hay nhất đối với chính bạn trừ hai cuốn đó là cuốn sổ nhật kí và cuốn sổ thông thái.
Sự khác nhau của viết nhật ký và viết sổ thông thái là cuốn sổ thông thái ghi lại những tinh túy đã học, những kinh nghiệm, những kỹ năng,...vv
Còn sổ nhật ký là ghi lại những trải nghiệm, những cảm xúc, lối tư duy trong cuộc sống.
Đọc sách cột yếu là để cho mình, để giúp mình, chứ không phải vì người khác. Do vậy chúng ta chỉ quan tâm “Là nó giúp được gì cho mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Còn lại đừng có bận tâm”.
Sách bao gồm 20% là kiến thức còn lại 80% là lý giải cho 20% đó. Khi đọc phải biết lượt bỏ những điều ấy.
Áp dụng cả 4 quy luật.( Nhân quả, Hấp dẫn, Lượng đủ chất đổi, Nhị nguyên và Đa nguyên ). Mọi hoạt động, sinh hoạt, kiến thức, các nguyên lý phát triển bản thân, phát triển tâm thức, phát triển trí tuệ,...vv Sẽ vận hành theo các quy luật thuộc về vũ trụ.
Công thức “nạp năng lượng hiện hữu” là dựa theo “Quy luật Lượng đủ chất đổi”.
Nếu không biết chọn sách mình thích thì hãy chọn sách dạy kỹ năng mình dỡ nhất.
Đừng đọc sách mới khi vẫn chưa đọc xong cuốn sách cũ.
Hãy cho não nghĩ ngơi mỗi 45-60 phút hoặc khi đọc xong một quyển sách. Chủ yếu để não có thể sắp xếp thông tin và thư giãn.
Thà không biết còn hơn hiểu sai. Nhưng dù có thất bại thì đó cũng là bài học quý giá nhất, để bổ sung vào “Cuốn sổ thông thái”.
Hãy cố gắng quay video giảng dạy về nội dung mà mình vừa học được. Điều này giúp cho mình hiểu rất rõ cái mình vừa học. (Có thể không công khai)
Tưởng tượng việc mình sẽ hành động trên những gì vừa học trong sách.
D.I. Mendeleev nói: “Ý nghĩ không được ghi chép lại chỉ là một kho báu bị giấu biệt”.
Không nên xác định “Rãnh sẽ đọc” vì bạn sẽ không bao giờ thực sự rãnh.
Chỉ nên nghe nhạc sóng não hoặc không nghe gì. Vì những nhạc không lời hoặc có lời sẽ khiến não bạn phải phân tích nó.
Nếu trong lúc đọc mà xuất hiện những câu hỏi trong đầu. Thì đừng ngại viết ra, mục đích để có thể hiểu sâu sắc về phần đấy.
Sau một lượt phiêu lưu trong quyển sách mà mình thích. Thì bạn có thể viết ra cảm nghĩ của mình về chuyến phiêu lưu vừa rồi. Nó sẽ giúp bạn ghi nhớ hơn và có cái nhìn nhiều mặt hơn.
Học xong kiến thức nào đó bạn có thể thảo luận cùng bạn bè để cả hai cùng trao đổi suy nghĩ, lối tư duy. Từ đó giúp cả hai càng phát triển hơn.
Khi đọc xong một quyển sách, bạn có thể đọc lại mục lục thêm lần nữa. Mục đích để ôn lại những gì đã học dựa theo tiêu đề từng phần ghi ở mục lục.
Nhằm người tiếc nuối vẻ đẹp của sách mà quên đi sự xuất hiện của sách dùng để làm gì.
Những quyển sách mà bạn không thích bạn có thể dừng đọc. Hoặc bạn có thể đọc một lần để chỉ cần tổng hợp sắp xếp lại những kiến thức mình đọc được mà thôi.
Sách giúp mình suy nghĩ, chỉ cho mình khỏi phải tốn công tìm kiếm một điều gì mà người khác đã tìm ra được trước mình. Điều đó bớt cho ta một sự phí công vô ích.
Jules Payot nói: “Nếu cho tôi được sống lại cuộc đời của tôi, tôi tự thệ trong lúc trẻ tuổi, chỉ đọc ròng sách hay, do những bực vĩ nhân trong tư tưởng giới viết ra thôi. Tôi đã mua rất đắt cái kinh nghiệm đã qua của tôi khi còn nhỏ, đã làm phung phí sức lực của tôi rất vô lối vì những tác phẩm vô giá trị. Nếu anh em muốn có một tương lai tốt đẹp về tinh thần, hãy nghe theo tôi, đừng bao giờ đọc sách nhảm…”