So với số đông phim Việt Nam hiện giờ. Đây là bộ phim trong rất nhiều phim Việt mình từng xem mà nó lưu lại trong trí nhớ sâu sắc đến vậy. Không phải một bữa tiệc về âm thanh, màu sắc, hay từng khung hình ướm màu "hiện đại". Chính nội dung và những xúc cảm là những điều còn đọng lại, đơn sơ và mộc mạc.
Người ta hay dùng "Vật đổi sao dời" trong một số ngữ cảnh:
Dù vật đổi sao dời, mình vẫn ở đây với cậu! 
Dù vật đổi sao dời, tình anh vẫn trọn kiếp bên em!
"Vật đổi sao dời" ý chỉ một sự thay đôi - chuyển động của vạn vật, từ những sự vật trong tầm với cho đến những vì sao xa xăm mãi tít trên cao. Sự thật con người chúng ta quá đổi nhỏ bé trước thời gian. Trước dòng xoay chuyển như thác đổ.
Nhưng "Vật đổi sao dời" trong bộ phim có lẽ cũng không làm thay đổi được cái tình yêu chớm nở nhưng vĩnh hằng của hai kẻ cô đơn.
Huy, đội lốt cái danh "Kiến trúc sư từ Mỹ", nhưng thật ra chỉ là một thợ chụp ảnh, ăn vừa no mặc đủ ấm. Anh về Việt Nam chuyến này để cưới vợ, một phụ nữ tên Lan, người mang cái mộng tưởng làm ca sĩ và trở nên giàu có nhờ sự hợp pháp hôn nhân từ Huy. 
Phương, một giáo viên tiểu học, luôn cảm thấy phiền não vì chuyện thúc dục lấy chồng của bố mẹ. Dù vậy nhưng cô vẫn đưa những anh bạn trai "hờ" về quê ra mắt, nhằm yên lòng đấng sinh thành. Sau đó thì đường ai nấy đi.
Hai con người với hai tâm hồn nặng trĩu dối lừa. Nó như một phép ân xá cho cái đoạn kết của cuộc đời. Để những kẻ cô đơn này được là chính mình và một lần thực sự được yêu.
Nội dung xoay quanh tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Còn vài ngày nữa là đám cưới với Lan được tổ chức. Thay vì trở thành một chú rễ "chuẩn mực" thì Huy lại tham gia vào "Lễ độc thân" được người bạn của anh tổ chức. Nhưng có lẽ chính họ cũng không ngờ rằng trò đùa của mình đã thay đổi cả cuộc đời của Huy.

I

Huy nằm mê man trên xe lửa sau cuộc vui nhớ đời
Phương. Mối lương duyên kỳ lạ
Phương và Huy gặp nhau như vậy đó. Huy trông thật ngớ ngẩn với bộ dạng của mình. Còn Phương thì buồn cười vì chuyện đùa của đám bạn anh.
Đã quá muộn!
Chuyện đùa có vẻ như đã kết thúc như dự đoán của hai người bạn. Nhưng họ đã nhầm. Chuyến xe lửa đưa thẳng Huy đến Phan Thiết, chẳng một xu dính túi. Trong khi chỉ vài ngày nữa Huy phải về Sài Gòn gấp, đặng cho kịp đám cưới. Và Phương, đó là người duy nhất chịu giúp Huy trên chuyến tàu.
Đạo diễn kéo hai con người lại gần nhau nhất có thể. Dù rằng có thể sau lần thứ nhất gặp mặt, Phương có thể giúp Huy về Sài Gòn. Những biến cố mua vé tàu, chuyện về làm chàng rễ "hờ" cho Phương, chuyện Phương phải bán đi mái tóc dài của mình để đủ số tiền vé tàu. Cái gì đến cũng sẽ đến, họ có tình cảm với nhau.
Các bạn có thể nói đây là ngoại tình. Vâng, đúng. Mình không biện hộ cho thứ tình cảm đặt sai chỗ như thế này. Nhưng Huy chưa hề yêu người vợ sắp cưới của mình. Tất cả chỉ là cái vỏ bọc kể từ khi Huy đặt chân xuống Sài Gòn. Một vỏ bọc hào nhoáng cho cái cớ cưới vợ, hẳn chỉ là đẹp lòng gia đình xuôi gia. Còn chính bản thân anh, Huy có thực sự muốn như vậy không?

Lan nói:
“Má họa bức tranh lớn làm lễ cưới cho hai đứa đó!”
“Sao?”
“Má họa bức tranh lớn làm lễ cưới cho hai đứa!”
“Chớ không phải hình ổng bả hả?”
“Không!”
“Má muốn hàng xóm má biết con gái má lấy Việt Kiều, khi gặp thì anh phải tỏ vẻ ngạc nhiên đó nghen chưa”
“Ngạc nhiên cỡ vậy được không!” – Mắt như hình 
“Qua Mỹ, em về Cali em ở”
“Thì ở về Virgina cũng được vậy”
“Ở đó thì hát hò cái gì, em muốn thành ca sĩ nổi tiếng mà!”
“Ờm..Qua đó rồi tính nha!”
“Không! Em tính rồi anh khỏi tính!”
“Mà vụ con cái á, nổi tiếng xong mới tính á!”
“Rồi!” 
Chỉ là sự đổi trả. Cái mưu cầu vật chất của Lan và thèm khát tình yêu của Huy. Anh đã đặt niềm tin nhầm chỗ.
Cú điện thoại định mệnh!

II

Trên chuyến xe đò về quê Phương
Huy nói:
“Nè, nếu mà tôi là bạn trai của cô thì…Tôi phải biết tên của cô chứ!”
“Phương”
“Tôi tên là Huy”
“Không phải! Anh thứ hai, tên Hòn”
“Hai Hòn?”
“Tôi nói với ba má tôi vậy”
“Đặt tên kỳ vậy?”
 “Tên vậy nghe mới giống nhà quê chứ”
“Vậy sao tên cô nghe không giống nhà quê?”
“Tại anh chưa nghe tên thiệt của tôi thôi”
“Trước sau gì tôi cũng phải biết mà”
“Thôi!”
“Tôi không có cười đâu”
“Thì tôi nói là Thôi đó!”
“…”
“Má tôi sinh tôi khó quá nên không có dám đẻ nữa. Ba tôi đặt tôi tên Thôi”
“Thôi là thôi đẻ. Vậy còn Hòn là Hòn gì?”
“Hai Hoàng chứ không phải là Hai Hòn”
 
 Phương nói:
 “Tôi nghĩ nếu vợ anh mà biết được anh đã trải qua bao nhiêu cực khổ như vậy, chắc chị sẽ vui lòng lắm”
“Vui hay không thì tôi không biết. Nhưng mà tôi đang lo”
“Tôi hứa là anh sẽ về kịp mà”
“Tôi không lo chuyện đó, tôi lo chuyện khác”
“Chuyện gì nữa?”
“Vợ của tôi nghĩ là…Tôi là một người kiến trúc sư thành công ở bên Mỹ”
“Bộ anh không có thành công hả?”
“Không những không có thành công mà…còn không phải là kiến trúc sư nữa. Tôi chỉ là một người thợ chụp hình bình thường thôi”
“Tại sao anh phải dối chỉ?”
“Mười thằng bạn của tôi về đây hết tám thằng bác sĩ, kĩ sư, ông chủ này, ông chủ kia…Hông lẽ tôi nói tôi là thợ chụp hình, coi sao được. Việt Kiều Mỹ mà!”
“Rồi chừng nào anh mới tính nói thiệt với chỉ?”
“Tôi sợ là…sẽ mất cổ”
“Nếu mà như vậy…chỉ không có yêu anh”
“Cô nghĩ đơn giản quá!”
“Bây giờ anh chứ nói thiệt với chỉ đi, chỉ sẽ yêu anh nhiều hơn cho anh coi!”
“Nếu cổ không yêu tôi thì cổ lấy tôi làm gì?”
“Vậy anh còn đặt câu hỏi này làm gì nữa?”
 
Phương nói:
“Có người suốt đời sống giả dối với mình. Tôi có một ông bác, ổng cưới một người vợ rất là hiền. Tôi cứ tưởng là ổng có một cuộc tình thật là êm đềm, hạnh phúc. Nhưng mà trước khi ổng qua đời, mới thú thật với tôi là: Lúc nào cũng ôm ấp, mơ màng đến một người con gái mà ổng yêu thương vô cùng…Ổng nói số ổng phải vậy”
Phương nói tiếp:
“Tôi thấy tội nghiệp cho ổng quá. Nhưng mà nghĩ lại, ổng có một cái cảm giác mà người khác không thể có được” 

Cả Phương và Huy, có phải họ đã được là chính mình trên chuyến xe đò không? Họ còn chưa biết tên của nhau mãi cho đến khi gặp lại trên chuyến xe, họ thổ lộ những tâm tư thầm kín của mình, mà có lẽ trước đây chẳng ai biết. Huy cuối cùng đã chấp nhận thôi lừa dối bản thân mình. Bắt đầu từ giây phút ấy, khi Phương kể câu chuyện về người bác của mình. Huy chợt thấy hình bóng mình ở đó.
Nhưng đơn đau thay, cả hai đều biết rằng đằng sau mỗi người, những nỗi khổ lập lững vẫn đeo bám. Huy mang cái danh Việt Kiều, nhưng anh chỉ mưu cầu một thứ hạnh phúc giản đơn tựa cái bình yên nơi quê nhà của Phương. Còn cô ấy, đợi chờ một tình yêu đích thực, nhưng “nghĩa tử là nghĩa tận”, hàng năm phải có một chàng rễ “hờ” để chiều lòng đấng sinh thành. Ai cũng khao khát một tình yêu thật sự, nhưng chuyên đời mà, đâu phải những gì chúng ta muốn đều có thể thực hiện được. “Ổng nói số ổng phải vậy”, Phương bình thản nói nhưng có lẽ lòng đắng cay vì cuộc đời bạc bẽo.
Những tâm tư thầm kín
Phương nói:
“Lần đầu tiên tôi tới đây, anh biết tôi nghĩ gì không?”
“Ở đây có cá sấu không hả?”
“Tôi nghĩ là…Tôi sẽ không bao giờ chỉ cho ai cái chỗ này hết, kể cả ba má tôi”
“Mà tôi hỏi cô ở đây có cá sấu không kìa!” 
“Tôi muốn người đầu tiên mà tôi dẫn tới đây, sẽ là người mà tôi yêu trọn đời. Không ngờ lại là anh”
“Cô chưa có yêu ai hả?”
“Chưa biết”
“Anh làm hư chỗ này rồi anh biết không?”
“Sao vậy? Tại tôi xấu quá hả?”
Ngày xưa tôi tới đây nó sẽ không còn yên tĩnh như ngày xưa nữa đâu”

Nơi đây chỉ có anh và em 
Phương nói:
“Anh đang nghĩ gì vậy?”
“Anh đang nghĩ tới cái lúc mình chia tay…Không biết phải nói gì đây”
“Đừng có nghĩ nữa, anh làm mất cái giây phút…”
“Tôi sẽ khó chịu lắm khi không biết phải nói gì”
“Anh đừng có nói gì hết nha. Tôi sợ cái cảnh đó lắm”
“Nhưng đâu có ai tránh được”
“Hay là bây giờ mình nói chia tay trước đi, chút nữa khỏi lo”
“Cũng được! Vĩnh biệt”
“Vĩnh biệt anh”
“Xong!”
“Xong!”
Phút giây thổ lộ tâm tình
Phương gọi điện cho một người bạn – người nhận là Huy đóng vai:

“Reng! Reng! Bắt phôn lên đi!”
“Hê-lô!”
“Mai hả? Phương nè!”
“Ừ. Tôi nè”
“Bồ có rảnh không?”
“Làm gì?”
“Nói chuyện với tôi chút”
“Chuyện gì?”
“Hôm qua tôi tình cờ gặp được một người”
“Con trai phải không?”
“Đàn ông. Già rồi”
“Đâu có già đến mức vậy chứ!”
“Tôi gặp ảnh ở trên xe lửa. Rồi cả ngày hôm nay tụi tôi đi chung với nhau”
“Bộ điên rồi hả!”
“Chắc vậy qua! Mới đầu gặp ảnh, thì tôi ghét ảnh lắm. Còn bây giờ thì…Tôi càng ghét ảnh nhiều hơn”
“Sao vậy?”
….Mất sóng…


Huy gọi điện cho một người bạn – người nhận là Phương đóng vai:

“Hê lô! Dũng! Đứa nào nghe tiếng của tao mà không bắt phôn làm còn chó!”
“A lô! Mày mới từ Việt Nam về hả?”
“Ừa! Mày rảnh không?”
“Rủ tao đi ăn hả?”
“Không! Muốn nói chuyện với mày chút thôi”
“Chuyện gì?”
“Ờ…Đợt này về bên đó, tao mới quen được một người”
“Cái gì!? Mày về bển làm đám cưới mà!”
“Đúng rồi! Ý tao nói là một người khác kìa”
“À…Muốn giới thiệu cho tao chớ gì”
“Con nhỏ coi được không?”
“Mát lắm!”
“Đầy đủ ba vòng hả”
“Cười”
“Tình cờ gặp cổ trên xe lửa á. Sau đó một ngày một đêm, tao sống…hoàn toàn là tao. Không cần phải làm một ông kiến trúc sư gì hết!”
“Ủa? Mày làm kiến trúc sư hồi nào vậy?”
“Mới đầu gặp cổ, tao ghét cổ lắm! Còn bây giờ thì…Tao ước gì tao chưa bao giờ được gặp cổ”
“Tao nghĩ…Cổ cũng nghĩ như mày vậy…”



Ai lái thuyền mơ trôi rất xa
Bâng khuâng se lại tóc mây chiều
Con thuyền lặng lẽ bờ xa thẳm
Biết đến xuân nào khách sang sông
Tác giả: Bảo Long
Những tiếc nuối muộn màng, lỡ trao nhau thương yêu nhưng dặn lòng không nói ra. Chỉ hóa nỗi muộn phiền qua những phút chuyện trò không tên: “Còn bây giờ…Tôi còn ghét ảnh nhiều hơn”, “Còn bây giờ thì…Tao ước gì tao chưa bao giờ được gặp cổ”. Yêu một ai đó, thật cao cả nếu nó vượt khỏi sự vị kỉ bản thân, để nguyện chuốc lấy cái đau khổ này một mình, cho người kia được hạnh phúc.

Phút chia ly
Huy nói:
“Tự nhiên tôi nhớ lại chuyện tình của bác cô. Nếu như mà ổng còn sống thì…Tôi sẽ hỏi ổng một câu”
“…Anh hỏi gì?”
“Tôi sẽ hỏi ổng…Nếu mà được phép đi ngược dòng thời gian, thì ổng có muốn thay đổi điều gì không?”
“Anh sẽ trả lời câu hỏi đó cho ổng”
“Nhưng mà cô gái đó chưa bao giờ nói thương ổng mà!”
“Nếu không thương thì cổ mới nói đó!” 

Tình khúc “Chia Tay Tình Đầu” – Phương Thanh vang lên, dù chẳng nói yêu thương, nhưng trong lòng cả hai đều biết rằng họ đã yêu nhau rồi, tại sao không phải là những phút giây khi họ còn bên nhau, mà lên tại chuyến xe lửa về Sài Gòn, chuyến xe lửa mang Huy về với cuộc sống mà anh chối bỏ, chuyến xe lửa để Phương lại với những ngậm ngùi đắng cay. “Vật đổi sao dời” – những khoảnh khắc dù muốn nắm lấy và yên mãi, nhưng có bao giờ thoát khỏi vòng xoay của thời gian.

III


Huy trở về Sài Gòn, biết rằng mình có thể thay đổi. Tôi đồng ý với đạo diễn Charlie Nguyen khi để Huy nói thật với Lan – cô vợ sắp cưới. Dù rằng sẽ để lại cho Lan một vết thương lòng, sự phản bội, đắng cay hơn là ngay lễ cưới của mình. Nhưng Lan có thực sự yêu Huy không? Hay cô ả chỉ yêu lấy cái danh “Việt Kiều”, cái cuộc sống “trở thành ca sĩ và sống ở Cali”. Liệu đó có phải là tình yêu không? Chúng ta có nên tha thứ cho sự mù quáng của Huy? Tất cả là cảm nhận của mỗi người. Mình xin phép không bàn luận thêm ở đây.
Gặp lại
“Phương!”
“…”
“Thôi!”
“Hai Hoàng!”
“Không. Tôi tên là Huy!”
“Không phải anh đang làm đám cưới sao?”
“Nếu mà đi ngược dòng thời gian, tôi nghĩ bác của cô sẽ thay đổi tất cả!”
“Anh tới đây chỉ nói vậy thôi hả?”
“Còn câu hỏi nữa! Về Mỹ kỳ này, tôi đang đang định mở một lớp dạy trẻ em tiếng việt, tôi rất là cần cô giáo có lương tâm nghề nghiệp. Cô nghĩ sao?”
“Anh trả lương sao?”
“Tệ không tưởng tượng được! Dạy ngày dạy đêm, hai mươi đô một tháng!”
“Tôi bằng lòng!”


Hình ảnh được lấy từ bộ phim Vật Đổi Sao Dời - Charlie Nguyễn
Cảm ơn các bạn đã đọc. Đây chỉ là những cảm nhận hèn mọn của mình về bộ phim. Có sai sót mong các bạn bỏ qua.