Trong những câu chuyện cổ tích, mặc dù đã cả tuổi trẻ của nhân vật, họ phải trải qua biết bao cay đắng, đau khổ, nhưng khi kết chuyện, lời dẫn chuyện thường là “và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau”. Một phản diện sống trong thú vui của hắn trong phần lớn cuộc đời, nhưng sau khi bị chính nghĩa đánh bại hắn phải trả giá cho hành động của mình bằng nhiều hình phạt khác nhau, có thể là cái ché.t hay sự đày đoạ, sự trừng phạt về thể xác hoặc tinh thần. Và vào cuối câu chuyện đó, không ai còn nhắc đến những sự bất mãn mà nhân vật chính đã trải qua, không ai nhớ tới những ngày tháng vui vẻ của nhân vật phản diện. Chúng ta chỉ nói về cái kết của họ.
Một buổi đi du lịch 3 ngày nhàm chán, nhưng buổi tối ngày cuối cùng, cả hội đồng ý chơi board game và rất vui vẻ. Khi đi về, 3 ngày đó bỗng trở thành một buổi đi chơi có ý nghĩa và đáng tiền. Một bộ phim khá ổn, nhưng có thể chỉ vì cái kết lãng xẹt, ta sẽ không recommend bộ đó cho người khác và bảo rằng đó là một bộ phim tệ.
Có vẻ như cái kết chi phối cảm xúc của ta nhiều hơn ta nghĩ, nhưng vì sao lại thế? Đối với tôi, những cái kết tác động đáng kể lên suy nghĩ của ta là vì đó là thứ còn sót lại sau cùng. Ta nhìn cái kết như thứ đại diện cho toàn bộ mọi điều trước đó và như thể mọi điều sẽ luôn là như vậy trong tương lai. Khoảnh khắc câu chuyện chấm dứt, dòng suy nghĩ của ta một lúc sau dành cho nó cũng dừng lại, cố định và gán nhãn cho câu chuyện đó là tuyệt vời, là chán òm hay là đáng thưởng thức. Vì chính bản thân câu chuyện đã kết thúc nên suy tư của ta về nó cũng chấm dứt ư? Hay do ta đã quên những cảm xúc câu chuyện đã mang lại cho ta trước đó? Nhưng những điều đó không quan trọng, vì quan trọng là important. Và important là chúc bạn có một cái kết đẹp. Nếu chẳng may nó không đẹp, hãy nhớ rằng hành trình bạn đã đi qua trước khi biết cái kết là gì cũng tươi đẹp không kém.
Đọc thêm tại
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất