chủ nhật, ngày 09 tháng 06 năm 2019.
hôm nay mình viết bài ngắn thôi về 4 vấn đề (mình nghĩ là) quan trọng & cốt lõi trong quá trình làm phim mà một vài người làm phim Vietnam mình biết hay gặp, so với quan điểm của masters/những bậc thầy của điện ảnh thế giới.
sẵn tiện mở đầu câu chuyện giới thiệu với mọi người phong cách làm phim của YORGOS LANTHIMOS - đạo diễn người Hy Lạp cực dị cực cá tính với 6 đề cử Cannes & 4 đề cử Oscar với các cực phẩm Dogtooth (2009), The Lobster (2015), The Killing of Sacred Deer (2017) & The Favourite (2018).
___
Mình chỉ đang viết về một vài người làm phim mình biết thôi, ngoài kia vẫn có những đạo diễn đoàn phim Vietnam cấp tiến hơn, thay đổi rất nhiều, thậm chí rất giỏi.
Bài viết có thể sẽ nông cạn vì nó chỉ là góc nhìn cá nhân của mình, nhưng mong là không bổ ngang cũng bổ dọc, có thể đưa đến vài thông tin cần thiết, một xíu cảm hứng cho những ai muốn tò mò học thêm điều gì đó, hiểu hơn về cách tư duy của masters, tìm đc cách tiếp cận phù hợp của riêng mình về filmmaking. Những ai biết rồi thì ôn lại, đường đi nhiều mới thành bản năng được mà. ^^
___

Andrei Tarkovskij từng nói trong sự kiện Thieves of Cinema/Những kẻ trộm điện ảnh 1982:
“Có hai loại đạo diễn điện ảnh, một dạng cứ khăng khăng tìm cách tả thực lại thế giới mà họ đang sống, dạng còn lại thì tìm cách tạo ra thế giới của riêng mình. Và dạng thứ hai bao gồm những thiên tài, nhà thơ vĩ đại của điện ảnh thế giới: Bresson, Dovzenko, Mizoguchi, Bergman, Buñuel and Kurosawa..”, và trong modern cinema, Yorgos Lanthimos cũng thuộc dạng đạo diễn thứ hai như vậy.
Có một nguyên tắc cực cực quan trọng trong các kịch bản nước ta: mỗi nhân vật trong screenplay/kịch bản đều phải có backstory (những chuyện xảy ra với nhân vật trước thời điểm phim bắt đầu), vì nó sẽ phần nào sẽ xuất hiện trở lại trong phim (có thể thông qua lời thoại hay flashback) để giải thích hầu hết hành động, quyết định nhân vật trong phim.
Nhưng có một funfact về Yorgos là các nhân vật trong phim của ổng đều không hề có backstory. Quan điểm về nhân vật của ổng kiểu "nè nè tui đưa mấy người kịch bản nè, nhân vật mấy người có nhiu đó đó, kịch bản sao nó vậy á đừng hỏi tui gì thêm nữa tui mệt lắm“. =)))))
Bởi mới thấy, khi làm phim thì chẳng bao giờ có đúng hay sai cả, mỗi người mỗi kiểu. Tất cả rules/quy tắc đều ở đó, nhưng cũng sẵn sàng để break rules/vượt rào (và hãy biết tại sao mình cần break rules).
Như Martin Scorsese khuyên aspiring filmmakers/các nhà làm phim trẻ trong Masterclass: “Làm phim chẳng có creative process/quy trình sáng tạo nào chuẩn hết, cũng chẳng có SGK làm phim nào đủ chuẩn để dạy tới đây phải vầy tới đó phải vậy. Mỗi người đều có một process riêng cho mình, dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, quan điểm.. của chính họ.” Vậy nên đừng nghe những người làm phim bảo thủ lúc nào cũng “phải thế này phải thế kia phải 3 góc toàn trung cận”. Hãy tin chính mình, hãy tìm cách làm sao để hiệu quả nhất, kể chuyện tốt nhất, cảm xúc phim đậm đặc nhất có thể - là phim có chất rồi.
Marty cũng nói thêm, thậm chí khi bạn đã chuẩn bị mọi thứ từ shotlist, storyboard, rehearse kỹ với diễn viên.. thì khi onset, bạn phải đón nhận những improvise/ứng biến của diễn viên, trân trọng các biến cố xảy ra trên set, vì những biến cố đó xảy ra là khi kịch bản của bạn đang thực sự trở mình thành một cuộc đời thật, sống động ngay trước mắt. Hãy xem xét để đem nó vào phim!
Mình nhớ có lần onset phim Vietnam, có cảnh cô diễn viên đang vào vai một nhân vật đang bối rối, lo lắng cho người chồng đang gặp chuyện. Cô với tay lấy ly nước uống nhưng lỡ tay làm ly nước vỡ. Đạo diễn hô CUT! Đổi ly nước khác, reset, quay lại take khác. Mình đứng ngoài chỉ nghĩ, ủa, cái bất cẩn đó.. nó hợp lý mà, ít nhất là trong trường hợp nhân vật đang hoảng loạn, tâm trí lúc nào cũng nghĩ tới an toàn của chồng thì việc làm vỡ ly nước nó càng thể hiện mạnh hơn cảm xúc bối rối lo lắng trong cô hơn chứ. Nhưng tiếc làm sao, đạo diễn người ta muốn PHẢI chuẩn đét kịch bản cơ.
“Embrace improv/mistakes to bring your screenplay to life/Hãy trân trọng những biến cố ứng biến trên set để biến kịch bản của bạn thành cuộc đời thật.”
____
Ở trên, mình có nhắc đến việc phim ta thường ưa giải thích - tức mọi hành động trong phim đều cần phải logic, có lý do rõ ràng, nếu không khán giả sẽ bị “khó hiểu”. Vậy nên phim Vietnam rất chuộng flashback ưng lời thoại cầu kỳ cốt giải thích mọi thứ: những gì tao làm là vì vầy vầy vầy vầy vầy nè (dù hổng ai hỏi hết). Cuộc đời có những chuyện xảy ra thậm chí chúng ta chẳng thể giải thích nổi tại sao, do đâu, vậy thì cớ gì trong phim ảnh (thứ để phản ánh cuộc đời này) mọi thứ phải logic với nhau 100% chứ.
Mình muốn ý kiến thêm, nhưng thôi để người lớn phát biểu thì hay hơn - một cây đại thụ khổng lồ của điện ảnh thế giới, người mà George Lucas, Steven Spielberg, Martin Scorsese gọi là master của mình, và cũng là người cuối cùng Andrei Tarkovskij nhắc tới ở đầu bài viết.
“There can be no bright future for those who are ready to explain everything about their own film/Chẳng có tương lai nào cho những đạo diễn lúc nào cũng giải thích mọi thứ về phim của họ hết.”
—Akira Kurosawa
____
Trở lại, xem phim chứng kiến các nhân vật kỳ cục và sống trong thế giới cục xúc của Lanthimos là một trải nghiệm điện ảnh lạ lùng và rợn gai óc nhất trong năm của mình. Thô kệch. Cục xúc. Cực đoan. Nhưng rất thật. Rất đời.
Một đạo diễn Hy Lạp, rất cá tính, lì & lồng lộn trong việc làm phim. Ổng không bao giờ thoả hiệp. Ổng muốn làm phim, và chỉ muốn làm với trọn vẹn 100% vision/tầm nhìn của mình ngay từ tiền kỳ tới hậu kỳ mà không muốn bất cứ ai (producer/nhà sản xuất hay financier/nhà đầu tư) can thiệp vào final cut của mình.
Quan điểm ảnh rất đơn giản: hoặc đầu tư và để tui mần phim, còn muốn xớ rớ vô đoạn này scene kia thì dẹp, bye.
Và kết quả. Chẳng studio/financier nào ngó, Lanthimos cứ tự lực cánh sinh thôi. Ổng đi bào commercial quảng cáo nhỏ nhỏ tích góp tự làm bộ phim của mình. Bộ phim thứ 3 của ổng, Dogtooth (2009) - 8 năm sau bộ phim debut/đầu tay - ra đời với chỉ vỏn vẹn 25.000 EUR (~ 600 triệu VND) với một ekip làm không công - nhưng cực chuyên nghiệp - vô cùng tôn trọng tầm nhìn, phong cách làm phim kỳ cục lạ đời của anh đạo diễn.
Kết quả? Dogtooth trở thành quả bom - một phát hiện mới một tài năng mới tại LHP Cannes 2009, giành luôn Un Certain Regard năm đó, sau đó vài tháng thì được đề cử Oscar 2011 cho Best Foreign Language Film!!
_____
Vậy phong cách của ảnh là gì?
Mình hãy nói về cách ảnh tuyển chọn diễn viên, ảnh sẽ chỉ yêu cầu 2 thứ: thứ 1 xem phim anh chưa, chưa coi xách dép đi về khỏi casting, hoặc coi rồi mà hổng khoái thì cũng đi về luôn.
Thứ 2, ảnh chẳng bao giờ muốn phân tích phân tét gì về kịch bản hết, đặc biệt với diễn viên. Trong một buổi phỏng vấn, ảnh nói cách làm việc với diễn viên: “Anh đọc kịch bản rồi đúng không, nó viết sao thì nó vậy á, và anh biết nhiêu thì tui cũng biết nhiêu đó thôi. Không có mấy thứ như background/backstory nhân vật đâu. Tại sao tui viết cái kịch bản kỳ cục này á? Tui thích thì tui viết thôi. Anh đọc nó rồi, giờ hoặc là mình làm, hoặc không. Đừng hỏi nhiều tui mệt lắm. :)" Nhưng ổng biết rõ tại sao cần phải như thế. Cơ bản là bàn nhiều quá diễn viên sẽ thành “ý thức” được những gì mình diễn, vậy nên tốt nhất đừng bàn, cứ lên set và chờ diễn viên làm mình ngạc nhiên thôi. Nhưng phương pháp này cần phải đi với một cái may mắn cái là, dàn cast cần phải rất chuẩn, rất chuyên nghiệp. Và chúng ta có Nicole Kidman & Colin Farrell & màn performance xuất thần của Barry Keoghan.
Ổng thẳng băng với diễn viên ở pre-production dị thôi chứ trên set ảnh cũng.. y chang vậy luôn. Chẳng nói gì quá nhiều, cũng chẳng thèm thị phạm. Một khi đã chọn được diễn viên, ảnh sẽ vô cùng tôn trọng họ và để họ thoải mái lẫn tự do hết mức trong diễn xuất, có thể hoàn toàn improvise. Chỉ có 2 điều ảnh muốn trên set:
- thứ 1 kiểm soát "the right volume, tone, speed" (cái này không biết dịch sao cho đúng, có thể hiểu sương sương là mức độ diễn sâu, tông diễn và nhịp diễn) kiểu "nhẹ lại xíu em", “nhịp nhanh hơn chút”, ”sang lên em", “giận dữ hơn nữa”..
- và thứ 2, với những thứ có sẵn trên set - hãy bay đi. Try try & try things/thử thử & thử làm thế này thế kia thế nọ. “Em thử diễn cách khác xem, thử cảm xúc khác xem”, cinematographer thử đánh đèn khác đi xem, thử góc này xem.
Ảnh thích sáng tạo trên set. Quan điểm của ổng như mình đã nói ở trên, giống như Marty: Try things & “embrace improv/mistakes to bring your screenplay to life”.
Đây đặc biệt là điều rất nhiều masters thường làm, dựa trên những thứ đang có họ muốn thử, họ tin vào instinct/bản năng của họ trên set, họ cảm nhận đó là đúng thì họ sẽ quay, sai thì họ thử cách khác, và cả ekip sẽ theo họ, quá trình làm phim “không phải lúc nào tui cũng biết rõ thứ mình muốn, nhưng tui biết rõ cái mà tui không muốn” (Stanley Kubrick), mà là cả một hành trình trial & error/thử và sai, thử và sai.

Một vài ekip mình biết thường hay "vui vẻ" nhưng hơi quạu khi đạo diễn improvise hay sáng tạo onset. Quentin Tarantino từng nói về phim đầu tay Reservoir Dogs của mình: "Tui biết tất cả mọi người ở đây đều giỏi hơn tui về chuyên môn. Nhưng tui là người hiểu câu chuyện này nhất". Ekip cần hiểu & tin đạo diễn có tầm nhìn riêng và là người hiểu nhất câu chuyện họ muốn kể, và support đạo diễn hết mức.
Nhưng đôi khi cũng có trường hợp ngay trên set chính đạo diễn cũng chưa BIẾT câu chuyện nó sẽ diễn ra như nào, họ vẫn đang tìm nó khám phá nó ngay ở trên set, đừng lạ chuyện đạo diễn đôi khi bị bí ngô onset.

Pawel Pawlikovksi (với 2 đề cử Oscar Best Foreign Language Film/Phim nước ngoài hay nhất, 1 đề cử Best Director/Đạo diễn xuất sắc nhất và winner Best Director ở Cannes cùng năm 2018) thậm chí có lúc cảm thấy những thứ mình quay mấy bữa rày hơi sai sai, và không biết mình đang làm cại mịe gì nữa ngay cả khi đã quay được nửa phim rồi. Hoàn toàn bế tắc ngay trên set nhưng sau đó ông tìm được nguồn cảm hứng và hoàn thành bộ phim, và chúng ta vẫn có những Ida & Cold War kinh điển.
Chuyện đạo diễn bị bí ngô onset là chuyện thường ở huyện kể cả với những đạo diễn auteur. Với họ (Andrei, Marty..) phim giống cuộc đời, mà đời thì mình đâu biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nên phim cũng y vậy. Kịch bản chỉ là ref/tham khảo, vì kịch bản là vậy (là người tính) nhưng đùng, onset hàng trăm vấn đề xảy ra ngoài dự tính (là trời tính). Lúc đó người đạo diễn phải ứng biến làm sao để embrace improv/problem/mistake đó, chộp lấy thời cơ đó, biến cố đó để tạo bất ngờ cho khán giả, miễn instinct/bản năng ổng thấy nó đúng/phù hợp với câu chuyện ổng muốn kể) thì cứ quay ứng biến theo biến cố đó thôi.
Gặp quài luôn. Nhưng có một trường hợp ngoại lệ lạ lùng: ông kẹ Noah Baumbach. Noah làm chính xác 99.9% từng chữ trên kịch bản ổng viết, từng cái thở, từng hành động, từng nhịp pause/dừng. Ổng biết quá rõ mình muốn gì và ổng vẫn thành công, phim ổng vẫn tuyệt vời xuất sắc nghẹn ngào xúc cảm. Click Scarlett Johansson & Adam Driver's Argument Scene from 'Marriage Story' (2019) để xem một đoạn cao trào trong phim The Marriage Story ở dưới, kèm với kịch bản để tiện so sánh. Đỉnh cao. :)))
Vậy mới thấy, củng cố thêm quan điểm “everyone has their own filmmaking process/ai ai cũng có quy trình riêng của mình” (Marty) lần nữa. Làm phim không nên "cảnh này PHẢI như này", "cảnh này PHẢI toàn nha", "xíu này phải quay đặc tả nha".. Nghề này về cơ bản mang tính nghệ thuật, mà nghệ thuật thì tính cá nhân rất cao (“most personal is most creative”) nên chẳng ai giống ai, creative process mỗi người mỗi khác, "mỗi người một vẻ" thì mới "mười phân vẹn mười" được!
_____
Lời cuối, mình cứ nói tới nói lui lại về vấn đề này vì mình từng thấy một vài film crew & đạo diễn Vietnam rất trung thành với kịch bản, kịch bản viết sao là phải vậy. Thoại là phải đúng từng chữ. Cười nhếch môi là phải đúng cười môi nhếch. Cảnh nắng mà trời mưa là nhất định không quay (mặc dù đôi lúc nó hợp lý, hỗ trợ được cho cảm xúc của scene). Đánh đèn là phải sáng trưng mọi ngóc ngách, còn high contrast thì phải sáng nửa mặt tối nửa mặt. Mình không nói chúng ta sai, nhưng có phải chúng ta quá nguyên tắc? Tất cả là PHẢI theo quy tắc, theo SGK, hay vì thế giới người ta làm vậy nên mình PHẢI vậy. PHẢI PHẢI PHẢI PHẢI PHẢI PHẢI PHẢI PHẢI QUẦN QUÈ GÌ CŨNG PHẢI PHẢI PHẢI PHẢI.
Chúng ta không sẵn sàng để thay đổi ứng biến mọi lúc mọi nơi.Chúng ta từ chối khám phá câu chuyện sâu hơn nữa.Chúng ta phản đối việc mang cho kịch bản hơi thở của cuộc sống.Chúng ta không cho nhân vật bước từ giấy ra đời thật mà ép nó cười gượng nói suông như một con rối không hồn.Chúng ta không muốn làm phim, chúng ta chỉ muốn dựng một vở kịch để kiếm tiền (mà cũng đúng, ai chẳng mê tiền).
Bài viết này không khuyến khích bắt chước cách làm của những bậc thầy xem họ làm gì, mà để ta ngẫm cách họ tư duy, quan điểm, suy nghĩ như nào, và họ làm vậy (quan trọng là) ĐỂ LÀM GÌ. Từ đó liên hệ bản thân, tự mình đặt câu hỏi, tìm ra các riêng của mình, cái đặc trưng của mình.
Mình nghĩ nó là cốt lõi, cực cực kỳ quan trọng trong nghiệp filmmaking của mỗi người, nên phải quần đi quần lại mới hằn sâu vào mindset được. Tóm lại:
1. “Embrace problem/improv/mistakes to bring your screenplay to life/Hãy trân trọng những biến cố trên set để biến kịch bản của bạn thành cuộc đời thật”. Nhưng trừ ông Noah Baumbach, vậy nên có điều thứ 2.
2. “Everyone has their own filmmaking process/Ai ai cũng có quy trình làm phim riêng của chính mình”. Không nên follow/theo ai hết, hãy tự tìm ra process riêng của mình.
3. “There can be no bright future for those who are ready to explain everything about their own film/Chẳng có tương lai sáng lạng nào cho những đạo diễn lúc nào cũng giải thích mọi thứ về phim của họ.”
4. Điều quan trọng nhất trong bộ phim là cảm giác, cảm giác & cảm giác (David Fincher, Robert Bresson). Và vì mục tiêu tối thượng là cảm giác, ta cần có storytelling riêng, cần nhân vật xịn, cần concept & theme thống nhất.  
Xin hết. Hy vọng chúng ta sẽ có Palme d'Or, có Oscar sớm thôi. ^^
Buổi tối dui dẻ! :)
K.
____
REFERENCE:  
Martin Scorsese on the Importance of Visual Literacy - YouTube
Reservoir Dogs: Breaking Down Quentin Tarantino's Masterpiece - IFH
Paweł Pawlikowski on Ida’s journey from script to film | The Guardian
Scarlett Johansson & Adam Driver's Argument Scene from 'Marriage Story' (2019)
TARKOVSKY - Masterclass with Andrei Tarkovsky: Cinema Is a Mosaic Made of Time • Cinephilia & Beyond
Akira Kurosawa on watching ‘Solaris’ with Andrei Tarkovsky • Cinephilia & Beyond
How Yorgos Lanthimos Cast Nicole Kidman for ‘Killing of a Sacred Deer’ | IndieWire
'The Killing of a Sacred Deer': A Q&A With Yorgos Lanthimos - The Atlantic
Stanley Kubrick - IMDb
Watch David Fincher Talk His Career, Alien 3, and More in 25-Minute Interview | Collider
____
P/s: Tối qua vừa xem lại Seven Samurai, như ngập trong vũ trụ điện ảnh bác già Kurosawa mãi không trồi lên nổi. Idol lòng em mần phim nào cũng đỉnh trơnn huhuhu. George Lucas có nói vui: “Mỗi đạo diễn bậc thầy chỉ cần làm 1 tuyệt tác là đủ cho đời làm phim, nhưng Kurosawa mần một phát 8 tuyệt tác.” =)))))
P/s 2: Cũng tối qua, xong Seven Samurai mới 1am còn sớm quá nên bật Paths of Glory lại xem thêm lần nữa. Chỉ 2 scenes đầu thôi là rùng mình với Kubrick rồi.
- Một scene đối thoại đơn giản 1-1 giữa 2 tướng quân mà cực cực kỳ hấp dẫn, mise-en-scene của Kubrick phải nói là bậc ông nội của thầy. Link: Paths of Glory (1957) - We just might do it - YouTube.

Scene thứ 2 là đoạn đi tuần của tướng quân ở chiến trường, chỉ với one shot duy nhất, tuyệt vời. À, đây cũng là inspiration của 1917 á, ai thích 1917 thì xem thử. Link: Paths of Glory - A Stroll Through the Trenches - YouTube


Hai scenes thôi là đủ cuốn các bé cinephile vào phim ngọt ơ.